Từ 'tiểu thư đi bộ đội' đến người đưa sản phẩm Gỗ Đức Thành tới 50 nước
Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Gỗ Đức Thành, từng đi bộ đội, làm cô giáo trước khi về lãnh đạo doanh nghiệp và phát triển các sản phẩm đồ chơi từ gỗ xuất khẩu đi các nước.
Từ một cơ sở chế biến gỗ, qua hơn 30 năm, CTCP Chế biến Gỗ Đức Thành (HoSE: GDT) đã trở thành doanh nghiệp với vốn điều lệ gần 200 tỷ đồng và lợi nhuận chục tỷ đồng mỗi năm.
Công ty hiện có 1.000 cửa hàng, đại lý tại 64 tỉnh thành với sản phẩm nhà bếp, đồ gia dụng, đồ chơi trẻ em được xuất đi 50 quốc gia, tại 4 châu lục trên thế giới.
Năm 2021, ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, lợi nhuận Gỗ Đức Thành giảm 24%, xuống 76 tỷ đồng. Bước sang năm 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần đạt 500 tỷ đồng, tăng 48% so thực hiện năm trước. Trong đó, doanh thu xuất khẩu dự kiến tăng 48% lên 425 tỷ đồng, chiếm 85% kế hoạch doanh thu thuần. Doanh thu nội địa và các mảng khác dự kiến sẽ tăng 44% so với cùng kỳ lên 75 tỷ, tương ứng chiếm 15%. Lợi nhuận sau thuế mục tiêu tăng 55%, đạt 94,3 tỷ đồng.
Bà Lê Hải Liễu, Chủ tịch HĐQT Chế biến Gỗ Đức Thành chia sẻ với Người Đồng Hành về những bước đi trong hành trình dẫn dắt doanh nghiệp và những dự định trong tương lai.
'Tiểu thư đi bộ đội', c ô giáo tr ở th ành lãnh đ ạo doanh nghiệp gỗ
- Ch ào bà, trư ớc khi trở th ành ngư ời ch èo lái Gỗ Đức Th ành, bà t ừng được biết đến là "cô ti ểu thư đi bộ đội". C âu chuy ện đ ó như th ế n ào?
- Gia đình tôi khá giả. Khi tôi đi học và sinh hoạt đội bạn bè thường phê bình tôi là tác phong tiểu tư sản. Tôi rất ấm ức.
Lúc đó, tôi vừa học xong lớp 10, chiến tranh biên giới Tây Nam đang diễn ra, nên tôi nung nấu ý định đi bộ đội để thay đổi tác phong và góp một phần sức lực của mình cho đất nước. Hồi đó, chúng tôi sống rất lý tưởng.... Cha tôi cũng có đầu óc tân tiến nên đồng ý cho đi sau khi bắt tôi hứa ba điều "Không đào ngũ làm gia đình xấu hổ. Phải giữ mình không quan hệ lăng nhăng hư hỏng. Xong nghĩa vụ về phải đi học tiếp".
Sau huấn luyện ở quân trường, tôi được đưa về Bộ Tổng tham mưu Quân khu 7. Đi bộ đội mà ở thành phố khiến tôi không vui vì tôi nghĩ đi bộ đội thì phải ra chiến trường. Tôi làm đơn đi biên giới Tây Nam ba lần đều không được giải quyết. Sau đó tôi được điều về công tác tại Trường văn hóa QK7 ở Vũng Tàu. Thời gian ở đây, nhớ lời hứa với cha, tôi học bổ túc văn hóa và khi rời quân ngũ, tôi vừa tốt nhiệp phổ thông vừa thi đậu vào trường Đại học Kinh tế năm 1981.
- B à cũng t ừng l àm gi ảng vi ên đ ại học trước khi về lãnh đạo công ty ?
- Năm 1985, tốt nghiệp đại học loại giỏi, tôi được giữ lại làm giảng viên trường Đại học Kinh tế trong nhiều năm. Tôi tham gia nhiều khóa đào tạo trong và ngoài nước, trong đó có khóa tu nghiệp hai năm tại Đức.
Năm 1993, cha bị bệnh nặng nên gọi tôi về nước phụ quản lý cơ sở sản xuất gỗ Tam Hiệp (tiền thân của Gỗ Đức Thành). Thời điểm đó, công ty là một xưởng cưa bụi với hơn 100 công nhân và đang ngập trong nợ nần, lợi nhuận nếu có chỉ đủ trả tiền lãi vay.
Tuy chưa biết gì về nghề gỗ, nhờ nền tảng kiến thức đại học, du học nước ngoài và tiếp tục học hỏi, tôi dần nắm được công việc tại Gỗ Đức Thành và dần giúp công ty "thay da đổi thịt".
Từ một công ty không tên tuổi chỉ sản xuất gỗ thô, trong bối cảnh thiếu vốn, phải đi vay với lãi suất có khi lên đến 12% một tháng… đến nay Gỗ Đức Thành đã trở thành một công ty cổ phần niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM (Hose) với số vốn 197 tỷ đồng, sản phẩm xuất đi trên 50 quốc gia trên toàn thế giới và hơn 1.200 cán bộ công nhân viên như hiện nay.
ột phụ nữ lại dẫn dắt
một doanh nghiệp sản xuất gỗ - cần nhiều kỹ thuật, sức lực v
ả bụi bặm, t
ế của b
à lúc đó th
- Thời gian đầu, thực tình tôi nản lắm, chỉ mong làm gì đó nhanh nhanh để trả hết nợ giúp cha rồi dọn nghỉ. Một cô gái tuổi 30 từ nước ngoài về, phải quản lý cơ sở sản xuất mà xung quanh toàn là nam, mình trần trùng trục vì phải vác gỗ, phải cưa xẻ, rồi thường xuyên bị khách hàng coi thường, cho là tôi quá trẻ nên chắc chẳng biết gì cả.
Tất cả những điều đó luôn làm cho tôi nung nấu ý chí. Tôi quyết định phải học, tìm hiểu tất cả từ việc làm quen với máy móc, quy trình sản xuất đến vấn đề nhân sự, đối ngoại, đầu vào, đầu ra và tôi đã không phụ lòng cha, đã trở thành người kế nghiệp mà gia đình chờ đợi, để điều hành và đưa công ty phát triển đi lên như ngày nay.
- Bà đã làm gì đ ể x ây d ựng niềm tin từ nh ân s ự trong công ty về khả năng l ãnh đ ạo của m ình?
- Tiếp quản công ty từ cha khi còn rất trẻ, lúc đó tôi không có tiếng tăm, không thân thế, không kinh nghiệm, khó khăn cả trong đối nội lẫn đối ngoại. Nhiều nhân viên không tin tưởng khi nhìn thấy cô tiểu thư không biết gì về gỗ hay về xuất khẩu, nay lại đứng ra lèo lái cả doanh nghiệp.
Nhưng trước cảnh cha bệnh, mẹ và các chị không kinh nghiệm kinh doanh, cha đặt trọn niềm tin khi giao phó, tôi không thể bỏ mặc tình cảnh khó khăn của gia đình... Không còn chọn lựa nào khác, tôi phải lao vào làm, phải quyết tâm và phải học hỏi không ngừng từ những cái nhỏ nhất và ngay từ chính những người công nhân. "Không có gì là không làm được, nếu mình muốn". Đó là câu châm ngôn của riêng tôi, và dần dần tôi làm được, đã xây dựng niềm tin từ khách hàng đến anh em trong công ty về khả năng lãnh đạo của mình.
Từ đồ chơi, sản phẩm nhà bếp đến... những chiếc "áo quan" trong thời dịch
- Vì sao Gỗ Đức Th ành lại có ý tưởng s ản xuất đồ chơi trẻ em bằng gỗ?
- Năm 2004, tôi mang thai bé thứ hai. Tôi có nhu cầu cao trong việc tìm đồ chơi an toàn cho bé. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, thị trường đồ chơi trong nước không phong phú như hiện nay. Để tìm được những đồ chơi tốt, hữu ích, mang tính khoa học là rất khó. Hầu như trên thị trường chỉ có đồ chơi nhựa, rẻ tiền và đa số không rõ nguồn gốc.
Mỗi lần đi dự hội chợ quốc tế ở nước ngoài, nhìn những gian hàng bên cạnh của các nước có nhiều món đồ chơi gỗ rất hay, tôi vô cùng thích thú. Tôi hỏi mua nhưng họ lại không bán vì nghĩ mình là đối thủ. Từ suy nghĩ rằng các bà mẹ có con nhỏ như mình chắc chắn cũng muốn tìm những đồ chơi hay như thế cho con, tôi nung nấu về việc tự sản xuất các đồ chơi bằng gỗ cho chính con mình và cho những trẻ em khác ở xứ mình. Tôi bắt đầuquan sát, tìm tòi, thu thập các dữ liệu về lĩnh vực rất là mới mẻ này.
Tình cờ trùng với thời điểm tôi muốn mở rộng mặt hàng đồ chơi, một người bạn là giám đốc công ty sản xuất đồ chơi bằng gỗ ở Gò Vấp bị bệnh và muốn chuyển nhượng. Sau một thời gian cân nhắc, tôi quyết định mua lại toàn bộ công ty này, từ công nghệ sản xuất, máy móc, nguồn nguyên liệu, đầu ra - đầu vào.... Công ty Gỗ Đức Thành bắt đầu sản xuất đồ chơi từ tháng 9/2006.
- Công ty cũng làm đồ d ùng nhà b ếp?
- Có thể do tôi là phụ nữ nên yêu thích những sản phẩm nhỏ, xinh và thiết thực trong đời sống. Chúng tôi không có ý định làm bàn ghế, giường, tủ như những công ty chế biến gỗ khác. Gỗ Đức Thành đã chọn làm các đồ dùng bằng gỗ trong nhà bếp và trên bàn ăn, những sản phẩm nhỏ nhưng thiết yếu cho đời sống như thớt, rế, đồ lót ly.
Việc tổ chức sản xuất và quản lý gần cả ngàn các mẫu mã nhỏ, xinh này rất phức tạp nên ít có doanh nghiệp nào muốn làm, vì thế vô tình Gỗ Đức Thành có rất ít đối thủ cạnh tranh, cả trong nước lẫn ngoài nước. Bên cạnh đó, vì là đồ dùng thiết yếu trong nhà nên cho dù thiên tai, dịch bệnh hay khủng hoảng kinh tế xảy ra thì khi cần thay đổi, người tiêu dùng vẫn mua mới vì giá của món hàng không tốn quá nhiều tiền để phải suy nghĩ.
- Trong dịch Covid-19, Gỗ Đức Th ành t ừng tham gia sản xuất quan tài . Điều gì đã đưa đến quyết định này ?
- Gỗ Đức Thành chưa bao giờ nói KHÔNG với việc giúp người, đồng thời muốn góp phần thiết thực cùng với chính quyền. Công ty đã làm một điều mà chưa bao giờ có tiền lệ là tham gia sản xuất "áo quan".
Lúc đó, dịch bệnh căng thẳng, người qua đời không có người thân, không có lễ tang và cũng không có được chiếc "áo quan" do nhu cầu tăng đột biến. Chúng tôi đã cùng nhau bàn bạc, mua nguyên liệu và tìm mọi giải pháp để thực hiện, và cuối cùng đã nhận lời hỗ trợ chính quyền TP HCM và Bình Dương để sản xuất. Đó là những ngày tháng Gỗ Đức Thành trải qua khó khăn cùng với xã hội. Sau giai đoạn đó, thực tình, chúng tôi cũng chưa có ý định làm tiếp.
- Nguồn gỗ nguy ên li ệu của gỗ Đức Th ành thư ờng mua ở đ âu, thưa bà?
- Nguyên liệu của Gỗ Đức Thành hiện nay là gỗ cao su và gỗ tràm, đều là gỗ cây trồng. Công ty ký hợp đồng mua bán với các nhà cung cấp sản xuất trong nước, mua từ các nông trường cao su thanh lý, các nhà vườn tư nhân, có xác nhận của các cấp có thẩm quyền. Gỗ luôn có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp. Các nhà cung cấp cung ứng gỗ cho công ty thường ở các vùng lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh nên rất chủ động và dễ dàng kiểm soát. Công ty không mua nguyên liệu nhập khẩu từ các nước khác.
Chưa từng bị trả hàng xuất khẩu và mong muốn mở rộng nội địa
- Thị trường chính của G ỗ Đức Th ành là xu ất khẩu với 85% doanh thu,
c ông ty có chi ến lược đẩy mạnh thị trường nội địa hay kh ông?
- Gỗ Đức Thành chuyên làm hàng xuất khẩu vì đây là đặc thù kinh doanh từ những ngày đầu thành lập, còn thị trường nội địa là một chủ trương mới ra đời sau này.
Tôi quen với việc bếp núc nên khi làm hàng xuất khẩu cho nhiều nước, tôi phát hiện những mẫu mã này tiện dụng, đẹp, lạ mắt. Lúc đó tôi nghĩ tại sao không cải tiến kiểu dáng và chào bán những sản phẩm này cho người Việt. Sau đó, mảng kinh doanh trong nước ra đời và chiếm tỷ trọng nhỏ trong doanh thu toàn công ty.
Đã nhiều lần chúng tôi có ý định đẩy mạnh thị trường nội địa, nhưng những đơn hàng xuất khẩu lại tiêu tốn hết thời gian. Nếu có một đối tác chiến lược chuyên về mảng phân phối hợp tác, tôi tin mảng nội địa có thể thành công.
- Gỗ Đức Thành có từng gặp trường hợp bị trả hàng không?
Sau 30 năm hoạt động, công ty cũng chưa từng bị trả đơn hàng, và chưa bị bồi thường nghiêm trọng. Chúng tôi luôn cẩn trọng trong tất cả các khâu, đặt chữ tín lên hàng đầu.
- Kỷ niệm nào khi doanh nghiệp đứng trước nguy cơ bị để lại ấn tượng với bà
- Những năm 2.000, công ty lấy được đơn hàng hơn 1 triệu USD, xuất khẩu sang Đức - một thị trường đòi hỏi khắt khe về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, thương vụ lớn này lại có chuyện.
Hồi đó, khi còn hai tuần nữa là xuất hàng, cả trăm kiện hàng chờ xuất nằm ngập tràn cả xưởng, thậm chí phải thuê chỗ chứa, đối tác báo phải ngưng, do phát hiện trong sản phẩm của chúng tôi có chứa hàm lượng hóa chất không cho phép. Họ đòi bồi thường gấp đôi tiền cọc, vì bản thân họ cũng không có hàng giao cho khách đúng thời hạn.
Tôi nhận tin như sét đánh, chân đứng không vững và tưởng chừng phải nhập viện sinh con sớm vì lúc đó tôi đang mang thai ở tháng thứ 8.
Chúng tôi đã phải rà soát tất cả các quy trình và mang sản phẩm tự đi kiểm tra… và kết quả ở mức độ cho phép. Sau đó, tôi đã làm việc trực tiếp với khách, đưa ra nhiều bằng chứng mà khách không thể phủ nhận và cam kết chịu trách nhiệm về các khâu vận hành.
Cuối cùng khách hàng đã chấp thuận.
Hiện nay, các sản phẩm đều đạt tất cả các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của các nước khó tính trên thế giới.
Hai chữ "đàng hoàng" trong bí quyết kinh doanh và sự chuyển giao thế hệ
- Để x ây d ựng được Gỗ Đức Th ành như ngày nay, bí quy ết của b à là gì?
- Tôi có thể gói gọn trong 2 chữ "đàng hoàng", đó là luôn kinh doanh đàng hoàng, luôn đối xử đàng hoàng với khách hàng, với nhà cung cấp, với cán bộ - nhân viên, với cổ đông và với cả chính quyền thông qua việc nộp thuế và các nghĩa vụ khác.
Tại công ty chúng tôi, bạn sẽ thấy khắp nơi câu "Làm người thì trọng phẩm hạnh. Làm hàng thì trọng phẩm chất".
- Trong thời gian l ãnh đ ạo c ông ty, bà t ừng đưa ra quyết định n ào có thể cho là bước ngoặt ?
- Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy ra, tình hình kinh doanh rất khó khăn. Thay vì giảm công nhân, ngừng mua hàng, tôi đã chọn cách làm khác. Tôi dành thì giờ viết một lá thư với những lời lẽ chân tình, kêu gọi anh em hãy hiến kế, cùng ban điều hành tìm giải pháp để vượt qua tình huống ngặt nghèo này, vì anh em và công ty đều không có lỗi gì cả, nên tôi không thể ngừng sản xuất hay cho thôi việc.
Chính thái độ trọng thị này đã vực dậy tinh thần của mọi người và Gỗ Đức Thành đã có những giải pháp tuyệt vời từ cán bộ nhân viên. Bên cạnh đó, tôi vẫn cho xúc tiến mua nguyên liệu trong thời kỳ khủng hoảng. Sau đó, công ty đã có sẵn tiềm lực để "hốt hết" tất cả đơn hàng (vừa gấp vừa lớn) của các nhà nhập khẩu, vì sau khủng hoảng tất cả đều rất khát hàng.
- Là lãnh đ ạo một doanh nghiệp 1.200 c án b ộ nh ân viên, bà cân b ằng giữa c ông vi ệc v à gia đình như th ế n ào?
- Tôi quan niệm, cuộc sống của mình phải cân bằng theo triết lý tam giác đều, một góc dành cho tiền tài danh vọng địa vị, một góc dành cho gia đình và sức khỏe, một góc dành cho con cái. Theo tôi, phải luôn cố gắng để ba góc này bằng nhau, vì khi có một góc tù thì ắt hai góc còn lại sẽ nhọn. Do đó, tôi luôn biết xem xét nặng nhẹ để cân bằng hợp lý trong công việc và cuộc sống. Khi chồng con cần, tôi sẵn sàng gác công việc sang một bên để trở về với gia đình hoặc ngược lại.
- Chuyện chuyển giao thế hệ ở Gỗ Đức Th ành như th ế n ào?
- Phương châm kinh doanh của Gỗ Đức Thành là nền tảng ổn định, quản trị hiệu quả và phát triển bền vững. Năm 2013, tôi đã chuyển giao quyền điều hành cho ông Lê Hồng Thắng - người từng giữ chức Giám đốc sản xuất, thực sự có năng lực.
Gỗ Đức Thành là công ty sản xuất, người lãnh đạo nếu nắm rõ kỹ thuật sản xuất sẽ có đến 70% xác suất thành công. Ông Thắng cũng từng giữ chức vụ Phó Tổng giám đốc nhiều năm liền, theo sát tôi nên đã nắm rõ các mảng trong công ty, đường lối kinh doanh và quản trị doanh nghiệp.
Ông Thắng lại là em ruột tôi, điều này ít nhiều làm tôi có niềm tin cao hơn ở cam kết trung thành. Và dù đã chuyển giao điều hành, tôi vẫn là Chủ tịch HĐQT, có thể tham gia góp trong hoạt động chủ chốt của công ty.
- Bà đã nghĩ đến chuyện nghỉ hưu chưa?
- Tôi thường có ý định rút ra khỏi những vị trí chủ chốt của công ty từ rất sớm, vì ý thức phải nhường chỗ cho người mới, dành thời gian để tìm kiếm và đào tạo thêm nhân tài cho công ty.
Vì vậy, tôi đã chuyển giao công việc từ khi 50 tuổi, bây giờ dù đã 60, sức khỏe còn tràn trề (cười) nhưng tôi đã bắt đầu tìm kiếm người để thay thế vị trí Chủ tịch HĐQT. Sau đó, tôi sẽ làm một người cố vấn cho công ty chẳng hạn và vẫn có thể tham gia cùng với thế hệ trẻ, thế hệ mới để tiếp tục chăm chút và phát triển công ty.
- Bà Liễu của những ngày đầu lãnh đạo Gỗ Đức Thành và hiện tại có gì khác nhau?
- Khác nhiều lắm. Bà Liễu ngày xưa đầu tắt mặt tối, ở trên công ty có khi 10 -12 tiếng đồng hồ. Bà Liễu ngày xưa toàn mặc quần áo do chồng mua, rất hiếm khi đi mua sắm và các thú vui hay giải trí thường là chuyện xa xỉ.
Ngày nay, nếu bạn nhìn thấy những bức ảnh tôi chụp, những bình hoa tôi cắm, những chiếc bánh tôi làm, hay bạn nhìn thấy tôi chưng diện ngày nay, chắc khó có thể tin đó là bà Liễu của ngày xưa (cười). Thế hệ tiếp nối của tôi đã góp phần tạo ra điều đó, vì các em ấy đã thay tôi gánh vác nhiều chuyện ở Gỗ Đức Thành, đã tiếp tục đưa doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng tốt.
- Xin cảm ơn bà!
Theo P.V