Trung Quốc kích cầu du lịch trong dịp Tết Đoan Ngọ
Tại Trung Quốc, lượng khách đặt phòng trong 3 ngày nghỉ dịp Tết Đoan ngọ tăng 60-71%, nhiều nhất là các tour đi Cam Túc, Tân Cương, Trùng Khánh.
Đợt dịch COVID-19 mới nhất tại Trung Quốc đã cơ bản được khống chế, Thượng Hải gỡ bỏ phong tỏa, Bắc Kinh cuộc sống gần như trở lại bình thường, Bộ Văn hóa Du lịch Trung Quốc đã nới lỏng nhiều hạn chế đi lại trong kỳ nghỉ Tết Đoan Ngọ kéo dài 3 ngày, kéo dài đến ngày mai. Đây là cơ hội để các địa phương kích cầu du lịch, bù đắp lại những thiệt hại do dịch bệnh.
Trừ các địa phương đang có nguy cơ dịch trung bình và cao bị tạm dừng du lịch khách đoàn. Còn lại các công ty được phép đưa khách đoàn xuyên tỉnh nếu đảm bảo các quy định phòng dịch như xét nghiệm khi đi và đến. Từ tháng 8/2021, Trung Quốc gần như ngừng các hoạt động đưa khách du lịch xuyên tỉnh. Ghi nhận tại cá nền tảng trực tuyến như Tuniu, Trip.com, lượng khách đặt phòng trong 3 ngày nghỉ này tăng 60-71%, nhiều nhất là các tour đi Cam Túc, Tân Cương, Trùng Khánh. Các địa phương phía Nam nước này, đua thuyền rồng, các hoạt động vui chơi náo nhiệt vì không có dịch. Riêng Bắc Kinh, Thượng Hải, cơ quan chức năng khuyến cáo người dân đi chơi tại chỗ. Tại Bắc Kinh, lượng khách đặt phòng khách sạn tại vùng ngoại ô hay các hoạt động mua sắm cũng diễn ra nhộn nhịp hơn. Từ 1/6, phân nửa số cơ sở du lịch lớn ngoài trời ở Thượng Hải đã được mở lại. Các điểm du lịch trong không gian kín sẽ có thể mở cửa trở lại khi tình hình dịch bệnh được cải thiện hơn nữa.
Nhân kỳ nghỉ kéo dài, nhiều địa phương đã đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng như tỉnh Liêu Ninh trợ cấp cho gần 10 ngàn doanh nghiệp bán đồ ăn trực tuyến, mỗi doanh nghiệp hơn 4.000 nhân dân tệ, hơn 14 triệu đồng để khuyến mãi hàng hóa, tỉnh Cát Lâm mở hơn 150 chiến dịch khuyến mãi quy mô lớn.
Các doanh nghiệp ngành dịch vụ được miễn giảm thuế, tặng phiếu giảm giá mua hàng của chính phủ. Thành phố Thâm Quyến còn phát hành 30 triệu nhân dân tệ, hơn 105 tỷ đồng dưới dạng tiền nhân dân tệ kỹ thuật số để tặng cho người dân. Các địa phương như đua nhau kích cầu để bù đắp lại những gì đã mất vì dịch bệnh.