Từ đau bụng đến tử vong chỉ 2 ngày, phải cảnh giác với căn bệnh cực nguy hiểm này

Chia sẻ Facebook
15/04/2023 20:15:52

Ông Vương (62 tuổi, Trung Quốc) đột nhiên bị đau vụng dữ dội, nghĩ rằng có thể mình đã ăn nhầm thứ gì nên đã đến bệnh viện khám.


Bác sĩ kiểm tra và khám sức khỏe cho ông, phát hiện trên bụng có một cục u, ấn nhẹ vào thì ông kêu đau, tình trạng này không hoàn toàn giống viêm ruột.

Bác sĩ yêu cầu ông Vương đi chụp CT vì đau bụng có nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như viêm túi mật, viêm tụy, viêm ruột thừa,…

Kết quả CT cho thấy ông Vương có một khối phình động mạch chủ bụng rất lớn và cần phẫu thuật ngay, nếu không sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Tuy nhiên, ông Vương cho rằng kết quả không đúng, lâu nay ông không có dấu hiệu gì lạ, chỉ có huyết áp hơi cao. Vì vậy, ông Vương kiên quyết không làm phẫu thuật.

Hai ngày sau, ông Vương qua đời. Trước đó, ông Vương đau bụng dữ dội rồi ngã xuống đất, người nhà gọi xe cấp cứu đưa đến bệnh viện nhưng không kịp.


Phình động mạch chủ nguy hiểm hơn cả ung thư

Phình động mạch chủ bụng không phải là khối u hay ung thư mà là dị dạng mạch máu. Động mạch của chúng ta giống như những quả bóng bay dài, có độ đàn hồi tốt. Phình động mạch chủ bụng xuất hiện khi một đoạn động mạch chủ bụng bị giãn với đường kính lớn hơn 3 cm hoặc tăng 50%.

Khi phình động mạch chủ bụng lớn hơn 6 cm, nguy cơ vỡ là rất cao và tỷ lệ sống sót sau 3 năm chỉ là 20%. Nếu bị vỡ, cơ hội sống sót chỉ còn ½.


Các dấu hiệu của vỡ động mạch chủ bụng


1. Đau bụng dữ dội

Khi phình động mạch chủ bụng chèn ép khoang tiêu hóa sẽ gây đau dữ dội vùng bụng và gây ra triệu chứng táo bón. Nếu khối u lồi ra sau cũng sẽ gây ra triệu chứng đau thắt lưng.


2. Sốc do mất máu

Vỡ động mạch chủ bụng có thể gây xuất huyết ồ ạt trong ổ bụng, sau đó là sốc mất máu, đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Đau bụng không chịu nổi là một biểu hiện điển hình của bệnh phình động mạch chủ bụng bị vỡ, tuy nhiên nhiều người cho rằng do ngộ độc thực phẩm hoặc đau dạ dày bình thường nên bỏ qua.


Phòng ngừa phình động mạch chủ bụng


1. Kiểm soát huyết áp cao

Huyết áp cao là yếu tố nguy hiểm nhất đối với phình động mạch chủ bụng, nó sẽ gây tổn thương thành động mạch chủ, kích thích nó giãn nở, tăng nguy cơ gây bệnh, dễ gây thuyên tắc phổi và các bệnh khác. Vì vậy, bệnh nhân cao huyết áp cần chủ động kiểm soát tình trạng bệnh.


2. Không hút thuốc

Chất hắc ín, methionine và các thành phần khác có trong thuốc lá sẽ làm mất hoạt tính của α1-AT, dễ dẫn đến thoái hóa elastin thành động mạch chủ và gây phình động mạch chủ.


3. Tránh chế độ ăn nhiều chất béo

Sự xuất hiện của chứng phình động mạch chủ bụng có liên quan trực tiếp đến xơ cứng động mạch. Việc phòng ngừa xơ cứng động mạch cần có chế độ ăn kiêng, nên giảm lượng thức ăn nhiều chất béo và cholesterol cao hàng ngày.


4. Kiểm tra định kỳ

Phình động mạch chủ bụng thường không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu và chỉ có thể được phát hiện khi khám sức khỏe. Các xét nghiệm thường được sử dụng bao gồm siêu âm, CT tăng cường, chụp mạch CT và chụp mạch xóa kỹ thuật số.

Phình động mạch chủ bụng đe dọa lớn đến an toàn tính mạng, khởi phát rất khẩn cấp, cần quan sát biểu hiện của cơ thể hằng ngày, một khi phát hiện bất thường phải kịp thời đi khám và điều trị.


Thùy Trang (Theo Aboluowang)

Chia sẻ Facebook