Trung Quốc tìm cách đối phó cấm vận của Mỹ về công nghệ chip
Hai nhà khoa học hàng đầu Trung Quốc đề xuất kế hoạch quốc gia để đối phó các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ về công nghệ chip, Bloomberg đưa tin 20/2. Lạc Quân Ủy (Luo Junwei) và Lý Thụ Sâm (Li Shushen) cho rằng Bắc Kinh nên tích lũy một danh mục bằng sáng chế của mình liên quan đến công nghệ này.
Bài viết của hai ông được đăng trên bản tin của Viện Khoa học Trung Quốc, chỉ ra rằng biện pháp đó sẽ thúc đẩy phát triển công nghệ bán dẫn của nước này, đồng thời nó cũng tạo cho Trung Quốc một sức mạnh để đẩy lùi các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ trong lĩnh vực này.
Đây là một cái nhìn hiếm hoi về cách Bắc Kinh suy nghĩ và có thể phản ứng trước những hành động thù địch ngày càng leo thang của chính quyền Joe Biden. Học viện tư vấn cho các nhà hoạch định chính sách hàng đầu của Trung Quốc, và bài báo nhắc lại nhận xét của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi giành chiến thắng trong việc phát triển các công nghệ cốt lõi.
Mất đi thiết kế chip ARM, cánh cửa quốc tế đã đóng lại với Huawei
Một ví dụ trong quá khứ, câu chuyện ARM và Huawei. ARM từ chối cung cấp quyền sử dụng thiết kế cấu trúc xử lý ARM cho Huawei, một công ty Trung Quốc, với lý do là vì Mỹ cấm vận công nghệ. Hãng ARM không phải công ty Mỹ, mà có trụ sở chính ở Anh. Nhưng trong một số thiết kế của họ là có dùng những công nghệ nằm trong danh sách cấm vận của Mỹ, do vậy họ phải tuân theo. Bản thân ARM cũng không sản xuất chip cho Huawei. Nhưng các hãng sản xuất chip nào mà có dùng thiết kế công nghệ ARM nằm trong cấm vận, thì vì không được ARM cho phép, nên đến lượt họ, họ cũng không thể bán chip cho Trung Quốc được.
Chúng ta đều biết, các điện thoại di động hầu hết đều dùng chip có dùng thiết kế của ARM. Như vậy, với lý do bảo vệ an ninh quốc gia, Hoa Kỳ cấm vận một danh sách công nghệ của họ, và thông qua sự kế thừa công nghệ móc xích nhau như vậy, Hoa Kỳ có thể cấm một mảng lớn các sản phẩm bán cho Trung Quốc, dù sản phẩm đó chỉ liên quan với Mỹ qua những giấy tờ sở hữu tài sản trí tuệ hay luật pháp nào đó mà thôi. Đây là do lịch sử của ngành CNTT vốn phát triển từ Hoa Kỳ, tạo ra rất nhiều đầu mối liên đới đến Hoa Kỳ, cho nên Hoa Kỳ mới có khả năng làm ra kiểu cấm vận như vậy.
Việc sử dụng bản quyền công nghệ của một hãng khác, không nhất định là vì công nghệ đó rất khó, hoặc cao cấp. Ví dụ công nghệ nén âm thanh MP3 không có gì ghê gớm cả. Nhưng bản quyền của công nghệ này từng yêu cầu ai sử dụng nó trong lập chương trình hay phát tán diện rộng, thì phải trả tiền cho chủ sở hữu công nghệ này. Các nhà phát triển buộc phải trả tiền, không phải vì đó là công nghệ xuất chúng, mà đơn thuần chỉ là vì công nghệ MP3 đã phổ cập rồi. Việc cấu trúc ARM được phổ cập trong lĩnh vực chip cho điện thoại di động, cũng có phần nào dẫn tới vấn đề tương tự.
Vấn đề công nghệ không phải là cao cấp mà vẫn bắt chẹt như vậy, không chỉ khiến Trung Quốc đau đầu vì bị cấm vận, mà cả những nhà phát triển CNTT toàn thế giới cũng phàn nàn. Đã có những nỗ lực đưa ra thiết kế cấu trúc mã mở hy vọng thay thế cho ARM.
Hiện nay các cấm vận của Washington đối với Trung Quốc chủ yếu nhắm vào công nghệ chip cao cấp, như thiết bị sản xuất chip và bộ xử lý trí tuệ nhân tạo (AI).
Nghiên cứu chuyên sâu về vật liệu, linh kiện và sản xuất mang tính đột phá sẽ giúp các công ty sản xuất chip của Trung Quốc xây dựng danh mục bằng sáng chế bao gồm công nghệ quan trọng —loại thiết bị và kỹ thuật thiết yếu mà Mỹ hiện đang sử dụng làm vũ khí chống lại Trung Quốc— các nhà khoa học viết.
“Chúng ta nên thúc đẩy mạnh mẽ tinh thần của các nhà khoa học [Trung Quốc], những người theo đuổi sự độc đáo và chống lại nghiên cứu tiếp theo lặp đi lặp lại ở mức độ thấp,”
báo cáo viết.
Lý Thụ Sâm là một chuyên gia vật lý bán dẫn và là phó chủ tịch của viện hàn lâm, trong khi Lạc Quân Ủy làm việc tại bộ phận nghiên cứu chip của viện.
Cả hai đã chỉ ra một số thách thức thực tế đối với ngành công nghiệp chip, bao gồm tình trạng thiếu nhân tài và thiếu kinh phí cho nghiên cứu cơ bản.
Hoa Kỳ đã áp đặt một loạt biện pháp trừng phạt đối với ngành công nghệ của Trung Quốc, bao gồm cả việc chặn các công ty được coi là nhà vô địch quốc gia như Tập đoàn Sản xuất Chất bán dẫn Quốc tế và Huawei Technologies Co.
Các quy tắc bổ sung được áp đặt trong năm qua cũng khiến các nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn nhất thế giới như Công ty Sản xuất Chất bán dẫn Đài Loan (TSMC) không thể tiếp tục sản xuất silicon đẳng cấp cao cho các nhà thiết kế Trung Quốc.
Washington cũng được cho là đã đạt được thỏa thuận với Hà Lan và Nhật Bản nhằm hạn chế xuất khẩu một số máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc, hạn chế hơn nữa khả năng phát triển công nghệ của các công ty Trung Quốc.
Các quan chức Trung Quốc đã kiềm chế không thảo luận về các biện pháp đối phó, ngay cả trong các cuộc họp kín.
Giám sát viên công nghệ mới của Trung Quốc tuần trước đã phác thảo tầm nhìn của ông về việc vượt qua các lệnh trừng phạt của Mỹ, nhấn mạnh sự cần thiết phải hiện đại hóa và khắc phục các liên kết yếu trong chuỗi cung ứng của nước này.
Trong một chuyên mục dài được xuất bản bởi tạp chí chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc Kim Tráng Long (Jin Zhuanglong) đã kêu gọi sự chú ý đến việc Trung Quốc chỉ chiếm các tầng thấp và trung bình trong ngành công nghệ chip của chuỗi giá trị toàn cầu, và thiếu khả năng làm chủ vận mệnh tại phân khúc công nghệ cấp cao.
Kim Tráng Long viết rằng họ cần khẩn trương hiện đại hóa và đẩy nhanh quá trình phát triển các công nghệ quan trọng, đồng thời bảo vệ khả năng chế tạo mọi thứ từ bàn chải đánh răng bằng nhựa cho đến máy bay phản lực khổng lồ.
Điều đó cũng đòi hỏi phải dẫn đầu trong các lĩnh vực bao gồm phương tiện năng lượng mới, năng lượng mặt trời và thông tin liên lạc di động, nơi các công ty địa phương đã có lợi thế, Kim Tráng Long nói thêm.
Nhật Tân
Trừng phạt của Mỹ có hiệu quả, hàng ngàn công ty chip Trung Quốc đóng cửa Năm ngoái, có tới 5.746 công ty chip Trung Quốc đã hủy đăng ký, vượt xa so với trước đây.