Trung thu năm nay khá đặc biệt, ‘Mười lăm trăng sáng mười lăm tròn’

Chia sẻ Facebook
10/09/2022 13:19:35

Tục ngữ thường nói “Mười lăm trăng sáng mười sáu tròn”, nhưng Tết Trung thu năm nay lại vừa vặn gặp lúc “Mười lăm trăng sáng mười lăm tròn”. Điều ảo diệu bên trong, rất nhiều người không biết.


Tô Thức, một đại thi hào triều Tống, đã viết trong cuốn ‘Thủy điều ca đầu – Minh nguyệt kỷ thì hữu’ rằng: “Nguyệt hữu âm tình viên khuyết, thử sự cổ nan toàn.”


“Âm tình” có nghĩa là Mặt Trăng mờ vào ban đêm khi trời nhiều mây, khi trời trong thì Trăng sáng ngời; “Tròn khuyết” là chỉ trăng tròn vào khoảng ngày 15 hàng tháng trong Hoàng Lịch (lịch âm), còn đầu tháng là trăng lưỡi liềm. Sự việc này từ xưa đã là khó vẹn toàn.

Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất, khi nhìn từ Trái Đất, Mặt Trăng có những hình dáng khác nhau, được gọi là “các tuần Trăng”, có khi mặt trăng trông giống như một lưỡi liềm mỏng, có khi giống như một cái đĩa.

Điểm bắt đầu chu kỳ biến đổi của Mặt Trăng được gọi là “Sóc” hay “Sóc nhật”. Thời điểm tròn nhất, sáng nhất của Mặt Trăng được gọi là “Vọng”, hay “Vọng nhật”. “Vọng” tương ứng với khoảng giữa của mỗi tháng âm lịch, lúc này toàn bộ bán cầu của Mặt Trăng đối mặt với Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng. Vì vậy, người ta có thể nhìn thấy một Mặt Trăng tròn.


Quỹ đạo của Mặt Trăng quanh Trái Đất là không hoàn hảo, thời gian từ khi không nhìn thấy Mặt Trăng đến khi Trăng tròn cũng khác nhau. Ngắn nhất có thể chỉ là 13 ngày và 22 giờ, và dài nhất có thể là 15 ngày và 14 giờ, vì vậy mới có câu nói “mười lăm trăng sáng mười sáu tròn”. Tức là thông thường vào ngày 15 âm lịch Trăng sáng, nhưng đến ngày 16 âm lịch Trăng mới tròn đầy.


Bởi vì sự chênh lệch này nên việc Trăng vừa sáng nhất, vừa tròn nhất (Vọng nhật) đúng vào ngày 15 không phải tháng nào cũng có. Nhưng Tết Trung Thu lần này rất trùng hợp, “Vọng” đúng vào ngày 15/8 âm lịch, tương đương vào lúc 17:59 ngày 10/9. Vì vậy, Tết Trung thu năm nay rất thú vị vì được gặp “Mười lăm trăng sáng mười lăm tròn”.


Tử Vi (Theo NTDTV )

Chia sẻ Facebook