Trung Quốc: Nguy cơ nhiễm cúm A và COVID-19 chồng chéo

Chia sẻ Facebook
28/03/2023 02:49:02

Cư dân mạng từ Thượng Hải, Bắc Kinh, Sơn Đông, An Huy và nhiều nơi khác tiết lộ gần đây bị nhiễm virus viêm phổi Vũ Hán (COVID-19). Về việc này, ông Trương Văn Hồng, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Bệnh truyền nhiễm, nhắc nhở rằng có thể có nguy cơ mắc bệnh cúm A chồng chéo với COVID.

Ông Trương Văn Hồng nhắc nhở rằng Trung Quốc đang đối mặt với nguy cơ cúm A chồng chéo với COVID. (Ảnh chụp màn hình video)

Gần đây, các bài đăng của cư dân mạng ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Sơn Đông, An Huy và những nơi khác trên các nền tảng xã hội trực tuyến nói rằng họ bị nhiễm COVID-19.


Một cư dân mạng mô tả: “Đêm qua, tôi bắt đầu bị đau chân, đau đầu và đau nhói sau tai. Sáng nay thức dậy, quả nhiên tôi đã bị sốt. Tôi nghĩ đến 2 người nhiễm cúm A trong văn phòng mình từ tuần trước. Tôi đoán mình cũng ‘dính chưởng’ rồi. Tôi đã làm xét nghiệm kháng nguyên COIVID trước khi ra ngoài. Sau khi đợi một phút, có một vạch đỏ, tự loại bỏ việc bản thân bị nhiễm COVID, tôi vội vã đến bệnh viện.”


“Sau khi xếp hàng chờ đợi ở bệnh viện từ 10:30 -15:00, tôi mới hoàn tất các thủ tục khám và lấy được thuốc. Loại trừ cúm A và cúm B, tôi nghĩ chắc mình chỉ bị viêm đường hô hấp dưới. Trong thời gian này tôi đứng ngồi không yên, chân tôi vô cùng đau nhức. Kết quả là, về đến nhà thì thấy que xét nghiệm kháng nguyên lúc sáng mình làm hiện 2 vạch, tôi làm lại thì nó chuyển sang màu đỏ tím.”

Bài đăng của cư dân mạng. (Ảnh: Weibo)


Một số cư dân mạng tự cười nhạo bản thân: “Tưởng rằng cuối cùng mình đã gắng gượng qua được ‘vòng chung kết’, nhưng vào tháng 3, tôi vẫn ‘dính chưởng’.”


“Không ngờ từ tháng 12/2022 kiên trì đến tháng 3/2023, cuối cùng tuyến phòng ngự cũng bị phá vỡ… Biết thế nào là mũi bê tông, khó thở…”

Các nền tảng xã hội trực tuyến liên tiếp đăng các bài thảo luận về việc nhiều người gần đây đã bị nhiễm COVID. (Ảnh: Weibo)


Theo mô tả của một cô gái Trịnh Châu với Nhân dân Nhật báo , cô đã bị nhiễm COVID-19 một lần vào tháng 1. Hai tháng sau lần nhiễm đầu tiên, gần đây cô lại bị tái nhiễm, và xét nghiệm kháng nguyên đã cho kết quả dương tính.


“Về cơ bản, quá trình lây nhiễm giống như lần nhiễm COVID đầu tiên, bắt đầu với cảm giác khó chịu ở cổ họng, và bắt đầu sốt vào chiều hôm đó. Sau khi hạ sốt vào ngày hôm sau, cô bắt đầu đau họng và ho, rồi 1 tuần sau chuyển sang âm tính.”


“Lần nhiễm này là do người nhà tôi nhiễm COVID lần đầu. Phải đến 6, 7 ngày sau tôi mới xuất hiện triệu chứng, chứng tỏ vẫn còn một chút sức đề kháng, cũng có thể là do tiếp xúc với virus quá nhiều.”


Đối mặt tình hình dịch bệnh liên tục lây lan ở Trung Quốc và sự bùng phát của nhiều đợt liên tục, bà Lưu Giác, thành viên của Nhóm chuyên gia về COVID của Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia, kiêm nhà nghiên cứu tại Khoa Dịch tễ học và Thống kê Sinh học của Học viện Y tế Cộng đồng, thuộc Đại học Bắc Kinh, cho biết: “COVID không biến mất, nó chỉ ở tình trạng dịch bệnh mức độ thấp.”

Ông Triệu Vệ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu An toàn Sinh học của Học viện Y tế Cộng đồng thuộc Đại học Y Phương Nam, cho biết từ mức độ quần thể, nhìn chung sẽ không có một đợt bùng phát nào khác trong vòng 6 tháng sau khi dịch bùng phát trên quy mô lớn, nhưng vẫn có những trường hợp ngoại lệ, như COVID bị biến chủng.


Theo quan điểm cá nhân, ông không loại trừ hoàn toàn khả năng nhiễm trùng thứ cấp. “Đặc biệt là một số người có khả năng miễn dịch yếu hoặc miễn dịch không bền vững, như suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh nền… Ngoài ra, nó còn liên quan đến lượng virus xâm nhập vào cơ thể. Nếu nhiều virus xâm nhập vào cơ thể cùng một lúc, thì sẽ sẽ có nhiều khả năng xảy ra nhiễm trùng thứ cấp.”

Theo dữ liệu dịch bệnh mới nhất do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc công bố, kể từ ngày 3/3, số lượng xét nghiệm axit nucleic dương tính với COVID ở Trung Quốc vẫn duy trì trên 4.000 ca mỗi ngày.

Trong một bài phát biểu vào ngày 21/3, ông Trương Văn Hồng, Giám đốc Trung tâm Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, kiêm Giám đốc Khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Hoa Sơn, trực thuộc Đại học Phúc Đán, chỉ ra rằng nhóm của ông đã phát hiện ra bản sao của ký ức miễn dịch vẫn tồn tại sau 6 tháng.


“Nếu những bản sao ký ức này bị tấn công, chúng sẽ tạo ra các kháng thể với tốc độ nhanh nhất. Theo thời gian, sau 6 tháng, mức độ kháng thể sẽ đạt đến mức rất thấp và không thể tránh khỏi bị lây nhiễm.” Trong tương lai, COVID sẽ biến thành một dịch bệnh mang tính cục bộ.

Ông cũng đề cập đến các loại cúm A đang lưu hành trong thời gian gần đây là H3N2 và H1N1. Đây là 2 chủng dịch bình thường liên tục đột biến sau đại dịch. Nói cách khác, trong tương lai, chúng ta sẽ phải đối mặt với thách thức dịch cúm A chồng chéo với COVID.


“National Business Daily” cũng đưa tin, gần đây các nghiên cứu y tế có thẩm quyền trong và ngoài nước đều chỉ ra rằng mối lo ngại về COVID không hề suy giảm do dịch bệnh đang suy yếu. Vẫn có nguy cơ đồng nhiễm giữa các biến thể khác nhau của COVID. Thậm chí các chủng mới có thể xuất hiện do đồng nhiễm.


Lý Tiểu Quỳ / Vision Times

Trung Quốc 'quay xe' phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vắc-xin mRNA nội địa Vắc-xin mRNA đầu tiên được sản xuất nội địa SYS6006 gần đây đã được đưa vào sử dụng khẩn cấp ở Trung Quốc.

Chia sẻ Facebook