Tuyên bố chung G7 phóng đại áp lực lên Trung Quốc và Nga
Hội nghị thượng đỉnh G7 hôm thứ Bảy (20/5) đã phát đi tuyên bố chung phóng đại lên án những mối đe dọa quân sự và an ninh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh gây sức ép lên Nga để Moscow chấm dứt gây hấn quân sự và rút quân đội khỏi Ukraine.
Trong t uyên bố chung của hội nghị thượng đỉnh G7 tại Hiroshima , Nhật Bản, nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới đã chỉ trích Trung Quốc vì nước này sử dụng “ cưỡng ép kinh tế ”, quân sự hóa Biển Đông và “ các hành động can thiệp ” nhằm gây tổn hại đến sự an toàn của các nhà ngoại giao, tính toàn vẹn của các thể chế dân chủ và sự thịnh vượng kinh tế.
G7 một lần nữa cam kết “ ủng hộ Ukraine chừng nào nước này còn phải đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược bất hợp pháp của Nga ”.
Nhóm G7 gồm Mỹ, Anh, Canada, Pháp, Ý, Nhật Bản và Liên minh châu Âu nói rằng những cách tiếp cận của nhóm không được hoạch định ra để gây tổn hại cho Trung Quốc và cũng không cản trở tiến bộ và phát triển kinh tế của Trung Quốc. G7 kêu gọi Bắc Kinh hãy hợp tác với nhóm này về khí hậu, tái cấu trúc nợ của các quốc gia dễ bị tổn thương, y tế toàn cầu và sự ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuyên bố chung của G7 cho hay: “ Chúng tôi không tách rời hay chỉ hướng vào nội nhóm. Đồng thời, chúng tôi thừa nhận rằng sự kiên cường kinh tế đòi hỏi phải loại bỏ rủi ro và đa dạng hóa. Chúng tôi sẽ thực hiện các bước cả cá nhân và tập thể để đầu tư vào sự cộng hưởng kinh tế của riêng chúng tôi. Chúng tôi sẽ giảm sự phụ thuộc quá mức trong các chuỗi cung ứng quan trọng của chúng tôi ”.
Nhóm G7 tái khẳng định những quan ngại về tình hình tại Biển Đông và Biển Hoa Đông, và nhóm cũng khuyến khích Trung Quốc ủng hộ “ hòa bình toàn diện, chính đáng và lâu dài ” tại Ukraine.
Tuyên bố chung lần này đánh dấu sự chỉ trích Trung Quốc mạnh mẽ nhất từ nhóm G7 kể từ hội nghị thượng đỉnh G7 tại Cornwall, Anh Quốc năm 2021, thời điểm mà lần đầu tuyên bố chung G7 đề cập thẳng tên Trung Quốc. Tuy nhiên, tuyên bố chung G7 lần này sử dụng ngôn ngữ tương đối ôn hòa về vấn đề Đài Loan, kêu gọi “ giải pháp hòa bình ” và phản đối “ những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi nguyên trạng ” tại Đài Loan. Điều này cho thấy có sự nhượng bộ giữa các thành viên G7, một số thành viên không thoải mái về việc quá nhấn mạnh đến vấn đề Đài Loan, trong đó có Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
Ông Macron hồi tháng Tư sau khi thăm Trung Quốc và hội đàm với Chủ tịch Tập Cận Bình đã nói trên truyền thông rằng: “ Điều tồi tệ nhất sẽ là phải nghĩ rằng những người châu Âu chúng ta phải trở thành những kẻ theo đuôi về chủ đề này và phải làm theo sự ra hiệu từ nghị trình của Mỹ và phản ứng thái quá của Trung Quốc ”.
Ứng phó với ‘Cưỡng ép Kinh tế’
Các lãnh đạo G7 sáng thứ Bảy (20/5) đã công bố “ Kế hoạch Điều phối về Cưỡng ép Kinh tế ”, một khung làm việc mới để ứng phó với việc sử dụng các thông lệ thương mại trừng phạt nhằm các mục tiêu chính trị. Khung làm việc này được hiểu là để nhắm vào Trung Quốc, nhưng không trực tiếp nêu tên nước này.
Trong một tuyên bố, G7 nói rằng khung làm việc mới sẽ tăng cường “ đánh giá, chuẩn bị, ngăn chặn và phản ứng tập thể của nhóm để triển khai các phản ứng điều phối, ngăn chặn và khi cần thiết là để ứng phó với cưỡng ép kinh tế ” phù hợp với các hệ thống luật pháp tương ứng của họ.
Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan nói trong một cuộc họp báo tại Hiroshima hôm 20/5 rằng: “ Những công cụ an ninh kinh tế này sẽ bao gồm các bước xây dựng khả năng mau phục hồi trong các chuỗi cung ứng của chúng ta. Chúng cũng bao gồm những bước bảo vệ công nghệ nhạy cảm như kiểm soát xuất khẩu và giải pháp đầu tư nước ngoài ”.
Khung làm việc mới nhắm vào những công nghệ tiên tiến nhất thay vì đặt ra các hạn chế rộng lớn về xuất khẩu công nghệ của phương Tây.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân trong cuộc họp báo tại Bắc Kinh hôm 19/5 đã phản ứng với các giải pháp của G7. Ông Uông nói: “ Nếu hội nghị G7 muốn thảo luận về vấn đề cưỡng ép kinh tế, thì họ có thể cũng trước hết cần thảo luận về cách Mỹ cưỡng ép 6 quốc gia thành viên còn lại trong G7 ”.
Thay thế Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc
Bên lề hội nghị tại Hiroshima, các lãnh đạo G7 và các quan khách được mời trong đó có Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Tổng thống Comoros Azali Assoumani và Thủ tướng Quần đảo Cook Mark Brown đã tham gia vào sự kiện Quan hệ đối tác về Cơ sở hạ tầng và Đầu tư Toàn cầu (PGII).
Kế hoạch cơ sở hạ tầng toàn cầu để hỗ trợ các quốc gia thu nhập thấp và trung bình này ban đầu được thành lập với tên gọi “ Xây dựng lại Thế giới Tốt đẹp hơn ” tại Hội nghị G7 ở Cornwall năm 2021 nhằm làm lựa chọn thay thế cho Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc.
Kế hoạch nêu trên đã được đổi tên thành PGII tại Hội nghị G7 ở Elmau, Đức vào năm 2022.
Theo kế hoạch PGII, các quốc gia G7 sẽ huy động 600 tỷ USD đầu tư cơ sở hạ tầng toàn cầu vào năm 2027.
Tăng cường hợp tác với Nam Bán cầu
Brazil, Comoros, Quần đảo Cook, Indonesia, Hàn Quốc, Ukraine và Vietnam đã được Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Fumio Kishida mời tham gia Hội nghị G7 năm nay. Động thái này là nằm trong nỗ lực tiếp cận Nam Bán cầu của ông Kishida.
Chuyên gia về chính sách Nhật Bản Sheila Smith của Hội đồng về Quan hệ Đối ngoại nhận định sự tham gia của các nước nêu trên là chỉ dấu cho thấy G7 nhận ra rằng đây không chỉ là một cuộc đội thoại hẹp trong nội nhóm G7 về trừng phạt Nga.
Ông Smith nói với VOA: “ Đó phải là một cuộc đối thoại rộng lớn hơn về các hậu quả toàn cầu đối với sự gây hấn của Nga ”.
Thủ tướng Kishida cũng đã mời các thủ tướng của Ấn Độ và Úc tới Nhật tham dự G7, đồng thời để họp nhóm Bộ Tứ gồm Mỹ, Úc, Ấn Độ và Nhật Bản. Hội nghị nhóm Bộ Tứ ban đầu dự kiến sẽ tổ chức tại Sydney, Úc vào tuần tới nhưng đã bị hủy do Tổng thống Mỹ Joe Biden phải cắt ngắn chuyến công du châu Á để trở về Washington D.C xử lý vấn đề trần nợ công.
Hải Đăng (Theo VOA )
Tổng thống Ukraine bắt đầu gặp gỡ các nhà lãnh đạo G7
Hôm 20/5 vừa qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã gặp Thủ tướng Anh Rishi Sunak bên lề Hội nghị thượng đỉnh G7 ở thành phố Hiroshima, Nhật Bản.