Tưới hoa giấy bằng thứ nước này, hoa nở quanh năm lại lâu tàn
Để hoa giấy nở rực rỡ, bạn hãy tham khảo cách chăm sóc dưới đây.
Hoa giấy là loại cây cảnh được nhiều gia đình ưa chuộng. Cây có thể ra hoa quanh năm. Những cây hoa giấy có thể ra hoa rực rỡ, phủ kín cả cây tạo thành khung cảnh hết sức bắt mắt.
Để cây ra nhiều hoa, khâu chăm sóc rất quan trọng. Dù bạn đang trồng loại hoa giấy này, việc tưới nước đúng cách sẽ giúp cây phân mầm nhanh và nhiều hơn, hoa nở sớm, thời gian ra hoa kéo dài. Để đạt được điều đó, bạn cần tưới cho cây một loại nước đặc biệt. Đó chính là nước phân kali dihydrogen photphat.
Một số người cho rằng quá trình ra hoa, kết quả của cây là tự nhiên. Đúng vậy nhưng nếu có sự chăm bón tốt, quá trình ra hoa có thể diễn ra nhanh hơn, nhiều hoa và hoa tươi lâu hơn. Cây hoa giấy trồng ở những nơi có thời tiết nắng nóng quanh năm có thể tự phát triển tốt, nở thành một cây hoa lớn. Tuy nhiên, nếu trồng ở các địa phương có mùa đông lạnh, cây sẽ bị hạn chế phát triển do cường độ ánh sáng và nhiệt độ ảnh hưởng. Cây sẽ ra hoa ít hơn nếu không biết chăm sóc.
Kali dihydrogen photphat là loại phân phức hợp giàu phốt pho và kali có tác dụng thúc đẩy sự phân hóa của mầm hoa, giúp hoa nở sớm và nhiều. Loại phân này cũng thường được sử dụng để bón thúc trong trồng hoa.
Thời điểm nên dùng kali dihydrogen photphat bón cho cây
Khi nhiệt độ môi trường lớn hơn 15 độ C, hoa giấy có xu hướng sinh trưởng mạnh hoặc một số cây đã có nụ và bắt đầu nở hoa là thời điểm thích hợp để tưới kali dihydrogen photphat.
Pha phân kali dihydrogen photphat với nước theo tỷ lệ 1:1000. Khuấy đều cho phân tan hoàn toàn vào nước. Sau đó, đổ nước này vào bình tưới và phun đều lên lá của cây hoa giấy. Cứ 10 ngày tưới 1 lần, sau 3-4 lần tưới thì có thể tạm dụng.
3 trường hợp không thích hợp để sử dụng kali dihydrogen photphat
Thứ nhất, trong một số trường hợp, cây hoa giấy không có sự sinh trưởng rõ rệt. Ở thời điểm này, nếu sử dụng kali dihydrogen photphat quá sớm sẽ không có tác dụng kích thích sự sinh trưởng của hoa mà còn ức chế quá trình phát triển của toàn bộ cây.
Thứ 2, nếu cây hoa giấy tương đối ngắn, khả năng ra hoa hạn chế thì nên sử dụng phân phức hợp bậc ba để thúc đẩy sự phát triển của cành và lá trước. Khi cây đủ lớn thì mới dùng kali dihydrogen photphat để thúc đẩy việc ra hoa.
Thứ 3, nếu cây hoa giấy đã bước vào thời kỳ nở rộ, tiếp tục sử dụng kali dihydrogen photphat sẽ gây phản tác dụng, làm nụ hoa bị thâm đen, rút ngắn thời kỳ ra hoa.
Một số bí quyết khác để hoa giấy nở nhiều
Ngoài việc sử dụng kali dihydrogen photphat để bón thúc cho cây ra hoa, bạn cần phải chú ý đến ánh sáng và nước tưới cho cây.
Hoa giấy cần có đủ ánh sáng để phân hóa mầm và nở hoa thần lợi. Nếu trồng hoa giấy trong chậu, hãy cố gắng để hoa giấy ở nơi có ánh sáng trực tiếp, thời gian chiếu sáng trong ngày không dưới 6 tiếng. Nếu không có đủ ánh sáng, hoa giấy sẽ chỉ có lá chứ không nở hoa.
Việc tưới nước cho cây cũng cần chú ý. Trong giai đoạn hoa giấy phân hóa mầm non, lượng nước cần được kiểm soát vừa phải. Sau khi đất chậu khô hẳn, lá hơi rũ xuống thì có thể tưới nước lại cho cây.