Từ 1/10, dữ liệu người dùng Internet tại Việt Nam phải được lưu trữ trong nước
Từ 1/10, dữ liệu người dùng Internet tại Việt Nam phải được lưu trữ trong nước
Cụ thể, theo điều 26 và điều 27 của Nghị định trên, doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam phải thực hiện lưu trữ những thông tin sau tại Việt Nam (hình thức lưu trữ sẽ do doanh nghiệp quyết định):
Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: tên tài khoản, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu;
Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng dịch vụ kết nối hoặc tương tác.
Thời gian lưu trữ dữ liệu bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu lưu trữ dữ liệu đến khi kết thúc yêu cầu. Thời gian lưu trữ tối thiểu là 24 tháng.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 26 Luật An ninh mạng 2018 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2019) thì các doanh nghiệp nêu trên khi có các hoạt động sau phải thực hiện lưu trữ dữ liệu theo quy định:
Thu thập, khai thác, phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân; Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ; Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra.
Bên cạnh đó, Nghị định 53 cũng quy định về trình tự, thủ tục yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam.
Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam. Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao thuộc Bộ Công an thông báo, hướng dẫn, theo dõi, giám sát, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện yêu cầu lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam; đồng thời thông báo cho các cơ quan liên quan để thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo thẩm quyền.
Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Bộ trưởng Bộ Công an ra quyết định, các doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 3 Điều 26 của Nghị định này phải hoàn thành lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
Thời gian đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam theo quy định tại Điều 26 Nghị định này bắt đầu từ khi doanh nghiệp nhận được yêu cầu đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam đến khi doanh nghiệp không còn hoạt động tại Việt Nam hoặc dịch vụ được quy định không còn cung cấp tại Việt Nam.
Được biết, Google và Facebook đều đã thuê máy chủ tại Việt Nam, và Việt Nam không phải là nước duy nhất trên thế giới quy định lưu trữ dữ liệu trong nước. Cách đây vài năm, việc Google, Facebook có đặt máy chủ tại Việt Nam hay không từng là một đề tài gây nhiều tranh cãi. Trung tâm xử lý dữ liệu luôn là bài toán lớn và cần được tối ưu thường xuyên với các công ty công nghệ, đặc biệt là những doanh nghiệp lưu trữ dữ liệu người dùng lớn như Facebook và Google.
Phan Anh
Walmart tại TQ phạm luật an ninh mạng: Bị trả đũa vì từ chối sản phẩm Tân Cương? Chỉ trong một tuần có 2 lần cơ quan tuyên truyền của Trung Quốc “phanh phui” Walmart vi phạm luật an ninh mạng của nước này.