Tuyên bố “ĐCSTQ chưa từng làm 3 việc” của bà Mao Ninh bị vạch trần nói dối

Chia sẻ Facebook
19/02/2023 03:09:43

“Kênh vạch trần dối trá” của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) cách đây vài ngày đã đưa tin và vạch trần “Tuyên bố trên [của bà Mao Ninh] là sai”.

Nhân dịp một năm cuộc chiến Nga – Ukraine, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đến thăm Mỹ vào tuần trước để thảo luận về việc hỗ trợ vũ khí cho Ukraine, đồng thời bày tỏ lo ngại về các hành động quân sự của ĐCSTQ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Bộ Ngoại giao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vặn lại rằng Trung Quốc

“là nước lớn có hồ sơ tốt nhất về các vấn đề hòa bình và an ninh”.

Phát ngôn viên Mao Ninh của ĐCSTQ. (Ảnh cắt từ video)

“Chúng tôi chưa bao giờ xâm lược bất kỳ quốc gia nào, chưa bao giờ tham gia vào các cuộc chiến tranh ủy nhiệm, chưa bao giờ tham gia các hoạt động quân sự trên khắp thế giới và không dùng vũ lực để đe dọa các quốc gia khác.”

Chưa từng xâm lược nước nào?


Theo VOA , trước hết cái gọi là ĐCSTQ chưa bao giờ xâm lược bất kỳ quốc gia nào là sai. Lãnh đạo ĐCSTQ lặp lại tuyên bố này trong một bài phát biểu vào năm 2021. Nhưng sự thật là Trung Quốc đã xâm lược Việt Nam và Ấn Độ.


Ngày 17/2/1979, hàng trăm ngàn quân ĐCSTQ đã vượt qua 600 km biên giới với Việt Nam để “dạy cho Việt Nam một bài học” . Cuộc chiến chỉ kéo dài một tháng. Nhưng hai bên không tiết lộ con số thương vong.

Sự thật về việc Đặng Tiểu Bình đưa quân tiến đánh Việt Nam năm 1979


Trang web Dự án Trung Quốc (The China Project) đưa tin rằng nhà sử học Trần Kim (King Chen) đã ước tính rằng 2 bên đều có khoảng “hơn 25.000 người chết và hơn 30.000 người bị thương” .


Ngoài ra, 3 năm sau khi ĐCSTQ xâm lược Tây Tạng vào năm 1959, ĐCSTQ đã phát động cuộc chiến tranh biên giới kéo dài một tháng với Ấn Độ vào ngày 20/10/1962, đến ngày 21/11 thì ngừng bắn.


Trung Quốc đã chiếm giữ khoảng 39.000 km2 đất ở khu vực Aksai Chin của Ladakh và củng cố quyền kiểm soát khu vực này.


Năm 1967, Bắc Kinh một lần nữa phát động hàng loạt cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ, đến tháng 6/2020, hai bên lại nổ ra xung đột đẫm máu. Xung đột biên giới Trung – Ấn mới nhất xảy ra vào tháng 12/2022.

Chưa bao giờ tham gia vào các cuộc chiến ủy nhiệm?


Bà Mao Ninh nói rằng [ĐCSTQ] “chưa bao giờ tham gia chiến tranh ủy nhiệm”, nhưng sự thật là sau khi ĐCSTQ lên nắm quyền và thành lập chính quyền vào năm 1949, Mao Trạch Đông đã hỗ trợ rất nhiều về quân sự, kinh tế và chính trị cho các đảng cộng sản ở các nước Đông Nam Á .

“Trung Quốc hỗ trợ Khmer Đỏ trong Nội chiến Campuchia từ năm 1970 – 1975. ĐCSTQ là bên ủng hộ chủ chốt duy nhất trong cuộc diệt chủng của chính quyền Dân chủ Campuchia (tức chế độ Khmer Đỏ) từ năm 1975 – 1979.”

Ngọn nguồn của Campuchia và ĐCSTQ cần nói từ Khmer Đỏ


Diep Sophal, tác giả cuốn “Nguyên nhân của cuộc chiến Campuchia”, trong một cuộc phỏng vấn với VOA hồi năm 2019 đã cho biết: “Với sự tài trợ và hỗ trợ từ Bắc Kinh, thời kỳ Pol Pot (lãnh đạo Khmer Đỏ) tràn ngập giết chóc, đói và tàn bạo”.


ĐCSTQ cũng cung cấp viện trợ đáng kể cho Đảng cộng sản miền Bắc Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975, bao gồm vũ khí, đạn dược, cố vấn quân sự và binh lính. Theo cách tương tự như cách Bắc Kinh viện trợ cho Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Tiên từ năm 1950 đến năm 1953.

Chưa bao giờ tham gia vào các hoạt động quân sự trên khắp thế giới?


Tháng 9/2015, lãnh đạo ĐCSTQ Tập Cận Bình đã công khai hứa với Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barak Obama rằng Trung Quốc sẽ không quân sự hóa các đảo nhân tạo ở Biển Đông.


Nhưng ĐCSTQ không chỉ mở rộng việc xây dựng các đảo nhân tạo ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, mà còn quân sự hóa các đảo nhân tạo này bằng cách triển khai máy bay chiến đấu, hệ thống tên lửa chống hạm và phòng không, cũng như thiết bị gây nhiễu và laser.


Tranh cãi gần đây nhất là việc một tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc đã chiếu “đèn laze cấp độ quân sự” vào một tàu Cảnh sát biển Philippines (PCG) gần Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) vào ngày 6/2, khiến thủy thủ đoàn trên tàu bị mù tạm thời.


Ngày 14/2, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã triệu tập Đại sứ ĐCSTQ để bày tỏ “quan ngại nghiêm trọng”. Bộ Ngoại giao Philippines cũng gửi công hàm phản đối tới đại sứ quán ĐCSTQ.


Vào tháng 6 năm ngoái, Bộ Quốc phòng Úc báo cáo rằng một máy bay trinh sát biển P-8 của Không quân Hoàng gia Úc đã bị một máy bay chiến đấu J-16 của Trung Quốc tấn công khi đang tiến hành “các hoạt động trinh sát hàng hải thường lệ” trong không phận quốc tế ở Biển Đông vào ngày 26/5. Việc chặn một cách nguy hiểm này đã đe dọa đến sự an toàn của phi hành đoàn.

“Úc đã tiến hành các cuộc tuần tra hàng hải trong khu vực trong nhiều thập kỷ – chuyến bay P-8 không có gì nổi bật, nhưng hành vi gây hấn của máy bay chiến đấu J-16 [của ĐCSTQ] thì ngược lại.”


Theo Tôn Vân, Epoch Times

“Phong trào Tóc trắng": Biểu tình lớn tại Vũ Hán, Đại Liên và An Sơn ở Trung Quốc

Chính quyền nhiều nơi ở Trung Quốc thúc đẩy mạnh mẽ cải cách bảo hiểm y tế và cắt giảm trợ cấp y tế khiến người dân bất mãn biểu tình.

Chia sẻ Facebook