Từ cà chua, thịt heo cho đến kim chi: Một loạt chỉ báo "đời thường" cho thấy lạm phát toàn cầu đang căng thẳng như thế nào

Chia sẻ Facebook
19/05/2022 23:38:52

Bloomberg đã liệt kê một số loại hàng hoá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Các mặt hàng này hầu hết đều ghi nhận mức tăng lớn, là một phần nguyên nhân đẩy tỷ lệ lạm phát lên cao.

Việc Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng mạnh trong thời gian vừa qua không chỉ được thể hiện qua những báo cáo, con số được công bố. Ví dụ, CPI của Mỹ là "minh hoạ" của 243 loại hàng hóa trong suốt lịch sử 101 năm theo dõi. Trong khi đó, CPI của một số nước đang phát triển, dù không có nhiều mặt hàng như Mỹ, cũng thể hiện rõ mức độ căng thẳng của lạm phát.

Dưới đây là những loại hàng hóa thể hiện cho chỉ số lạm phát ở một số quốc gia trên thế giới được các phóng viên của Bloomberg theo dõi.

Giá của ớt đỏ - thành phần quan trọng của sambal, loại gia vị cay có màu đỏ, được coi là một lý do khiến lạm phát tại quốc gia Đông Nam Á này đạt mức cao nhất trong 2 năm vào tháng 3. Chỉ số đo lường lạm phát của Indonesia đã tăng cao hơn vào tháng 4, với dầu cọ là nguyên nhân chính.

Phóng viên David Goodman của Bloomberg đã coi loại bánh này là chỉ báo hàng đầu cho cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt ở Anh. Greggs - chuỗi cửa hàng bánh mỳ lớn, đã tăng giá loại bánh phổ biến này vào tháng 12/2020, sau đó họ lại nâng giá vào tháng 1/2022 do chi phí nhân công và nguyên liệu tăng cao.

Tháng 3, Greggs cảnh báo họ có thể tiếp tục điều chỉnh giá, điều này ảnh hưởng lớn đến "túi tiền" của những người lao động luôn muốn có bữa ăn trưa không đắt đỏ tại văn phòng.

1 thập kỷ trước, việc cựu Thủ tướng George Osborne áp thuế với bột làm bánh đã khiến cả nước Anh náo loạn. Liệu lần này người dân có bất bình vì chiếc bánh cuộn xúc xích?

Phóng viên Molly Smith chia sẻ: "Tôi đã theo dõi giá của các nguyên liệu để làm salad chế biến sẵn trong CPI từ tháng 1 năm ngoái để đánh giá tốc độ tăng khi người lao động quay trở lại văn phòng. Chỉ số này đã tăng mạnh kể từ tháng 6/2021 và tăng hơn 1 điểm phần trăm vào tháng 4."

Cô nói thêm: "Sống ở New York, tôi từng chi 11 USD cho đĩa salad của Sweetgreen hay thương hiệu tương tự. Nhưng việc một đĩa giờ lên tới 15 USD làm tôi thực sự ‘khó nuốt’."

Các nhà mạng "xứ hoa anh đào" đã hạ chi phí hơn 1 nửa trong năm ngoái trước áp lực từ phía chính phủ. Theo đó, CPI của Nhật Bản đã giảm. Tác động của động thái mới này đã được phản ánh trong CPI tháng 4. Do đó, yếu tố này cùng giá năng lượng tăng cao đã giúp lạm phát đạt 2% theo mục tiêu của NHTW Nhật Bản (BOJ) lần đầu tiên trong 7 năm

Giá của loại thực phẩm này luôn biến động. Những người bán hàng rong ở Cairo thậm chí còn nói thật lớn rằng "những quả cà chua thật điên rồ" để lôi kéo mọi người mua nhanh trước khi giá leo thang. Tình trạng giá cả tăng mạnh gần đây đặc biệt ảnh hưởng lớn đến 1 quốc gia có khoảng 1 nửa dân số sống dưới mức nghèo khổ theo tiêu chí của WB.

Hiện tượng "Couchmageddon" xảy ra khi hàng triệu người Mỹ không thể ra khỏi nhà, chỉ thích nằm trên ghế sofa và đặt hàng những chiếc ghế mới. Sau 2 năm đại dịch, giá đồ nội thất ở Mỹ vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt.

Thịt lợn được ước tính là thành phần có tỷ trọng lớn nhất trong CPI của Trung Quốc - quốc gia vừa là nhà sản xuất, vừa là nhà tiêu thụ thịt lớn nhất thế giới. Giá thịt lợn đã giảm ở mức 2 con số trong các tháng từ đầu năm 2022, một phần do cung vượt cầu. Dự đoán giá sẽ tăng, những người nông dân đã "vỗ béo" lợn lên gần gấp đôi trọng lượng trung bình. Song, những con lợn siêu to lại được đưa ra thị trường đúng lúc giá đã hạ nhiệt.

Giá đồ may mặc nữ - chiếm tỷ trọng lớn hơn trong CPI so với đồ nam giới, đã giảm trong thời kỳ đại dịch. Loại hàng hóa này đã tăng giá một chút khi người tiêu dùng chuyển từ dùng đồng phục sang đồ tập yoga và các loại áo rộng rãi vì chỉ ở trong nhà.

Bắt đầu từ tháng 9 năm ngoái, chỉ số này đã tăng trong 5 tháng liên tiếp khi người Mỹ nhận thấy quần áo mặc trong thời kỳ đại dịch không còn vừa với họ và thay đổi trang phục để quay trở lại văn phòng. Kể từ khi chạm mức trước đại dịch vào hồi tháng 2, loại hàng hóa này đã giảm giá, một dấu hiệu cho thấy chi tiêu của người tiêu dùng đang chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ.

Giá của món ăn quan trọng đối với người Hàn Quốc đã tăng vọt lên mức cao chưa từng có vào tháng 3. Theo đó, Nội các của Tổng thống mới đắc cử Yoon Suk Yeol đã tổ chức một cuộc họp giữa các nhà phân phối thực phẩm và nông dân trong cây để tìm cách hạ nhiệt giá món ăn này cùng nhiều loại khác.

Chính sách zero Covid của Australia trước đây khiến nhiều gia đình buộc phải hủy các chuyến đi. Giờ đây, khi mọi hoạt động trở lại bình thường, người Australia đang "lên đường". Nhu cầu đối với phòng khách sạn, không gian tại các công viên và chuyến bay nội địa ngày càng tăng, đẩy CPI lên cao.

Giá thịt gà rút xương đông lạnh - một trong những nguồn cung cấp protein giá hợp lý nhất ở Nam Phi, đã tăng đột biến. Nguyên nhân phần lớn là do thuế nhập khẩu tăng mạnh và thuế bán phá giá lên tới 265%. Căng thẳng Nga - Ukraine đã khiến chi phí thức ăn và vận chuyển tăng cao. Một nhóm đại diện cho các nhà nhập và xuất khẩu nước này đã cảnh báo người tiêu dùng đang phải "đối mặt với cơn sóng thần giá thịt gà" và kêu gọi chính phủ can thiệp.

Christoph Mai - trưởng bộ phận giá tiêu dùng của Văn phòng Thống kê Liên bang Đức, cho biết hình ảnh các nhà máy đổ bia xuống cống trong đợt phong tỏa năm 2020 gần như khiến ông rơi nước mắt. Chỉ số theo dõi ngành này đã sụt giảm so với những loại hàng hoá, dịch vụ khác vào mùa hè năm ngoái. Hiện tại, khi mùa "uống bia" đang đến gần, các nhà sản xuất cảnh báo rằng họ phải vượt qua những đợt tăng giá lớn.

Phóng viên Monique Vanek bắt đầu lo ngại về lạm phát khi Bộ trưởng Tài chính Uganda - Matia Kasajia, hồi tháng 3 bày tỏ sự lo ngại về giá xà phòng tăng vọt. Nguyên nhân đằng sau đó là giá dầu cọ tăng - do lệnh cấm xuất khẩu của Indonesia và hoạt động xuất khẩu dầu hướng dương từ Ukraine bị gián đoạn.

Loại nguyên liệu cho món ăn trưa được ưa chuộng của Mexico và là "nền tảng" tạo ra bánh taco nổi tiếng đã tăng giá mạnh trong năm qua do giá ngô tăng. Đây là 1 trong 24 mặt hàng chủ lực nằm trong kế hoạch chống lạm phát được Chính phủ nước này công bố vào tháng trước.

Tài xế xe tải ở Brazil đã tổ chức các cuộc biểu tình vào năm 2018 để phản đối việc giá nhiên liệu tăng cao. Tổng thống Jair Bolsonaro đã công khai chỉ trích Petrobras - công ty dầu khí nhà nước, và bày tỏ thái độ không đồng tình với việc lợi nhuận của họ tăng mạnh. Ông Bolsonaro hy vọng động thái này sẽ giúp củng cố lòng tin của một bộ phận cử tri quan trọng trong cuộc bầu cử sắp tới.


Tham khảo Bloomberg

Chia sẻ Facebook