Từ câu chuyện tòa nhà Pháp cổ 61 Trần Phú – Quy hoạch Hà Nội dành cho ai?
Từ câu chuyện tòa nhà Pháp cổ 61 Trần Phú - Quy hoạch Hà Nội dành cho ai? - Câu hỏi như sợi chỉ xuyên suốt buổi trò chuyện với họa sĩ Vũ Huy.
Nhiều người yêu di sản Hà Nội đã ngỡ ngàng, tiếc nuối khi tòa nhà Pháp cổ chạy dọc 4 mặt phố Hùng Vương – Trần Phú – Lê Trực – Nguyễn Thái Học, cạnh quảng trường Ba Đình, bị phá dỡ ra tới mặt ngoài để xây cao ốc 11 tầng. Sau hơn một tháng tạm dừng phá dỡ để kiểm tra, mới đây UBND TP Hà Nội ra báo cáo gửi Bộ Xây dựng cho hay công trình Postef cao 11 tầng sẽ xây dựng tại vị trí trên “là phù hợp” và dự án “có thể tiếp tục triển khai”.
UBND TP Hà Nội: ‘Công trình Postef cao 11 tầng, tương đồng Nhà Quốc hội là phù hợp’
N ghệ sỹ ưu tú Vũ Huy, người sinh ra và lớn lên ở Hà Nội đã có buổi chia sẻ dài với Trí Thức VN về dấu ấn ký ức và góc nhìn về đời sống của ông với tòa nhà Pháp cổ ở 61 Trần Phú nói riêng và Hà Nội trong dòng biến động nói chung. Từ câu chuyện tòa nhà Pháp cổ 61 Trần Phú – Quy hoạch Hà Nội là dành cho ai? – câu hỏi ấy như sợi chỉ xuyên suốt buổi trò chuyện với họa sỹ Vũ Huy.
Ông Vũ Huy được biết đến là họa sỹ thiết kế hàng đầu, thiết kế bối cảnh của nhiều bộ phim nổi tiếng như “Ngã ba Đồng Lộc”, “Ký ức Điện Biên”, “Đêm hội Long Trì”, “Người Mỹ trầm lặng”, “Đông Dương”, “Đất nước tươi đẹp”, “Mùa hè chiều thẳng đứng”, “Kong: Skull Island”…
Là một người sinh ra và lớn lên tại Hà Nội, ấn tượng của ông về tòa nhà Pháp cổ tại số 61 Trần Phú là gì?
Một điều chắc chắn tôi biết, thời đó tôi đi chơi, đi học, đi qua đó cảm thấy mênh mông, có bốn mặt, một mặt là phố Nguyễn Thái Học, một mặt là phố Lê Trực (hoặc sau này là Trần Phú). Bản chất của tòa nhà đó là một trường học của tu viện, dạy cho con em người Pháp và con em Việt Nam nói tiếng Pháp.
Toàn bộ Xanh-pôn là nơi các tu sĩ ở, có một phần nhà thờ. Đại sứ quán Liên Xô cũng là nơi thuộc về các ma sơ. Họ làm các việc nhân đạo như nuôi trẻ con mồ côi, chăm sóc người ốm yếu… nói chung đó là một tổ chức nhân đạo rất tốt của bên Công giáo. Cho nên kiến trúc của nó rất đẹp. Nó được sử dụng cho đến tận năm 1954.
Còn Xanh-pôn sau đó được sử dụng thành bệnh viện. Tại sao lại thành bệnh viện? Vì năm 1946 khi nhiều người bị thương, các ma sơ đưa vào đó, các ma sơ đều có nghề về y tế hết, nên là thành chỗ cứu giúp mọi người. Sau này là cứu chữa cho người ốm, nhưng không phải cơ sở y tế chuyên nghiệp. Cho nên khi người Pháp quay trở lại thì tu viện lại hoạt động bình thường. Ông Xanh-pôn là một ông thánh được dòng này tôn thờ.
Sau năm 54, khi Việt Nam tiếp quản thì thành Bệnh viện Xanh-pôn, còn Đại sứ quán Liên Xô là đối diện Bệnh viện Xanh-pôn.
Sân chỗ đó rất rộng, theo tôi thì sân đó là nơi chơi, đi dạo, để tâm hồn thư thái… cho tất cả học sinh. Xung quanh gần như hình chữ O mà, còn phòng ăn, phòng sinh hoạt… Tôi vào rồi, sân rộng lắm. Đó là trường học của tu viện, có thể ngay từ đầu không phải là trường học mà là tu viện. Nhưng sau đó nhu cầu ngày càng thay đổi thì sử dụng thành trường, chứ trước là nơi ăn ở, sinh hoạt… của các nữ tu.
Sau năm 54, tòa nhà thành nhà máy cơ khí thô sơ. Hồi nhỏ tôi vào rồi, chuyên môn làm mấy cái ốc vít, ốc sườn xe đạp này, máy cơ khí.. Họ đặt những máy nặng vài tấn lên mặt gỗ lim lên trên sàn nhà, sàn nhà thời Pháp mà. Những cái máy lớn bằng cả cái nhà, đen thùi thũi… Mỗi máy khoảng 2-3 công nhân, tiện, đục, khoan…
Sau này mới làm thành nhà máy, chứ trước đó là trường học đấy chứ, sân rộng lắm. Cửa sổ cao lắm, ánh sáng vào đẹp lắm, để trẻ em, học sinh vào đó học.
Cho nên tòa nhà đó nếu làm đúng, là giữ được kiến trúc và sử dụng nó thành một trường. Bây giờ chỉ cần giữ nguyên căn nhà đó thôi, cùng lắm là hạ những cửa sổ xuống cũng được, nhưng vẫn phải giữ được kiến trúc cửa sổ Pháp.
Chứ lại phá đi rồi làm dự án, tôi đã xem bản vẽ…. Nhưng đó là một sự tất yếu của quan điểm quản lý hiện nay. Có một câu nói kinh điển thường được nhắc đến: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác” (Nhà thơ Abutalip của Đaghextan) .
Tuy nhiên, những người ủng hộ việc xây mới cho rằng không thay thế thì góc phố đó không thể phát triển lên được.
Phá đi thì chắc chắn làm giàu cho một tư nhân, là vừa phá kiến trúc Hà Nội, vừa phá lịch sử Hà Nội trong khi mình trân trọng từng cái xe đạp, từng đồ vật, mà lại phá cả một cái nhà. Diện tích ấy làm thành một trường học hoặc một nơi cho các cháu, một vài cái sân, một vài bể bơi, còn lại làm xưởng học vẽ… Xin nói rằng sinh hoạt văn hóa tại Hà Nội đang là quá thiếu. Sang bên kia mà học người ta, chỉ 200 nghìn dân thôi đã có một cơ sở vừa thể thao vừa văn hóa. Đây 10 triệu dân mà vẫn cứ phá đi.
Nếu đã nói đến đời sống văn hóa tại Hà Nội, ông có cho rằng thành phố đang bị thiếu…?