Từ câu chuyện Elon Musk sa thải nhân viên Twitter, thực trạng người lao động lương cao nhưng không làm việc
Thế giới giật mình khi Elon Musk sa thải ¾ nhân viên Twitter, đây là quyết định tàn nhẫn hay chỉ đang giải quyết vấn đề kinh tế nhức nhối?
Cả thế giới phải giật mình khi Elon Musk sa thải ¾ nhân viên của Twitter. Đây là một quyết định tàn nhẫn hay Elon chỉ đang giải quyết những vấn đề kinh tế nhức nhối?
Ngày 26 tháng 2, những người theo dõi Twitter hẳn đã vô cùng sửng sốt khi Elon Musk sa thải thêm 10% lực lượng lao động của công ty. Điều này có nghĩa là cứ 4 nhân viên thì có 3 người bị sa thải trước khi Elon Musk chính thức tiếp quản. Twitter là một doanh nghiệp hùng mạnh với 7.500 nhân viên nhưng hiện tại họ đã phải loại bỏ 75% trong số đó, thực trạng này cho thấy họ đã mắc phải sai lầm lớn trong quá trình tuyển dụng.
Hiện tại Twitter vẫn đang hoạt động rất tốt. Hầu hết các chính sách điều tiết thao túng của nó đã biến mất, chỉ còn tồn tại một số theo các quy tắc của châu Âu. Nhìn chung, người dùng vẫn đang được sử dụng Twitter một cách mượt mà, không khác gì trước đây, thậm chí còn được trải nghiệm thêm các tính năng mới.
Một trong các tính năng hiện đang rất được yêu thích của Twitter là “Không gian Twitter” (Twitter Spaces). Twitter Spaces là một tính năng giống như nhà câu lạc bộ cho phép bạn tạo hoặc tham gia các phòng âm thanh trực tiếp trên nền tảng. Vì tính năng này được tích hợp vào Twitter, người sáng tạo không phải trải qua quá trình xây dựng khán giả hoặc lượt theo dõi mới để thu hút những người theo dõi trên Twitter của họ. Twitter Spaces hiện được công khai theo mặc định, nghĩa là, bất kỳ ai trên Twitter đều có thể tham gia Không gian của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể tắt micrô và chỉ cho phép người khác tham gia với tư cách người nghe hoặc giữ tùy chọn mở để họ quyết định. Như vậy, bạn có thể thoải mái dành thời gian để lắng nghe và tương tác với mọi người dựa trên các chủ đề trong chương trình theo thời gian thực. Các Không gian này thực sự gây nghiện. Người dùng được sử dụng miễn phí và dễ dàng là điều tuyệt vời nhưng công ty cũng phải tính đến lợi nhuận. Các tính năng của Twitter có thể phát triển mạnh mẽ hơn trong suốt 3 năm trước khi Musk tiếp quản nhưng họ lại không làm được. Vị lãnh đạo mới đến tin rằng bước đầu tiên để công ty tạo ra lợi nhuận chính là cắt giảm chi phí lao động không cần thiết.
Một trong những người bị chấm dứt hợp đồng sớm là giám đốc điều hành cấp cao Esther Crawford – người gây xôn xao mạng xã hội với bức ảnh nằm ngủ trên sàn công ty. Làm sao chúng ta biết cô ấy ngủ trên sàn nhà? Bởi vì cô ấy đã tự đăng ảnh lên Twitter. Có lẽ Esther đăng như vậy để thể hiện sự cống hiến của bản thân và mong rằng sẽ không bị đuổi việc nữa, nhưng cách làm này khá là kỳ quặc. Nếu bạn thực sự làm việc chăm chỉ và hiệu quả thì chiếc ghế của bạn sẽ không bao giờ lung lay cả.
When your team is pushing round the clock to make deadlines sometimes you #SleepWhereYouWork https://t.co/UBGKYPilbD
— Esther Crawford ✨ (@esthercrawford) November 2, 2022
Trong lĩnh vực này, phần lớn người lao động đều coi trọng việc chăm chút hình ảnh bên ngoài hơn là tạo ra giá trị bên trong. Họ chủ yếu dựa vào sơ yếu lý lịch và các chứng chỉ giáo dục của mình để bòn rút những khoản lương khổng lồ từ công ty. Mọi thứ vẫn vận hành như vậy trong nhiều năm nhưng giờ đây nó đang trên đà kết thúc. Cả một thế hệ của giai cấp tư sản chuyên nghiệp đang được đưa vào khuôn khổ của đạo đức làm việc tư bản chủ nghĩa. Họ chưa bao giờ được học về điều này ở trường và các công ty họ từng làm việc trước đây cũng không dạy cho họ.
Elon không phải là một người đàn ông tàn nhẫn hay độc ác. Ông chỉ muốn giải quyết các thực trạng kinh tế. Chi phí lao động của Twitter đang bùng nổ ở mức đáng báo động. Điều tương tự cũng xảy ra với nhiều công ty công nghệ phát triển mạnh trong thời gian phong tỏa. Ngay cả trước khi phong tỏa, nhờ chính sách lãi suất bằng 0 của Fed, những người làm việc trong lĩnh vực này gần như đã “nhắm mắt đưa chân” để tuyển nhân sự. Họ thuê bạn bè của mình và bạn của bạn bè, sự hỗn loạn dường như không có giới hạn.
Đó là thời kỳ mà chúng ta chứng kiến sự ra đời của hàng loạt lý thuyết quản lý chưa từng thấy trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. Họ nói rằng mục đích phấn đấu của một công ty không phải là bán hàng, hoàn thành xuất sắc công việc hay phục vụ các cổ đông. Những lý tưởng này được chính trị hóa bằng những từ viết tắt nghe có vẻ hoa mỹ, chẳng hạn như ESG và DEI.
Cũng trong thời kỳ này, mọi công việc đều đi kèm với rất nhiều lợi ích, ví dụ như thời gian nghỉ dưỡng sức không giới hạn. Các công ty thậm chí còn tạo ra một bộ phận nhân sự với quyền hạn và ngân sách khổng lồ, được vận hành như một phòng xử án tại nơi làm việc để nhân viên có thể thoải mái trình bày những nỗi bất bình.
Những người lao động làm những công việc có mức lương thấp bắt đầu thể hiện sự tận tâm của họ đối với việc “cân bằng giữa công việc và cuộc sống”. Đó là cách nói hoa mỹ, còn nghĩa đen là họ không thích công việc. Một vấn đề nổi cộm khác là những người trẻ tuổi không cố tìm việc có mức lương cao ngất nữa mà họ coi trọng những kinh nghiệm mà công việc đó có thể mang đến cho mình hơn. Các nhà tuyển dụng nên chú ý đến điều này để có thể cân bằng cả hai.
Khi tình trạng phong tỏa diễn ra, họ không nhàn tản ở công ty nữa mà họ nhàn tản ở nhà. Thực trạng này diễn ra trong hai năm.
Trên thị trường có hàng loạt cuốn sách nói về cuộc sống khốn khổ trong các công ty và chỉ trích các ông chủ tồi. Các vụ kiện chồng chất không hồi kết, môi trường làm việc trở thành nơi chứa đựng sự bất mãn và tức giận.
Tại sao điều lại xảy ra? Bởi vì sự vô dụng sẽ ăn mòn tinh thần của con người. Tính lười biếng và xảo quyệt không hề tốt cho chúng ta, cả về mặt tinh thần và đạo đức. Người ta vẫn thường nói “Idle hands do the devil’s work” – Ma quỷ sẽ tìm việc cho người nhàn rỗi làm, nghĩa là nếu người ta không có việc gì làm, họ có khả năng dễ bị cám dỗ vào những vấn đề rắc rối hoặc dính vào tội phạm. Thật vậy, hiện tại có hàng triệu người được trả lương cao nhưng lại đánh mất lòng tự trọng, thui chột kỹ năng và thậm chí quên luôn cả cách hành xử cơ bản giữa người với người.
Bây giờ, các công ty này đang phải sống trong một môi trường kinh tế mới. Fed bắt đầu làm việc để hạ nhiệt lạm phát. Nhưng đã có một vấn đề vốn đã hiện hữu và đến bây giờ vẫn đang nhức nhối. Họ không thể áp dụng mức lãi suất từ 5% đến 10% và thu về hàng nghìn tỷ đô la tiền dư thừa đang trôi nổi xung quanh. Họ phải bắt đầu ở mức gần bằng 0% và tăng lãi suất trước tốc độ mất giá của đồng đô la.
Điều này đòi hỏi các công ty phải thích nghi với chính sách lãi suất có tốc độ thay đổi nhanh nhất trong lịch sử. Hiện tại chúng ta vẫn chưa thể nhìn thấy con số cuối cùng nhưng bạn có thể xem xét tác động của sự thay đổi đối với quỹ đạo vốn theo góc nhìn kinh tế vĩ mô. Các ngành công nghiệp sản xuất cồng kềnh hứa hẹn lợi nhuận trong dài hạn không còn là tiêu điểm chính mà vốn đang tìm đến với những thứ mang lại lợi nhuận thực tế.
Những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ ngày nay đang tìm cách cắt giảm chi phí. Chiến lược sa thải 3 trên 4 người được trả lương cao nhưng làm việc không hiệu quả của Elon khiến cả thế giới phải giật mình.
Thời gian phong tỏa kéo dài khiến chúng ta phải chấp nhận thiệt hại rất lớn về năng suất làm việc và cả sự thụt lùi của nhân tài. Chính sách lãi suất bằng 0 bắt đầu từ năm 2008 cũng mang tới hệ quả tương tự. Chúng bóp méo cơ cấu sản xuất một cách ồ ạt và biến cả một thế hệ những người lao động thông minh thành những chiếc máy bay không người lái lười biếng. Giờ đây, người lao động chỉ còn mỗi kỹ năng vẽ phác thảo trên giấy/máy.
Thực trạng này sẽ không dễ thay đổi. Lời khuyên cuối cùng dành cho tất cả chúng ta là: Nếu muốn giữ công việc, điều chúng ta cần làm không phải là đăng ảnh thể hiện sự cống hiến lên mạng xã hội, mà hãy làm việc chăm chỉ và tạo ra giá trị thực sự cho công ty.
Minh Minh/ Theo Epoch Times
Tại nơi làm việc, nhà quản lý sẽ luôn quan sát bạn từ những góc độ này Tại nơi làm việc, nhà quản lý của công ty sẽ luôn quan sát người mới từ mọi khía cạnh.