Trung Quốc: CPI tháng 7 cao nhất trong 2 năm do giá thịt lợn tăng kỷ lục
Vào tháng 7 năm nay, lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất trong hai năm qua, chủ yếu là do giá thịt lợn tăng vọt, nhu cầu tiêu dùng nói chung vẫn yếu.
Theo số liệu do Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố hôm thứ Tư (ngày 10/8), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó giá thịt lợn tăng vọt 20,2%. Mức tăng tổng thể thấp hơn mức dự báo trung bình của các nhà kinh tế là 2,9% và tăng một chút so với mức CPI 2,5% của Trung Quốc trong tháng Sáu.
Trong khi đó, chỉ số giá sản xuất (PPI) đã giảm xuống 4,2% trong tháng 7 từ mức 6,1% trong tháng 6 .
Theo Bloomberg chỉ ra, so với Mỹ và các nền kinh tế lớn khác, lạm phát của Trung Quốc đã tương đối kiềm chế trong năm nay, vì các chính sách phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt và các đợt bùng phát lẻ tẻ đã hạn chế chi tiêu của người tiêu dùng. Kết hợp với những sóng gió toàn cầu và cuộc khủng hoảng nhà ở đang diễn ra, khiến cho sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc rất yếu. Tháng trước, hoạt động của các nhà máy bất ngờ giảm trong, doanh số bán bất động sản tiếp tục giảm.
Giá lương thực nói chung của Trung Quốc trong tháng 7 đã tăng 6,3% so với một năm trước đó, ngoại trừ giá thịt lợn, trái cây tươi và rau quả tăng lần lượt 16,9% và 12,9% so với một năm trước đó.
Nhưng chỉ số CPI cốt lõi, không bao gồm giá lương thực và năng lượng, vẫn ảm đạm, giảm xuống 0,8% trong tháng 7, cho thấy tiêu dùng trong Trung Quốc vẫn không khởi sắc, các biện pháp phòng chống dịch bệnh vẫn còn hạn chế các hộ gia đình. Đối với ngân hàng trung ương, đây là một phép thử khả năng thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế.
Lạm phát tiêu dùng của Trung Quốc có khả năng vượt mục tiêu của Chính phủ nước này khoảng 3% trong năm nay, ngay cả như vậy, ĐCSTQ có thể chịu đựng lạm phát cao hơn vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế.
“Nếu chúng ta có thể giữ tỷ lệ thất nghiệp dưới 5,5% và tăng CPI dưới 3,5% trong cả năm, chúng ta có thể chấp nhận tốc độ tăng trưởng cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với mục tiêu.”
Bruce Pang, nhà kinh tế trưởng tại Jones Lang LaSalle, cho biết chỉ số CPI có thể tăng trên 3% trong hai tháng tới do chỉ số cơ sở tương đối thấp và giá thịt lợn tăng. Tuy nhiên, chỉ số CPI cơ bản nhiều khả năng sẽ không thay đổi, chủ yếu là do nhu cầu trong nước vẫn yếu và dự kiến sẽ không có quá hạn chế quá lớn đối với chính sách tiền tệ.
Trần Đình, Epoch Times
Nhà kinh tế học: Có ít nhất 120 triệu ngôi nhà trống ở Trung Quốc
Ngày 5/8, Viện Nghiên cứu BEIKE của Trung Quốc đã công bố “Báo cáo khảo sát năm 2022 về tỷ lệ nhà bỏ trống tại các thành phố lớn Trung Quốc”