Trung Quốc gấp rút thành lập hàng loạt hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ

Chia sẻ Facebook
03/11/2022 09:33:03

Sau Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các tỉnh nhanh chóng thành lập các hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ, và bắt đầu tuyển dụng công chức có liên quan. Phân tích chỉ ra rằng tầng quyết sách mới của chính quyền Tập Cận Bình thiếu nhân tài, và mô hình kinh tế trong tương lai có thể càng khép kín hơn, hướng tới nền kinh tế kế hoạch.

Nông dân đang thu hoạch bắp tại huyện Loan Nam, Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. (Ảnh: Chinahbzyg/ Shutterstock)


Có thông tin chỉ ra, Trung Quốc đang đẩy nhanh việc khôi phục hệ thống hợp tác cung ứng và tiêu thụ, 50.000 hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ nông thôn đã được khởi động, việc mua bán các sản phẩm nông nghiệp sẽ được các hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ hoàn thành. Cách đây không lâu, truyền thông Hồ Bắc tiết lộ rằng tỉnh này đã khôi phục và xây dựng lại hơn 1.300 hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ ở tầng cơ sở, về cơ bản bao phủ các thị trấn và làng mạc trong tỉnh. Trong đó, hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ có hơn 450.000 thành viên.


Chỉ một ngày sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 20 (Đại hội 20) của ĐCSTQ bế mạc, trang web của Quốc vụ viện Trung Quốc đã công bố thông tin vào ngày 24/10, cơ quan chủ quản công chức trung ương ra thông báo thi tuyển công chức vào cơ quan trung ương và các cơ quan trực thuộc, Hợp tác xã Cung ứng và Tiêu thụ toàn quốc Trung Quốc có kế hoạch thi tuyển nhân viên cho các cơ quan. Theo các điều kiện tuyển dụng, khi đăng ký thi vào hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ, ngoài việc cung cấp bằng chứng về trình độ học vấn cao đẳng trở lên, hoặc bằng chứng về kinh nghiệm làm việc trong quá khứ do nhân viên cơ sở cung cấp, các ứng viên còn phải trải qua thi viết và phỏng vấn.


Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, các tài khoản chính thức của chính quyền Chiết Giang, Quảng Đông, Hồ Châu, Giang Tô, Hà Bắc, An Huy, Tứ Xuyên và Quý Châu đã đăng quảng cáo tuyển dụng cho các hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ.


Vào ngày 31/10, theo Đài Á Châu Tự do (RFA) , các nhà phân tích chỉ ra rằng sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, ông Lý Khắc Cường đã ký một sắc lệnh hành chính của Quốc vụ viện khuyến khích sự phát triển của ngành công nghiệp và thương mại cá nhân. Tuy nhiên, trong tương lai gần, nền kinh tế thị trường sẽ suy giảm dần, nhường chỗ cho sự trỗi dậy của các nền kinh tế có kế hoạch và có kiểm soát.


Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường gần đây đã ký sắc lệnh Quốc vụ viện, ban hành “Quy định về Thúc đẩy sự phát triển của các hộ công nghiệp và thương mại cá thể” , sẽ có hiệu lực vào ngày 1/11/2022.


Theo Tân Hoa Xã, “Quy định” có tổng cộng 39 điều, nội dung chính bao gồm:


Thứ nhất, làm rõ thực trạng và vai trò của các hộ công thương nghiệp cá thể trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, và các nguyên tắc cơ bản để thúc đẩy phát triển các hộ công nghiệp và thương mại cá thể.


Thứ hai là hoàn thiện cơ chế làm việc để thúc đẩy sự phát triển của các hộ công nghiệp và thương mại cá thể.


Thứ ba là làm rõ trách nhiệm và yêu cầu của chính phủ và các ban ngành liên quan trong việc thúc đẩy sự phát triển của các hộ công nghiệp và thương mại cá thể.

“Nếu cán bộ chính quyền và các ban ngành liên quan không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng nhiệm vụ của mình trong việc thúc đẩy phát triển các hộ công thương nghiệp cá thể, làm tổn hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của các hộ công thương cá thể và gây hậu quả nghiêm trọng, thì sẽ bị trừng phạt theo quy định của pháp luật.”

Đài Á Châu Tự Do

Việc thành lập các hợp tác xã cung ứng và tiêu thụ ở nhiều nơi là một phần không thể thiếu trong tầm nhìn chiến lược của ông Tập Cận Bình đối với sự phát triển của Trung Quốc. Ông Tập Cận Bình một mực đi theo đường lối xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, đối kháng lại xã hội văn minh phương tây với đại biểu là mô hình kiểu Mỹ, điều này khiến cho cộng đồng châu Âu vây chặn và phong tỏa. Đây là thực tế khắc nghiệt mà Trung Quốc đã phải đối mặt trong 5 năm qua.”


Ông Tống Duy Tuấn (Song Weijun), một nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn hải ngoại “Kinh tế chính trị Thiên Quân (Tian Jun)”, chỉ ra rằng đã có nhiều thay đổi về nhân sự sau Đại hội 20 của ĐCSTQ, và Quốc vụ viện sẽ trải qua một cuộc cải tổ lớn, có nghĩa là các chính sách kinh tế sẽ thay đổi. Tuy nhiên, trong một hệ thống chính trị đặc biệt như ĐCSTQ, sẽ không có cái gọi là những người cải cách, và những kỳ vọng của thế giới bên ngoài sẽ bị tiêu tan. Trung Quốc là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Sẽ đúng nếu để tiêu dùng của người dân đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nợ hộ gia đình đã gần đến ngưỡng cảnh báo và phần lớn tài sản là bất động sản. Điều này có nghĩa là trong bối cảnh ảnh hưởng bởi các nhân tố như dịch bệnh và nợ nần, nhu cầu trong nước sẽ không khởi sắc.


Ông Tống Duy Tuấn cho rằng ngoại giới chú ý đến việc liệu có phải Trung Quốc quay trở lại mô hình kinh tế kế hoạch hay không. Hiện tại, môi trường xã hội đã thay đổi và không thể đi theo con đường cũ là mua bán thống nhất. Tuy nhiên, ĐCSTQ có thể tạo ra phiên bản của nền kinh tế kế hoạch và can thiệp vào nền kinh tế dưới sự kiểm soát mạnh mẽ hơn. Bất kể ĐCSTQ sử dụng từ ngữ gì để che đậy các chính sách của mình, nó luôn tuân theo một mô hình kinh tế kế hoạch.


Lý Chính Hâm, Vision Times

Nghiên cứu vệ tinh: ĐCSTQ báo cáo GDP sai lệch gần 1/3 trong 20 năm qua Một báo cáo mới cho thấy Trung Quốc có thể đã thổi phồng tăng trưởng GDP quá mức gần 1/3 trong 20 năm qua.

Chia sẻ Facebook