Từng bay cao bay xa, nay các ‘ông lớn’ công nghệ Trung Quốc cũng cắt giảm chi phí

Chia sẻ Facebook
22/08/2022 15:27:55

Lãnh đạo Alibaba và Tencent tập trung cắt giảm chi phí trên mọi bộ phận, từ sa thải nhân sự đến loại bỏ các mảng kinh doanh không phải nòng cốt.

Alibaba và Tencent thường thảo luận về sản phẩm, dịch vụ mới trong cuộc điện đàm với các nhà đầu tư. Song quý II họ đã phải chuyển hướng, lãnh đạo hai công ty tập trung vào một thứ kém hào nhoáng hơn: tiết kiệm chi phí.

Alibaba gặp nhiều khó khăn về vĩ mô trong thời gian gần đây. (Ảnh: Getty Images)

Từng liên tục phá kỷ lục doanh thu song những ngày tươi đẹp ấy không còn nữa. Alibaba lần đầu tiên gần như không tăng trưởng từ tháng 4 tới tháng 6, trong khi Tencent cũng lần đầu ghi nhận doanh thu sụt giảm trong cùng kỳ. Cả hai đều cảm nhận được hiệu ứng từ kinh tế giảm tốc do Covid-19 ở Trung Quốc, dẫn đến người dùng phải “thắt lưng buộc bụng”. Các quy định siết chặt trong ngành công nghệ cũng gây sức ép lên kết quả kinh doanh của họ.

Vì vậy, họ phải kỷ luật hơn trong chi tiêu. CEO Tencent Ma Huateng cho biết trong quý II, công ty đã tích cực rút khỏi các mảng kinh doanh không phải nòng cốt, tiết giảm chi phí tiếp thị và vận hành. Điều đó giúp doanh thu tăng bất chấp điều kiện thị trường khó khăn. Chủ tịch Tencent Martin Lau chia sẻ, hãng rút khỏi các mảng như giáo dục trực tuyến, thương mại điện tử, livestream game. Chi phí tiếp thị và bán hàng của tập đoàn đã giảm 21% so với một năm trước. Số nhân sự cũng giảm 5.000 so với quý I.

Theo Giám đốc chiến lược James Mitchell, các sáng kiến nói trên kết hợp với đầu tư vào lĩnh vực mới có thể giúp Tencent phục hồi tăng trưởng, ngay cả khi điều kiện vĩ mô vẫn như hiện tại.

Đối với Alibaba, công ty nhấn mạnh các biện pháp cắt giảm chi phí từ đầu năm và sẽ tiếp tục làm như vậy trong các quý tiếp theo.Giám đốc tài chính Toby Xu tiết lộ đã “thu hẹp lỗ” trong một số mảng kinh doanh chiến lược.

Alibaba và Tencent phải thuyết phục được nhà đầu tư rằng trong khi giảm chi phí, họ vẫn đầu tư cho tương lai. Winston Ma, trợ giảng Giáo sư Luật tại Đại học New York, nhận định: “Để quay lại con đường tăng trưởng doanh thu, tối ưu hóa chi phí là chưa đủ. Họ cần tìm ra động lực tăng trưởng mới”.

Alibaba tập trung đẩy mạnh kinh doanh điện toán đám mây, lĩnh vực mà lãnh đạo và các nhà đầu tư tin là đem lại lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Đám mây là lĩnh vực tăng trưởng nhanh nhất của Alibaba xét theo doanh thu trong quý II.

Tencent nhắc đến tiềm năng quảng cáo trong tính năng video ngắn của ứng dụng WeChat. WeChat là ứng dụng nhắn tin phổ biến nhất Trung Quốc với hơn 1 tỷ người dùng.


Du Lam (Theo CNBC)

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Mở lại hệ thống đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2022 đến 17h ngày 23/8

icon 0

Trong thời gian từ nay đến hết 17h ngày 23/8, trên hệ thống đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022 của Bộ GD&ĐT, các thí sinh có thể tự đăng ký, chỉnh sửa thông tin.

Cô kỹ sư mù giúp thay đổi thế giới công nghệ: Để người khiếm thị cũng dễ dàng dùng iPhone

icon 0

Jordyn Castor chào đời khi mới 15 tuần tuổi và chỉ nặng dưới 2kg với đôi mắt mù loà. Khi đó, các bác sĩ kết luận Jordyn khó có cơ hội sống sót. Nhưng bằng nỗ lực Castor khiến nhiều người phải kinh ngạc.

‘Mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số’

icon 0

Nhấn mạnh quan điểm mọi chính sách hướng đến người dân và phải có công dân số, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, cần tạo thói quen cho người dân, doanh  nghiệp sử dụng dịch vụ trực tuyến thông qua tuyên truyền, hướng dẫn.

Nhân viên Facebook bị đuổi việc do thuật toán chọn ngẫu nhiênicon0Hàng chục nhân viên hợp đồng của Facebook bị cho thôi việc với lý do 'thuật toán chọn ngẫu nhiên'.

Việc làm liên quan đến vũ trụ ảo giảm mạnhicon0Theo các nhà nghiên cứu, các bài đăng tuyển dụng chứa từ khóa ‘metaverse’ (vũ trụ ảo) trong tiêu đề sụt giảm 81% trong quý II.

Nhật Bản đem “đám mây” giải bài toán nông nghiệp thông minh

icon 0

Một đất nước có điều kiện tự nhiên không phù hợp cho canh tác nông nghiệp, cùng với tỉ lệ già hoá ở mức cao, Nhật Bản đã tìm đến công nghệ đám mây như lời giải cho lĩnh vực nông nghiệp.

Trung Quốc đưa công dân “lên mây” icon 0

Từ một khái niệm chỉ xuất hiện trong các nghiên cứu, chỉ trong vòng chưa đầy hai thập kỷ, “đám mây” đã trở thành một công nghệ được các doanh nghiệp và chính phủ Trung Quốc tin tưởng áp dụng.

Đã có thể kiểm soát điện năng tiêu thụ kết hợp điều khiển aptomat trên điện thoại

icon 0

Công ty cổ phần Hunonic Việt Nam chuyên cung cấp các giải pháp nhà thông minh, đã nghiên cứu và cho ra đời thiết bị Aptomat Hunonic Notec được sản xuất hoàn toàn bởi chính người Việt.

CEO Bizfly Cloud chia sẻ kinh nghiệm triển khai hạ tầng giúp tiết kiệm chi phí

icon 0

Là chuyên gia lâu năm đồng hành cùng Vccorp, với kinh nghiệm 15 năm triển khai hạ tầng Cloud và IT, ông Nguyễn Việt Hùng chia sẻ trong bài phỏng vấn về chủ đề vai trò của hạ tầng IT khi tiến hành chuyển đổi số doanh nghiệp.

Bác giúp việc dùng ví điện tử và mục tiêu xây dựng thế hệ số của Viettel ở Đông Timor

icon 0

“Nhiệm vụ của Telemor (Viettel Timor) là kiến tạo thế hệ số, nâng cao nhận thức về công nghệ tại Timor. Đây là nền tảng cho việc kiến tạo xã hội số mà Tập đoàn Viettel luôn nói đến”, ông Trần Văn Bằng – Tổng giám đốc Telemor chia sẻ.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook