Trừng phạt của Mỹ có hiệu quả, hàng ngàn công ty chip Trung Quốc đóng cửa
Trừng phạt của Mỹ có hiệu quả, hàng ngàn công ty chip Trung Quốc đóng cửa
Mặc dù nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đã tổ chức một cuộc họp đặc biệt vào năm ngoái để “nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ có hệ thống” , v.v., nhưng ngành công nghiệp chip của Trung Quốc vẫn tiếp tục sa sút. Năm ngoái, có tới 5.746 công ty chip Trung Quốc đã hủy đăng ký, vượt xa so với trước đây.
Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân là do lệnh trừng phạt của Mỹ kết hợp với suy thoái kinh tế. Dưới sự căng thẳng liên tục giữa Mỹ và Trung Quốc, ngành công nghiệp chip của Trung Quốc rất khó thoát khỏi tình trạng khó khăn.
5.746 công ty liên quan đến chip ở Trung Quốc đã đóng cửa vào năm ngoái
Ngày 16/2, truyền thông Trung Quốc Đại Lục “TMTPOST” đã đăng bài viết chỉ ra, theo dữ liệu của nền tảng truy vấn thông tin doanh nghiệp Trung Quốc “Qichacha” (qcc.com), tổng cộng 5.746 công ty liên quan đến chip ở Trung Quốc đã bị thu hồi hoặc hủy đăng ký giấy phép vào năm ngoái, tăng mạnh 68% từ 3.420 vào năm 2021.
Bài viết cũng cho biết, trong 8 tháng đầu năm ngoái, 3.470 công ty liên quan đến chip ở Trung Quốc đã bị thu hồi hoặc hủy đăng ký giấy phép, từ tháng 9 đến tháng 12 đã tăng thêm 2.300 công ty. Trung bình mỗi ngày có khoảng 15 hãng chip bị gạch bỏ giấy phép đăng ký.
Theo một phân tích được công bố vào ngày 17/2 bởi “Core Language”, một trang web tập trung vào ngành công nghiệp bán dẫn ở Trung Quốc, lý do hơn 5.700 công ty chip ở Trung Quốc biến mất trong một năm qua, bao gồm việc một số nhà khai thác thiếu kinh nghiệm đã đầu tư vào việc kinh doanh chất bán dẫn hoàn toàn là để tham gia náo nhiệt, và một khi họ thấy nó không có lãi thì dừng lại. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Mỹ đối với chất bán dẫn của Trung Quốc cũng có tác động rất lớn đến hiệu suất và niềm tin của các công ty sản xuất chip Trung Quốc.
SMIC, chuyên sản xuất chip, đã công bố báo cáo tài chính vào ngày 10/2. Do các yếu tố như Mỹ hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc, doanh thu của SMIC trong quý 4 năm ngoái thấp hơn 15% so với quý trước; và doanh thu quý 1 năm nay thấp hơn quý trước từ 10% đến 12%.
Yangtze Memory Technologies (YMTC), công ty dẫn đầu về bộ nhớ flash loại lưu trữ của Trung Quốc, đã bị Mỹ đưa vào “danh sách thực thể ” kiểm soát xuất khẩu hai tháng sau đó. Kế hoạch cho một nhà máy mới ở Vũ Hán cũng đã bị đình chỉ.
Lưu Bội Chân: Lệnh trừng phạt của Mỹ và suy thoái kinh tế khiến ngành chip Trung Quốc ảm đạm
Bà Lưu Bội Chân (Liu Pei-chen), giám đốc Cơ sở dữ liệu kinh tế công nghiệp của Viện nghiên cứu kinh tế Đài Loan, nói với Epoch Times hôm 18/2 rằng lý do đầu tiên khiến các công ty chip Trung Quốc hủy bỏ quy mô lớn là cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung. Các biện pháp kiểm soát khác nhau của Mỹ đối với chất bán dẫn của Trung Quốc tiếp tục nóng lên vào năm ngoái. Ngay cả khi các công ty Trung Quốc nhận được trợ cấp từ chính phủ, nhưng hoạt động chung của họ sẽ bị ngừng lại.
ĐCSTQ đã thực hiện đánh cắp công nghệ trong nhiều năm. ASML, một trong những công ty bán dẫn hàng đầu thế giới, hôm 15/2 cho biết công ty gần đây đã phát hiện một cựu nhân viên ở Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu liên quan đến công nghệ được cấp bằng sáng chế của mình.
Trong thời kỳ cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, Mỹ và Trung Quốc bắt đầu cuộc chiến công nghệ, sau khi đương kim Tổng thống Biden nhậm chức, cuộc chiến công nghệ vẫn tiếp diễn. Vào ngày 9/8 năm ngoái, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức ký ban hành “Đạo luật Khoa học và Chip 2022” (CHIPS and Science Act 2022), nội dung của đạo luật ngoài việc thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn trong nước Mỹ, thì các công ty chip đã nhận được trợ cấp từ Chính phủ Mỹ sẽ không thể đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn ở Trung Quốc.
Vào ngày 7/10 năm ngoái, Bộ Thương mại Mỹ đã công bố một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu chip, bao gồm các công ty Mỹ không được phép xuất khẩu chip tiên tiến và thiết bị sản xuất liên quan sang Trung Quốc trừ khi họ được chính phủ cho phép; chip được sản xuất ở các quốc gia khác sử dụng công nghệ của Mỹ cũng phải tuân theo quy định này. Ngoài ra, nhân tài kỹ thuật quốc tịch Mỹ bị cấm phát triển và sản xuất chip tiên tiến ở Trung Quốc.
Tháng trước, Bloomberg đưa tin rằng Mỹ đã đạt được thỏa thuận với Nhật Bản và Hà Lan nhằm hạn chế xuất khẩu máy móc sản xuất chip tiên tiến sang Trung Quốc. Chính phủ Mỹ nói rằng Mỹ và các đồng minh phải ngăn chặn Bắc Kinh mua công nghệ có thể đe dọa an ninh toàn cầu.
Bà Lưu Bội Chân nói rằng lý do thứ hai dẫn đến sự suy thoái trong ngành công nghiệp chip của Trung Quốc là việc điều chỉnh đi xuống của sự khởi sắc kinh tế Trung Quốc.
“Năm ngoái, Trung Quốc tiếp tục áp dụng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh. Ngoài việc ảnh hưởng đến phía sản xuất, quan trọng hơn, nó có tác động tiêu cực lớn đến phía có nhu cầu (về hàng hóa), bao gồm cả điện tử tiêu dùng, PC và điện thoại thông minh. Hiệu suất tổng thể năm ngoái tương đối kém, vì vậy chúng ta đã thấy rằng năm ngoái Trung Quốc có tốc độ tăng trưởng kinh tế chỉ khoảng 3%.”
Vào tháng cuối cùng của năm ngoái, chính quyền ĐCSTQ đã nới lỏng các hạn chế trong phòng chống dịch bệnh và yêu cầu khôi phục lại công việc và sản xuất.
Cầu Thị
“tổng nhu cầu không đủ”,
“cần phải tăng cường đầu tư vào khoa học công nghệ và công nghiệp, đồng thời tiến hành xây dựng trước cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ lớn cũng như các năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ cốt lõi.”
Bà Lưu Bội Chân nói với Epoch Times rằng vấn đề là mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn tương đối căng thẳng, sự kiểm soát của Mỹ đối với chất bán dẫn của Trung Quốc trong tương lai vẫn là chỉ có tăng mà không giảm. Hơn nữa các quốc gia cũng đang phải đối mặt với vấn đề lựa chọn đứng về bên nào. Nếu các chủ doanh nghiệp Trung Quốc muốn tìm một số nguồn lực ở nước ngoài, cho dù đó là hợp tác về tài năng hay công nghệ, họ sẽ gặp khó khăn.
Bà nói rằng phía Trung Quốc chắc chắn hy vọng rằng sau khi dịch bệnh được dập tắt, nhu cầu tiêu dùng sẽ dần tăng lên trong nửa cuối năm, kéo dài đến sự phục hồi nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử đầu cuối. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn tổng thể vẫn sẽ tương đối bi quan.
Ông Ngô Gia Long: Mỹ thống trị các quy trình công nghệ quan trọng, ông Tập làm hỏng quan hệ Trung-Mỹ
Epoch Times
“Toàn bộ quy trình sản xuất được chia thành nhiều phần. Ví dụ, công nghệ quang học của ASML ở Hà Lan, vật liệu hóa học đặc biệt ở Nhật Bản, bộ nhớ ở Hàn Quốc, xưởng đúc chip, thử nghiệm đóng gói cuối cùng đã hoàn thành ở Đài Loan và thiết kế phần mềm chất bán dẫn ở Mỹ, cũng có rất nhiều các thiết bị ở Mỹ.”
Ông Ngô Gia Long cho biết, quy trình sản xuất của toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn có một quốc gia khác nhau có lợi thế dẫn đầu, nhưng không ai có thể lãnh đạo toàn bộ quy trình, toàn bộ quy trình đều do các công ty Mỹ phụ trách. Công ty Trung Quốc không cách nào phá vỡ được tình trạng này. Ví dụ, sản xuất chip đúc, đóng gói và thử nghiệm, không ai có thể so sánh với Đài Loan, thị phần của Đài Loan trên thế giới vượt quá 65%.
“Trong tình thế cạnh tranh này, Trung Quốc phải hợp tác với Mỹ để cải thiện quan hệ Trung – Mỹ trước khi có thể phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Nhưng ông Tập Cận Bình hiện đang chống lại Mỹ và muốn tranh giành quyền lực thế giới, nên tất nhiên Mỹ đang chặn các công ty Trung Quốc về phương diện chất bán dẫn.”
ĐCSTQ tiếp tục thúc đẩy Đại nhảy vọt trong sản xuất chip, nhưng kết quả là một thất bại tập thể
Để thoát khỏi sự phụ thuộc vào chip nước ngoài, trong vài năm qua, ông Tập Cận Bình đã nhiều lần đề xuất tiến hành cuộc chiến giải quyết vấn đề khó khăn về công nghệ. Dưới sự thúc giục của cá nhân ông, Trung Quốc đã thực hiện một cuộc bùng nổ “sản xuất chip”. Vào năm 2014, Văn phòng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin của ĐCSTQ đã tuyên bố chính thức thành lập “Công ty TNHH Quỹ Đầu tư Công nghiệp Vi mạch Quốc gia” (ICF), trọng điểm là đầu tư ngành công nghiệp sản xuất chip vi mạch tích hợp, quy mô của quỹ trong giai đoạn một là 130 tỷ nhân dân tệ. Trong làn sóng “làm chip” tràn lan khắp cả nước, một số doanh nghiệp ngành cơ khí xây dựng, y dược, may mặc, xi măng… cũng “chuyển mình” sang làm chip.
Nhưng rồi tình trạng dở dang, ngừng việc, v.v, thường xuyên xuất hiện. Vào năm 2020, các phương tiện truyền thông chính thống đưa tin rằng ít nhất sáu dự án “làm chip” trị giá hàng chục tỷ nhân dân tệ đang bỏ dở ở nhiều nơi như Tứ Xuyên, Quý Châu, Giang Tô, Hồ Bắc, Hà Bắc.
Năm ngoái, ông Lộ Quân (Lu Jun), chủ tịch của Huaxin Investment và cựu phó giám đốc Phòng Quản lý Quỹ Phát triển Quốc gia của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc; ông Đinh Văn Vũ (Ding Wenwu), tổng giám đốc của ICF; và ông Triệu Vĩ Quốc (Zhao Weiguo), cựu chủ tịch của Tsinghua Unigroup, đã bị điều tra. Ngày 28/7 năm ngoái, ông Tiêu Á Khánh (Xiao Yaqing), Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin của ĐCSTQ “ngã ngựa”.
Ngày 6/9 năm ngoái, cuộc họp của Ủy ban Cải cách sâu rộng Trung ương đã đặc biệt xem xét và thông qua “Ý kiến về một hệ thống quốc gia mới để giải quyết các công nghệ cốt lõi quan trọng”. Khi chủ trì cuộc họp, ông Tập Cận Bình nói rằng cần phải phát huy hết lợi thế “tập trung quyền sức mạnh để làm việc lớn” của ĐCSTQ, tăng cường “sự lãnh đạo của ĐCSTQ đối với việc đổi mới khoa học và công nghệ lớn”, “tăng cường sức mạnh chiến lược quốc gia” và “cải thiện mạnh khả năng nghiên cứu khoa học và công nghệ một cách có hệ thống”, v.v.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, những bài học về Đại nhảy vọt trong sản xuất chip bỏ dở vẫn còn ngay trước mắt, và các phương pháp cũ của ĐCSTQ không thể phát triển tốt ngành công nghệ cao.
Theo Hải Chung, Lạc Á / Epoch Times
Ngành chip Trung Quốc: Nhiều quan to "ngã ngựa", bong bóng đầu tư, dự án dở dang Gần đây liên tiếp nhiều quan chức hàng đầu trong ngành chip Trung Quốc bị “ngã ngựa” đã gây chấn động dư luận nước này.