Truyền thuyết về pháp sư Kazakh
Truyền thuyết nói rằng trong đội ngũ của người Kazakh có những vị pháp sư - được gọi là Charakterniki (Характерник) - có năng lực đáng nể.
Trong lịch sử, người Kazakh Zaporozhtsi – tức người Kazakh sống bên lưu vực sông Dnepr – vô cùng nổi tiếng về lòng can trường và sự tinh nhuệ trong chiến đấu. Truyền thuyết nói rằng trong đội ngũ của họ có những vị pháp sư – được gọi là Charakterniki (Характерник) – có năng lực đáng nể.
Họ vô tung vô ảnh, ra vào trại địch như lấy đồ trong túi, hô mưa gọi gió, hiểu biết về tất cả các loại thảo dược đồng thời có khả năng cứu thương. Thậm chí truyền thuyết nói rằng họ chỉ cần một tấm thảm để vượt sông. Nói chung cuộc đời họ được tóm gọn trong câu nói dân gian “đạn bất khả xâm” – “куля їх не брала”.
(Tranh minh họa: Khuyết danh, Bảo tàng Quốc gia Ukraine, Wikipedia, Public Domain)
Nổi tiếng nhất được ghi lại trong lịch sử là Tổng Tư lệnh Ivan Sirko (1605 hoặc 1610 – 1680). Trong thời gian cầm quyền của mình – từ 1659 đến 1680 – Sirko đã tham gia hơn 100 trận chiến và không có thất bại. Người Kazakh tin rằng ông biết trước về người sẽ chiến đấu với mình, và trong trận đánh, ông có thể nhìn thấy chiến trường thông qua ngựa, sói hoặc diều hâu, đồng thời phù phép lên quân địch.
Nhà văn người Ukraina, Adrian Kashchenko đã viết về ông:
“Có thể nào một người bình thường với đội quân ít ỏi, đơn độc không cần sự trợ giúp của ai, có thể tránh khỏi rắc rối với đội quân Turk và Tatar vũ trang tốt hơn gấp bội, đồng thời chia cắt 30 nghìn Cấm vệ quân Janissary như bầy cừu? Và ai, nếu không phải một pháp sư đã bằng vào số quân ít ỏi ở Crimea – tiêu diệt thành trì và cứu những nô lệ từ khắp nơi bị đưa tới đây, giành được những chiến lợi phẩm to lớn?”
Có một truyền thuyết rằng người Kazakh đã không che giấu thi hài Sirko trong tận 5 năm sau khi ông chết, họ chở thi hài ông theo trong những chuyến hành quân và tin rằng ông tiếp tục mang lại nỗi sợ hãi cho kẻ thù và giúp cho đoàn quân chiến thắng.
Để trở thành một pháp sư cần sự tu luyện từ nhỏ. Một vị pháp sư có con mắt tinh tường để chọn ra người kế thừa mình. Quá trình dạy dỗ sẽ mất nhiều năm, bao gồm cả phép thuật, y dược và binh pháp. Đặc điểm tối quan trọng để thực hành những điều này chính là sự kết nối với tự nhiên. Bằng vào sự kết nối với tự nhiên, người pháp sư có thể đoán biết tình hình, và dùng những vật đơn giản nhất để cứu thương. Ngày nay người ta rất khó tin và liễu giải được những phương thức mà các pháp sư đã tiến hành. Họ chỉ tin vào một số điều đã thử nghiệm được: đồ sắt chữa thiếu máu, một vài loại cỏ cây và đất có thể cầm máu, đốt thuốc súng giúp se miệng vết thương, v.v..
Trải qua năm tháng dài lâu, những điều huyền diệu nhất trong phương pháp tu luyện của các pháp sư Kazakh đã chìm vào quên lãng, điều lưu truyền chỉ là một vài kỹ năng võ thuật – được gọi là SPAS (СПАС) – mà thôi.
Môn võ thuật này có giáo lý tương tự võ thuật Đông Á với sự đề cao tôn sư trọng đạo, khổ luyện, lòng kiên nhẫn, tâm tĩnh lặng và sự hòa hợp với tự nhiên.
Sau đây là một vài quy tắc mà chúng ta sẽ thấy rất đỗi quen thuộc :
– Tôn trọng người thầy của mình. Tôn trọng người thầy cũng là tôn trọng bản thân. Xúc phạm người thầy là xúc phạm bản thân. Hãy nhớ rằng một đệ tử được nâng đỡ bởi vai của một người thầy. Một đệ tử đến, nhận kiến thức, tạo ra kiệt tác của riêng mình và sau đó rời đi.
– Người mà cứ thắc mắc mãi có lẽ sẽ chẳng muốn bắt tay vào thực hành để tìm câu trả lời.
– Một câu hỏi vốn đã có đến 8 phần câu trả lời. Và người thầy chỉ làm nhiệm vụ điền 2 phần còn lại vào chỗ trống.
– Người thầy không chỉ dạy dỗ bằng lời, mà còn dạy bằng ví dụ, hành động và lòng kiên nhẫn của mình.
– Mỗi con người đều có sự độc đáo của riêng mình. Tất nhiên có những người không tin điều đó và sẽ chẳng mở khóa bản thân.
– Khi phàn nàn, là bạn đang mắc kẹt trong quá khứ, điều đó ngăn trở sức mạnh của bạn và khiến bạn không hướng đến tương lai tốt hơn.
– Học hỏi từ tự nhiên chứ đừng đòi hỏi.
– Không lãng phí năng lượng cho những người u mê, mù quáng chưa sẵn sàng xem hoặc nghe.
Lê Quang
Đạo làm thầy của người xưa qua tuyệt tác “Sư đạo”
Mời xem video :