Trung Quốc sắp hoàn thành 'công trình vĩ đại': 6 bước tạo nên kỳ tích quốc gia!

Chia sẻ Facebook
06/05/2022 21:46:00

Trung Quốc đang ngày càng thể hiện tiềm lực vũ trụ mạnh mẽ của mình ra thế giới.


Trung Quốc đang có kế hoạch lớn để hoàn thành Trạm vũ trụ Thiên Cung - trạm vũ trụ đầu tiên do nước này sở hữu - trên vùng quỹ đạo Trái Đất.

Dự kiến, trạm Thiên Cung sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022. Thiên Cung sẽ bay cách bề mặt Trái Đất từ 340 đến 450 km. Thiên Cung sẽ nhỏ hơn nhiều so với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS), chỉ với ba mô-đun so với 16 mô-đun trên ISS. Trạm có khối lượng bằng 1/5 khối lượng của ISS.


Sau khi hoàn thành, trạm Thiên Cung sẽ có cấu trúc hình chữ T với mô-đun lõi là Thiên hà cùng hai mô-đun khác là Vấn Thiên và Mộng Thiên.

NHỮNG SỨ MỆNH LỚN LIÊN QUAN ĐẾN TRẠM THIÊN CUNG


Space cho hay, Trung Quốc sẽ khởi động 6 sứ mệnh lớn trước cuối năm 2022 để hoàn thành Trạm vũ trụ Thiên Cung , nơi các quan chức không gian Trung Quốc cho biết có thể sớm liên kết với một kính viễn vọng rất mạnh của nước này, đồng thời tổ chức các hoạt động thương mại và phi hành gia quốc tế.

Các chi tiết được tiết lộ trong cuộc họp báo ngày 17/4/2022, được tổ chức một ngày sau khi các phi hành gia Thần Châu 13 trở về sau sứ mệnh kéo dài 182 ngày trên mô-đun lõi Thiên Hà của Thiên Cung.

Trạm vũ trụ Thiên Cung dự kiến sẽ ra mắt vào cuối năm 2022.

Phóng tàu vũ trụ chở hàng Thiên Châu 4 vào tháng 5, tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 14 trong tháng 6, mô-đun phòng thí nghiệm Vấn Thiên vào tháng 7 và mô-đun phòng thí nghiệm Mộng Thiên vào tháng 10/2022.

Các nhiệm vụ chở hàng hóa của các tàu Thiên Châu 5 và Thần Châu 15 sẽ khởi động vào cuối năm 2022, khi trạm Thiên Cung chào đón những thành viên mới của trạm.

Sau khi được lắp ráp hoàn chỉnh - dự kiến vào cuối năm 2022, trạm Thiên Cung sẽ tổ chức các nhiệm vụ phi hành đoàn kéo dài sáu tháng, trong đó các phi hành gia sẽ tiến hành một loạt các thí nghiệm và hoạt động tiếp cận.

các thí nghiệm sẽ tập trung chủ yếu vào khoa học sự sống, nghiên cứu vi trọng lực, thiên văn học, khoa học Trái Đất, các vật liệu mới và công nghệ vũ trụ.

Kế hoạch ban đầu, được đặt ra lần đầu tiên vào năm 1992, yêu cầu trạm vũ trụ Thiên Cung ba mô-đun có thể tiếp đón các phi hành đoàn không ngừng trong 10 năm. Hai tàu vũ trụ có phi hành đoàn và hai tàu vũ trụ chở hàng sẽ được phóng mỗi năm.

THAM VỌNG VŨ TRỤ KHÔNG NGỪNG NGHỈ


Kính viễn vọng không gian Tuần Thiên (còn gọi là Kính viễn vọng Trạm Không gian Trung Quốc - CSST) sẽ hoạt động cùng quỹ đạo với trạm Thiên Cung và có thể cập cảng để tiếp nhiên liệu và bảo dưỡng.

Kính viễn vọng Tuần Thiên sẽ phóng vào cuối năm 2023, ông Hao Chun cho biết.

Tuần Thiên sẽ cho phép Trung Quốc quan sát 40% bầu trời trong hơn 10 năm bằng cách sử dụng camera lớn 2,5 tỷ pixel.

"Kính viễn vọng Tuần Thiên sẽ tiến hành nghiên cứu khoa học tiền đề về sự hình thành và tiến hóa của vũ trụ, vật chất tối và năng lượng tối, các hành tinh ngoại và các vật thể trong Hệ Mặt Trời, và dự kiến ​​sẽ tạo một loạt các đột phá sáng tạo lớn" - Giám đốc của Văn phòng Kỹ thuật Không gian có người lái Trung Quốc (CMSEO) nói.


Kính Tuần Thiên có kích thước ấn tượng với thấu kính đường kính 2 mét, có thể so sánh với Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA. Hơn nữa, Tuần Thiên tự hào có trường nhìn lớn hơn 300 lần so với Hubble trong khi vẫn giữ được độ phân giải tương tự. Điều đó có nghĩa là với trường nhìn rộng, Tuần Thiên sẽ cho phép Trung Quốc quan sát 40% bầu trời trong hơn 10 năm bằng cách sử dụng camera lớn 2,5 tỷ pixel.


Kỹ sư trưởng chương trình du hành vũ trụ của Trung Quốc Zhou Jianping nói với Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc vào tháng 3/2022 rằng kính Tuần Thiên sẽ được thiết lập trong một mô-đun quang học và sẽ bay độc lập trên quỹ đạo để hỗ trợ tàu thăm dò không gian.

Tuy nhiên, CMSEO cũng đang xem xét việc mở rộng cả trạm vũ trụ và phạm vi hoạt động của nó, đồng thời giới thiệu những cách mới để tiếp cận Thiên Cung.

"Chúng tôi đang phát triển các mô-đun và cabin mở rộng của tàu vũ trụ để tiến hành nhiều thí nghiệm hơn và cung cấp điều kiện sống tốt hơn cho các phi hành gia. Thiên Cung cuối cùng có thể được mở rộng thành sáu mô-đun, với việc bổ sung các phiên bản mới của mô-đun Thiên Hà và các mô-đun thí nghiệm Vấn Thiên và Mộng Thiên" - Hao Chun cho biết.

Trung Quốc sử dụng các dòng tên lửa Trường Chinh để phục vụ cho các sứ mệnh không gian của mình.

Trung Quốc đang phát triển một phương tiện phóng thế hệ tiếp theo có thể tái sử dụng và một tàu vũ trụ phi hành đoàn thế hệ tiếp theo

Khi được hỏi về hợp tác quốc tế, ông Hao Chun tuyên bố rằng Trung Quốc "chắc chắn sẽ thực hiện các trao đổi và hợp tác sâu rộng hơn với tất cả các quốc gia trên thế giới cam kết sử dụng hòa bình không gian bên ngoài."

Vào tháng 3/2022, Dương Lợi Vĩ - người đã làm nên lịch sử vào năm 2003 khi trở thành phi hành gia đầu tiên của Trung Quốc lên không gian - nói với báo chí rằng các phi hành gia chưa qua đào tạo sẽ có thể bay đến trạm Thiên Cung, thời gian có lẽ trước cuối thập kỷ này.

Tuy nhiên, trước tiên, Trung Quốc cần hoàn thiện trạm Thiên Cung. Lần phóng tiếp theo sẽ là nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa của Thiên Châu 4. Tàu vũ trụ nặng 13.500 kg sẽ cất cánh trên một tên lửa Trường Chinh 7 từ bãi phóng Văn Xương và mang theo nhiên liệu cùng vật tư cho sứ mệnh Thần Châu 14, dự kiến ​​sẽ phóng vào tháng 6/2022.


Nguồn: Space, DM, S ciencetimes

24 năm nữa, Trung Quốc đối mặt với thảm họa khôn lường: Đặc biệt là Bắc Kinh, Thiên Tân

Chia sẻ Facebook