Từ tiêu dùng truyền thống đến Hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ

Chia sẻ Facebook
27/08/2022 08:23:37

Kể từ sau đại dịch COVID-19, thị trường bán lẻ đã chứng kiến một sự thay đổi rõ rệt về mặt xu hướng, thị hiếu và tâm lý của người tiêu dùng. Điều này đặt ra một bài toán đối với các doanh nghiệp bán lẻ - đặc biệt là các doanh nghiệp trong nước, đó là cần phải đưa ra những thay đổi về mặt chiến lược, mô hình và phương pháp nhằm vươn lên dẫn đầu thị trường trong thời gian sắp tới.

Dịch vụ

Từ tiêu dùng truyền thống đến Hệ sinh thái tiêu dùng - công nghệ


Trước bối cảnh đó, HSC tổ chức hội thảo C2C – Connecting to Customers vào ngày 30/08/2022. Buổi hội thảo sẽ có sự tham gia của các chuyên gia đến từ HSC và Masan, nhằm thảo luận về tương lai của ngành bán lẻ tại Việt Nam, cũng như những cơ hội đầu tư đối với cổ phiếu Masan ( MSN ) nói riêng và ngành bán lẻ nói chung.


Chúng tôi có bài phỏng vấn với Chị Vũ Thị Thu Thủy - Giám đốc Bộ phận Thông tin & Nhận định thị trường, Khối Khách hàng Cá nhân của HSC về chương trình này.

Chị Thủy có thể giới thiệu qua về các mô hình bán lẻ tại Mỹ từ trước đến nay?

Một mô hình sớm nhất của thị trường bán lẻ trong giai đoạn những năm trước 1929 có thể kể đến mô hình “Phố chợ”, hay còn được gọi là “Market Shopping Street”. Đây là một mô hình truyền thống trong đó tất cả các mặt hàng đều được trao đổi ở các khu chợ kéo dài dọc các phố.

Mô hình "Phố chợ" (trước 1929)

Tới năm 1929, mô hình siêu thị - “Supermarket” ra đời với sự xuất hiện của những siêu thị đầu tiên tại Mỹ, và người dân Mỹ dần thay đổi địa điểm mua sắm từ những khu “phố chợ” sang các siêu thị. Đến nay thì mô hình siêu thị vẫn là một mô hình vô cùng phổ biến, với 83% dân số Mỹ vẫn đi siêu thị để mua sắm nhu yếu phẩm hằng ngày.

Mô hình Siêu thị (1929 - trước 1950)

Southdale Centre - TTTM đầu tiên tại Mỹ

Từ sau 1950, mô hình bán lẻ “Trung tâm thương mại” ra đời với sự mở cửa của trung tâm thương mại Southdale Center, và chỉ sau 40 năm thì tại Mỹ đã có tới hơn 76,397 Trung tâm thương mại.

Tiếp nối các Trung tâm thương mại là “Thời đại” của Thương mại điện tử (E-commerce), bắt đầu từ 1994 cùng với sự ra đời của Amazon, sau đó bùng nổ mạnh mẽ trong những năm 2000s nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thị trường công nghệ. Tới 2007, Apple lần đầu giới thiệu Iphone, và sự ra đời của Smartphone đã tiếp tục đẩy mạnh xu hướng Mobile Shopping/ E-commerce trên toàn thế giới.

Và kể từ 2010 cho đến nay, các doanh nghiệp bán lẻ đã thực hiện kết hợp cả bán lẻ điện tử và truyền thống vào mô hình kinh doanh của mình, tạo ra một trong những mô hình có thể nói là đầy đủ và thành công nhất – mô hình “Offline to Online” (O2O). Người tiêu dùng có thể xem trước trên website, thậm chí đặt hàng ngay trên web và hàng sẽ được giao đến tận cửa. Và ngược lại, khách hàng có thể xem trước những sản phẩm tại cửa hàng, rồi kết hợp đặt hàng trực tuyến sau khi đã về nhà một cách vô cùng thuận tiện & dễ dàng.

Vậy mô hình bán lẻ của Walmart là gì?

Walmart từ lâu đã theo đuổi mô hình “Đại siêu thị” – với nhiều cửa hàng, siêu thị quy mô lớn được đặt tại khắp nước Mỹ. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, để có thể giữ vững vị thể của mình trên thị trường nội địa cũng như quốc tế, Walmart cũng đã dần chuyển hướng sang mô hình Offline-to-Online (O2O), với mảng Thương mại điện tử ngày càng được mở rộng và đẩy mạnh, đặc biệt sau sự chuyển biến của xu hướng tiêu dùng sau đại dịch COVID-19. Ngoài ra, lợi thế của Walmart còn nằm ở vị thế số 1 của hãng, khả năng cung cấp sản phẩm tiêu dùng thiết yếu ở một mức giá rẻ, và khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của các tệp khách hàng khác nhau.

Nhưng đặc biệt hơn cả, sự thành công của Walmart là nhờ việc xây dựng một “hệ sinh thái tiêu dùng” khép kín, được hình thành thông qua các hoạt động mở rộng và M&A của Walmart. Chính nhờ “hệ sinh thái” này mà Walmart đã không chỉ giữ vững được vị thế là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu, mà còn là một trong những doanh nghiệp hiếm hoi có khả năng tồn tại và thậm chí phát triển qua thời kỳ đại dịch COVID-19. Đây cũng chính là mô hình mà Masan – doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, đang theo đuổi & hướng tới.

“Hệ sinh thái tiêu dùng – công nghệ” – tương lai mới của ngành bán lẻ tại Việt Nam và tầm nhìn của Masan

Nguồn: The NRF Top 50 Retailers 2022, Kantar, Statista

Xu hướng “số hóa” đang ngày càng được đẩy mạnh tại thị trường Việt Nam, với một tỉ lệ ngày càng lớn người tiêu dùng thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán thông qua các kênh online, hoặc kết hợp cả hai hình thức online và offline nhằm đáp ứng nhu cầu của mình. Nhận ra được sự thay đổi này, Masan - với vị thế là doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam, đã đi tiên phong trong việc xây dựng một “Hệ sinh thái tiêu dùng – Công nghệ”, thông qua hàng loạt thương vụ M&A các doanh nghiệp công nghệ trong thời gian gần đây.


Chị Vũ Thị Thu Thủy bổ sung thêm: Masan đang sở hữu hệ sinh thái Tiêu dùng - Công nghệ độc đáo có khả năng đáp ứng 80% chi tiêu tiêu tiêu dùng của người Việt ở các lĩnh vực nhu yếu phẩm, dịch vụ tài chính và phong cách sống, khả năng cá nhân hóa dịch vụ sản phẩm nhằm mang đến cho người tiêu dùng trải nghiệm vượt trội, cùng với đó là biên lợi nhuận gộp cao ở mức 23%. Vậy cụ thể hơn dự án hiện tại và sắp tới mà Masan theo đuổi là gì? Hội thảo C2C được Chứng khoán HSC tổ chức vào 15h30 ngày 30/08/2022 tới đây sẽ khai thác chủ đề: “Masan: Từ tiêu dùng truyền thống đến đế chế tiêu dùng – công nghệ” với 02 khách mời đặc biệt đến từ Tập đoàn Masan. Đây là cơ hội để nhà đầu tư lắng nghe những chia sẻ của doanh nghiệp về tiềm năng của ngành bán lẻ tại Việt Nam, cũng như những định hướng của Masan trong tương lai. Đặc biệt, chương trình còn có thêm Đố vui có thưởng nhằm giúp nhà đầu tư vừa thoải mái khi tham gia sự kiện vừa nạp thêm kiến thức về ngành Bán lẻ.


Chuỗi hội thảo "Connecting to Customers” được HSC tổ chức định kỳ hằng tháng/ quý nhằm kết nối nhà đầu tư với lãnh đạo các doanh nghiệp và các chuyên gia phân tích, tư vấn của HSC .

Nhà đầu tư đăng ký tham dự Hội thảo tại : https://event.hsc.com.vn/c2c_msn/ Mở tài khoản đầu tư tại HSC trong 3 phút tại đây : https://register.hsc.com.vn/

Chia sẻ Facebook