Tượng Phật Lư Xá Na ở hang Long Môn và huyền cơ thời mạt thế

Chia sẻ Facebook
06/08/2022 14:44:09

Nghìn năm qua, biết bao người dân từ mọi miền thế giới đã tới bái kiến tượng Phật Lư Xá Na, dù rằng ít ai hiểu được huyền cơ mạt thế...


Bên bờ sông Y Thủy ở thành cổ Lạc Dương tỉnh Hà Nam, một bức tượng Phật cao 17 mét tên là Lư Xá Na ngay ngắn trấn giữ hang Long Môn , giữa một quần thề 100.000 bức tượng trải 2.345 hang đá. Những ai từng tham quan tượng Phật Lư Xá Na đều bị hấp dẫn bởi vẻ từ bi bình thản của tôn dung, rất cảm động, tựa như một tiếng vẫy gọi vượt quá thời không… Nghìn năm qua, biết bao người dân từ mọi miền thế giới đã tới bái kiến trước tượng, dù rằng ít ai hiểu được huyền cơ mạt thế đằng sau bức tượng Phật kỳ vĩ này.

Tượng Phật Lư Xá Na là bức tượng Phật lớn nhất trấn giữ hang Long Môn. (Ảnh: Bule Sky Studio, Shutterstock)


2.500 trước, khi Phật Thích Ca Mâu Ni truyền Pháp, ngài từng khai thị cho chúng đệ tử về hiện tượng hỗn loạn thời mạt Pháp và giảng thuật về Phật Di Lặc, vị Phật của tương lai. Điều đáng tiếc là kinh thư nguyên thủy của Thích giáo đều truyền miệng, khoảng 500 năm sau mới xuất hiện văn tự, nên rất nhiều sự việc không được ghi chép, thậm chí xảy ra hiện tượng truyền nhầm. Nhưng đôi chỗ trong kinh Phật người ta sẽ thấy nói về điều này, chẳng hạn kinh “Phật thuyết Pháp diệt tận” chép: “Khi Pháp ta diệt, ví như đèn dầu sắp tắt, ánh sáng lóe lên, sau đó liền diệt; khi Pháp ta diệt, cũng như đèn tắt, khó mà trách được. Đến như sau đó mấy nghìn, vạn năm, khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu…” Ở đây, Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói trước về sự kiện Phật Di Lặc hạ thế trong tương lai.

Phật giáo sản sinh sớm nhất ở Ấn Độ, nhưng trong lịch sử lại từng diệt tuyệt ở Ấn Độ, bị trộn lẫn với nhiều tôn giáo khác mà thành Hindu giáo. Mãi cho tới hai thế kỷ trước, Ấn Độ mới có một số ít người xuất hiện lưu truyền lại Phật giáo. Tuy vậy, Phật Pháp đã từ Ấn Độ mà tỏa ra khắp châu Á. Tại Trung Hoa, Phật Pháp nhờ bạch mã chở kinh, dần dần phổ truyền khắp Đại Lục. Trong lịch sử Trung Hoa, gần như từ hoàng thân quý tộc cho tới lê dân bách tính đều lưu truyền rộng rãi Phật Pháp, sự mở rộng của văn hóa Phật gia khiến người ta thân tâm thụ ích, đạo đức củng cố.

Việc xây dựng tượng Phật Lư Xá Na ở hang đá Long Môn có liên quan tới hoàng đế Đường Cao Tông Lý Trị, một vị hoàng đế tài năng, nhưng cũng để lại quá nhiều tiếc nuối, bởi ông sủng ái Võ Chiêu Nghi, người sau này trở thành Võ Tắc Thiên quyền khuynh thiên hạ, điên đảo âm dương.

Tấn Vương Lý Trị, người con trai thứ chín của Đường Thái Tông, chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo huấn thân truyền của cha. Khi Trưởng Tôn hoàng hậu qua đời, Lý Trị và em gái là do Đường Thái Tông tự mình nuôi nấng. Trong lịch sử, Hoàng đế tự thân dạy dỗ con thì ngoài Đường Thái Tông ra là rất hiếm thấy. Thậm chí khi Thái Tông bận bịu việc triều chính, trong lòng ông vẫn còn ôm con gái, Lý Trị thì đứng ngay bên cạnh.

Lý Trị đăng cơ năm 22 tuổi, trở thành Đường Cao Tông, kế thừa nguyện vọng và phong cách của Đường Thái Tông – vị hoàng đế tài hoa nhất tạo ra thời thịnh Đường.

Về đối ngoại, Đường Cao Tông dùng binh vây Bình Nhưỡng, diệt nước Cao Ly, đặt chín phủ đô đốc Liêu Đông, tiễu trừ ba quốc gia là Tây Đột Quyết, Tư Kết và Bách Tế, đều bắt sống chủ, đại phá nước Thổ Phồn, khai thông biên giới, khiến cương vực nước Đường rộng lớn chưa từng có. Trong suốt triều Đường, cương vực thời Đường Cao Tông là rộng lớn nhất.

Về đối nội, Cao Tông lấy nhân đức trị thiên hạ, bốn biển thái bình, Phật Pháp quảng truyền, tôn Nho sùng Đạo tín Phật, đồng thời đề cao tam giáo, thúc đẩy phát triển văn hóa thịnh Đường. Dù đề cao tam giáo, nhưng cá nhân hoàng đế là tín ngưỡng Phật Pháp. Ngay từ khi còn làm thái tử, Đường Cao Tông đã thỉnh cầu pháp sư Huyền Trang thụ giới Bồ Tát.

Đại Phật tượng Lư Xá Na tại hang đá Long Môn ở Lạc Dương bắt đầu được điêu khắc vào đầu thời Đường Cao Tông, năm Hàm Hưởng thứ 3 (năm 672 SCN); sau đó hoàng hậu Võ Tắc Thiên tài trợ hai vạn quan tiền, đến năm Thượng Nguyên thứ 2 (năm 675 SCN) thì hoàn tất.

(Ảnh: Gary Yim, Shutterstock)

Tượng Phật Lư Xá Na, tiếng Phạn phiên âm là Lo-ca-na-buddha, là xưng hiệu Pháp thân Phật của Phật Thích Ca Mâu Ni. “Lư Xá Na” (hay Lô Xá Na), ý là trí tuệ quảng đại, quang minh phổ chiếu. Đường Cao Tông tự mình chủ trì việc điêu khắc đại Phật tượng Lư Xá Na, hy vọng lấy uy đức của Phật lưu truyền khắp Trung Nguyên. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế tạo tác tổng thể thì tượng Phật Lư Xá Na và các tượng Phật được điêu khắc vào thời gian này còn mang một hàm ý khác.


Trong tiên tri của Phật Thích Ca, thời mạt thế mạt Pháp là khi Phật Pháp mà Phật Thích Ca truyền không còn linh nghiệm, tức là Phật giáo không còn có thể độ nhân được nữa, đã bị ma làm loạn. Giống như trong “Phật thuyết Pháp diệt tận” nói, kẻ “ở trong Pháp ta, tuy cạo đi tóc râu, mặc lên áo cà sa, huỷ phá Giới cấm, hành xử không như Pháp” ; chúng sinh trở thành nô lệ cho đồng tiền hoặc danh lợi; kẻ xuống tóc đi tu trở thành sư hoặc ni cô, không những vô đạo đức mà còn dâm dục phóng túng, hành vi hỗn loạn bẩn thỉu; tăng nhân nam nữ chung sống với nhau, không còn băn khoăn về lễ độ luật pháp. Bên trong người tu hành còn thế, thì có thể hiểu con người bình thường sẽ ra sao. Bởi thế đây cũng là thời mà trong tâm con người không có Pháp, không còn có thể ước thúc, chuyện gì cũng dám làm, mọi giá trị đạo đức đều méo mó.


Thời thịnh Đường, Phật Pháp quảng truyền, nhiều bậc chân tu đạo hạnh cao thâm có lẽ đã nhìn thấy trước tai nạn trong tương lai không xa, như kinh Phật giảng. Chính vì thế, cũng bắt đầu từ triều Đường, hang đá Long Môn tạo một lượng tượng Phật lớn, với đặc trưng chủ yếu là tạo tượng Phật Di Lặc. Đặc biệt trong “Ma nhai tam Phật khám” ở Long Môn, triều Đường đã sửa truyền thống tam Phật lấy Phật Thích Ca đặt ở giữa, thay bằng tam Phật lấy Di Lặc Phật Chủ tôn đặt tại trung ương, dự báo cho việc Phật Di Lặc tương lai sẽ chuyển Đại Pháp Luân , đánh Đại Pháp Cổ, chính đại thương khung, quảng độ chúng sinh. Kỳ thực cách tạo tượng đặc biệt này cũng xuất hiện rải rác trong những thánh địa từng đặc biệt linh thiêng, chẳng hạn như tu viện Labrang, Tây Tạng .


Như vậy toàn bộ hang đá Long Môn trở thành nơi mang huyền cơ, báo trước Phật Di Lặc sẽ chuyển Pháp Luân , sẽ hạ thế truyền Phật Pháp cao thâm, là Phật Pháp vượt qua Phật Pháp mà Phật Thích Ca truyền, có thể chính lại tất cả và cứu vớt chúng sinh. Khi Phật Di Lặc chuyển Pháp Luân , thì những người tu hành xưa cũng hy vọng rằng tượng Phật Lư Xá Na cùng toàn thể tượng Phật của hang Long Môn sẽ bảo hộ chúng sinh mạt thế bình an đắc Pháp Di Lặc, bởi “khi Di Lặc hạ thế làm Phật, thiên hạ thái bình, độc khí toàn tiêu…” Thật tiếc rằng trong cuộc Đại cách mạng văn hóa, rất nhiều tượng Phật tại hang Long Môn bị xâm phạm và phá hủy, báo hiệu con người đã không còn tâm pháp ước thúc bản thân nữa.


Cũng có một số học giả cho rằng, hình tượng Đức Phật Di Lặc chuyển Pháp Luân thực chất còn bắt nguồn từ một tín ngưỡng cổ xưa trong một vùng rộng lớn bao gồm Tây Á, Bắc Phi, Tiểu Á, lưu vực Lưỡng Hà, Ai Cập và thậm chí còn xa hơn thế.


Di Lặc, trong tiếng Sanskrit gọi là “Maitreya” , tiếng Pali gọi là “Metteya” . Vị Thần, Thiên Chúa mà người Tây phương chờ đợi gọi là “Messiah” trong tiếng Anh và bắt nguồn từ chữ “Masiah” trong tiếng Hebrew (có lúc viết thành “Mashiach” ). Tiếng Hy Lạp phiên dịch thành “Christos” , bởi vậy mới có chữ “Christ” (Cơ Đốc). “Messiah”“Christ” về cơ bản là có nghĩa tương đương, và Tân Ước coi Chúa Cứu Thế tương đồng với Messiah của Do Thái giáo. Theo kinh Phật ghi lại, Di Lặc là Phật hiệu của “Vạn vương chi Vương”. Trong Thiên Chúa giáo thì gọi Chúa Cứu Thế là “Lord of Lords”. Hai xưng hiệu này đều có ý nghĩa tương đồng, chính là vị Thần toàn năng có vị trí tối cao.


Thật ra trong tín ngưỡng của cả phương Đông lẫn phương Tây, các tín đồ vẫn luôn mong ngóng một điều kỳ diệu, đó chính là truyền thuyết về Cứu Thế Chủ hay Sáng Thế Chủ. Tương truyền rằng ở vào thời khắc mạt thế cuối cùng thì một vị Thần toàn năng sẽ xuất hiện, giải cứu vũ trụ trong cơn nguy khốn “hoại-diệt” (Cứu Thế Chủ), thẩm phán và ban cho vạn vật được cứu rỗi sinh mệnh mới (Sáng Thế Chủ). Đó chính là hình tượng của Messiah trong tín ngưỡng phương Tây, Phật Di Lặc (Maitreya) trong Phật giáo phương Đông, hay chân nhân Lý Hoằng trong Đạo giáo. Sự hiện hữu của những truyền thuyết giống nhau đến kỳ lạ đó khiến người ta không khỏi thắc mắc rằng, liệu các Ngài phải chăng là một?

Những người có tín ngưỡng chân chính, thực sự chân tu tìm đạo, đều biết rằng nếu Cứu Thế Chủ truyền Pháp, truyền Đạo, thì Pháp mà Ngài truyền về nội hàm và hình thức đều không thể nào giống hệt với những điều được lưu truyền lại không đầy đủ trong các chính giáo xa xưa, vốn chỉ phù hợp với tư tưởng và tâm thức của con người hàng nghìn năm trước. Không ai biết được Pháp ấy ra sao, chỉ biết rằng Pháp ấy là quảng độ, là có thể phổ truyền trong xã hội, nghĩa là không lánh đời ẩn tu, không phải vào nhà thờ, đền chùa, miếu mạo. Chuyện này Thôi Bi Đồ của Lưu Bá Ôn hoặc Niết Bàn Kinh mà Phật Thích Ca giảng trước khi niết bàn đều có đề cập tường tận. Cũng vì huyền cơ này mà nhiều tôn giáo mới xuất hiện vào cuối thế kỷ 20 tới nay đều nói về vấn đề tận thế, đều giảng về vấn đề Cứu Thế Chủ, đều lợi dụng hình tượng ấy, khiến cho thời thế đã loạn lại càng loạn.


Kỳ thực hơn 2.500 năm trước, khi Lão Tử truyền Đạo, trong Bách gia ai ai cũng tự coi mình là “đạo” , thì lại có một loại “Đạo khả đạo phi thường đạo. Danh khả danh phi thường danh.” Ấy mới là chân Đạo có thể khiến con người tu luyện . Ngày nay, khi các giá trị đạo đức đảo lộn, khi nhân tâm mục ruỗng, khi Phật giáo, Đạo giáo, và các chính giáo khác trải qua nghìn năm lưu truyền mà bị con người làm sai lệch méo mó, thì trong hàng nghìn vạn loại tôn giáo thời mạt thế, ở đâu mới tìm được Đức Phật Di Lặc chuyển Pháp Luân đây?

Điều đáng suy ngẫm là dù bất đồng về tên gọi của Ngài, nhưng các tôn giáo đều đồng ý rằng dưới sự thẩm phán của Ngài, chỉ có những người bảo trì được sự thiện lương, lòng chính nghĩa, hay tín ngưỡng chân chính trong thời kỳ mạt thế bại hoại mới có hy vọng được cứu vớt.


Ninh Sơn, Ngạo Tuyết


Mời xem video :

Chia sẻ Facebook