Trung Quốc phát động toàn quốc học “Tuyển chọn tác phẩm Tập Cận Bình”
Trung Quốc phát động toàn quốc học “Tuyển chọn tác phẩm Tập Cận Bình”
Gần đây Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động trên phạm vi toàn quốc học “ Tuyển chọn tác phẩm Tập Cận Bình ”, yêu cầu các trường cao đẳng và đại học xem đó là tài liệu nhằm đưa “Tư tưởng Tập ” vào học đường. Động thái này gợi nhớ đến Trung Quốc thời Cách mạng Văn hóa, khi đó toàn dân Trung Quốc được yêu cầu học thuộc những lời của Mao Trạch Đông. Phải chăng Trung Quốc đang dần xuất hiện “ Cách mạng Văn hóa 2.0 ”?
Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã ra thông báo vào ngày 10/4 rằng “Tuyển chọn tác phẩm Tập Cận Bình” quyển 1 và 2 đã được phát hành trên toàn quốc. Thông báo cho hay, đó là tài liệu uy tín cho toàn Đảng và người dân các dân tộc trong nước học “Tư tưởng Tập ”, các trường cao đẳng và đại học nên sử dụng cuốn sách này như “ sách giáo khoa nghiên cứu” để nêu cao Tư tưởng Tập Cận Bình…
Trước đó, ngày 30/3 ông Tập Cận Bình đã tuyên bố tại cuộc họp của Bộ Chính trị rằng bắt đầu từ tháng 4 phát động phong trào toàn Đảng học tập “Tư tưởng Tập Cận Bình”. Lãnh đạo cái gọi là “nhóm lãnh đạo công tác giáo dục” là người phụ trách tư tưởng: Ông Thái Kỳ (Cai Qi) – Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ. Vào ngày 3/4, ông Tập Cận Bình đã tham dự “ Hội nghị Công tác Giáo dục về Chủ đề Tư tưởng Tập Cận Bình” và đích thân chỉ đạo phát động phong trào này.
Tất cả động thái cho thấy khả năng ông Tập Cận Bình đang phát động “Cách mạng Văn hóa 2.0 ” – một phiên bản khác của “ Cách mạng Văn hóa ” thời Mao.
Đài VOA Mỹ đưa tin vào ngày 11/4 rằng có thể xem đó là tàn dư để lại của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc thời ông Mao Trạch Đông. Liệu có phải ông Tập Cận Bình muốn dùng cách này để đạt hiệu quả dùng tư tưởng “điều binh khiển tướng” như trường hợp Tư tưởng Mao Trạch Đông trong Cách mạng Văn hóa trước đây?
Có bao nhiêu người chết trong “Cách mạng Văn hóa”?
Về vấn đề này, giáo sư Đằng Bưu (Teng Biao), thỉnh giảng tại Đại học Chicago Mỹ, nói với Đài VOA rằng ĐCSTQ hiện nay muốn làm được như Triều Tiên và thời Cách mạng Văn hóa Trung Quốc trước đây, nhưng bối cảnh Trung Quốc hiện nay thì không dễ, dĩ nhiên nếu cứ kiên trì kéo dài cũng không phải là không thể làm được: Một mặt là tăng cường kiểm soát và kiểm duyệt thông tin, mặt khác là tăng cường bạo lực khủng bố – điều kiện tẩy não của hệ thống độc tài, nếu không có bạo lực khủng bố thì khó đạt được hiệu quả tẩy não mạnh mẽ.
Nói về chiến dịch của ĐCSTQ, vào ngày 10/4 giáo sư Perry Link tại Đại học Princeton (đã nghỉ hưu), nghiên cứu về văn hóa chính trị Trung Quốc, đã viết một bài trên Đài VOA rằng ông Tập Cận Bình đã đưa Trung Quốc ngày nay trở lại thời Trung Quốc kiểu Cách mạng Văn hóa, theo đó mọi người Trung Quốc đang phải đối mặt với vấn đề “tẩy não” , quy mô tẩy não của ĐCSTQ này thậm chí có thể so sánh với các giáo phái tà giáo.
Bài viết chỉ ra rằng kết quả của việc tẩy não này có thể khiến ngày càng đông đảo người Trung Quốc có lối sống hai mặt nặng nề hơn, ví dụ tối ăn nhậu với bạn bè thì chế giễu ông Tập Cận Bình là “Tập cấm phê bình ” nhưng hôm sau lại tình nguyện làm công cụ cho ĐCSTQ….
Còn ông Hồ Bình (Hu Ping) – Tổng Biên tập danh dự của tờ Mùa xuân Bắc Kinh (báo của người Hoa tại Mỹ), nói với Epoch Times vào ngày 11/4 rằng tuyên truyền củng cố chế độ độc tài cá nhân của ĐCSTQ đang được nâng cấp: “Hoàn toàn bắt chước Mao Trạch Đông. Hồi đó người dân cả nước Trung Quốc nghiên cứu các tác phẩm của Mao Trạch Đông và Tư tưởng Mao Trạch Đông, lấy Tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam”. Ông cho rằng thậm chí không ít ngôn từ dùng cho tuyên truyền bây giờ còn được sao chép từ thời Mao Trạch Đông.
Vấn đề khác là trước đây khi ông Mao Trạch Đông thúc đẩy tệ sùng bái cá nhân đối với Mao, đã nhờ những người như Lưu Thiếu Kỳ và Lâm Bưu tung hô Mao lên, trong khi đối với Tập Cận Bình hiện nay thì đích thân chủ trì cuộc họp học tập Tư tưởng Tập Cận Bình.
Không giống như những người tiền nhiệm, ông Tập Cận Bình hiện ngay khi còn sống và đang cầm quyền đã ghi “Tư tưởng Tập ” vào Điều lệ Đảng và Hiến pháp. Điều đó có nghĩa là người giải thích có thẩm quyền nhất về “ Tư tưởng Tập ” lại là chính bản thân ông Tập Cận Bình. Như thế những gì ông Tập Cận Bình nói đều là đúng đắn và mọi người phải theo, ai phản đối đồng nghĩa chống lại Điều lệ Đảng và Hiến pháp của ĐCSTQ.
Ông Hồ Bình cho biết, ngay cả nhiều hoàng đế thời phong kiến cổ đại vẫn có thể bị chỉ trích, khi hoàng đế phạm sai lầm còn biết ban hành chiếu thư tự răn mình, thế mà ngày nay nhà cầm quyền ĐCSTQ toàn trị còn không để chút không gian nào cho lý lẽ phản biện, cả nước bị buộc phải nghe một cá nhân độc tài, đây đúng là chuyện quá hoang đường.
Tờ New York Times (Mỹ) từng đưa tin rằng Cách mạng Văn hóa là trò khủng bố chính trị, và sở dĩ loại chính trị này khủng khiếp là vì không có quy tắc nào, sinh mạng con người do “tùy hứng kẻ nắm quyền ”, trong khi ý chí của kẻ cầm quyền thất thường khiến mọi người không thể đoán trước được, cho nên cho dù tuân theo quy tắc lý lẽ cũng như không. Trong chuỗi văn hóa sinh vật mà văn hóa chính trị này gây ra, tất cả mọi người đều sống trong sợ hãi (trừ kẻ cầm quyền tối cao).
Tại họp báo của Nhân đại và Chính hiệp (“lưỡng hội”) toàn Trung Quốc vào tháng 3/2012, người sắp mãn nhiệm Thủ tướng ĐCSTQ khi đó là ông Ôn Gia Bảo đã nói rằng những sai lầm của “Cách mạng Văn hóa” và ảnh hưởng của chế độ phong kiến tại Trung Quốc vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn khỏi không khí chính trị Trung Quốc ngày nay; bây giờ cải cách đã đến giai đoạn quan trọng, không cải cách thành công hệ thống chính trị Trung Quốc, thì không thể thực hiện cải cách triệt để được hệ thống kinh tế Trung Quốc, hậu quả rồi sẽ có lúc những thành tựu đã đạt được có thể lại tan tành.
Ông Ôn Gia Bảo có hiểu biết tương đối sâu sắc về thực tế xã hội Trung Quốc, điều đó cho thấy tầm nhìn và độ sáng suốt của ông Ôn vượt xa ông Tập.
Tố Vi, Vision Times
Một thoáng nghĩ về Hoàng triều Tập Cận Bình Sau khi Tập Cận Bình lên đến vị trí quyền lực cao nhất tại Trung Quốc, đã tiến tới kết thúc mô hình chính trị quả đầu.