Trung bình mỗi người Việt Nam đang tiêu thụ bao nhiêu lít rượu bia mỗi năm? Vùng nào tiêu thụ nhiều nhất?

Chia sẻ Facebook
15/06/2022 00:09:53

Kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê chỉ ra, lượng tiêu thụ rượu bia năm 2020 đã tăng lên cao hơn hẳn so với các năm trước, cho dù đây là năm đầu tiên áp dụng Nghị định 100, cũng như việc các quán bia, rượu chịu ảnh hưởng liên tục của Covid-19.

Theo Kết quả Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2020, nếu xét theo vùng, trong năm 2020, Tây Nguyên là nơi có lượng tiêu thụ rượu bia bình quân cao nhất cả nước với 3,49 lít/nhân khẩu/tháng, tăng gấp 4 lần so với năm 2018.

Đứng thứ hai là Đông Nam Bộ với 1,99 lít/nhân khẩu/tháng, tăng gấp 2,8 lần so với năm 2018, cao hơn gấp đôi so với Đồng bằng sông Hồng là 0,81 lít/nhân khẩu/tháng.

Tuy nhiên, về chi tiêu, Đồng bằng sông Hồng mới là vùng có chi tiêu dùng rượu bia bình quân cao nhất, lên tới 21,9 nghìn đồng/nhân khẩu/tháng. Đứng thứ hai là Đông Nam Bộ với 21,6 nghìn đồng/nhân khẩu/tháng. Tây Nguyên chỉ đứng thứ 5 với 12,1 nghìn đồng/nhân khẩu/tháng.

Mặt khác, kết quả Khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lượng tiêu thụ rượu bia năm 2020 đã tăng lên cao hơn hẳn so với các năm trước, cho dù đây là năm đầu tiên áp dụng Nghị định 100, cũng như việc các quán bia, rượu chịu ảnh hưởng liên tục của Covid-19. Lượng tiêu thụ tăng từ 0,92 lít/người/tháng năm 2018 lên 1,31 lít/người/tháng năm 2020. Như vậy nếu tính bình quân năm 2020, mỗi người Việt Nam tiêu thụ tới 15,72 lít rượu, bia.

Trước đó, trong suốt giai đoạn từ năm 2010 đến 2018, lượng tiêu thụ rượu bia bình quân hầu như không thay đổi nhiều. Mức tiêu thụ bình quân giao động từ 0,9 đến 1 lít/người/tháng).


Điều 30 của Nghị định 117 quy định mức phạt như sau:

Cảnh cáo hoặc phạt tiền 200.000 - 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi uống rượu bia.

Phạt tiền từ 500.000 - 1 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: uống rượu bia tại địa điểm không uống rượu, bia theo quy định của pháp luật (cơ sở y tế, cơ sở giáo dục trong thời gian giảng dạy, học tập, làm việc); xúi giục, kích động, lôi kéo người khác uống bia.

Các hành vi như uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập; ép buộc người khác uống rượu bia cũng bị phạt tiền 1-3 triệu đồng.

Điều 34 của Nghị định quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phòng, chống tác hại của rượu, bia.

Phạt 3-5 triệu đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nếu không tổ chức thực hiện quy định không uống rượu bia trong thời gian làm việc, tại nơi làm việc của cơ quan, tổ chức; không nhắc nhở, yêu cầu chấm dứt hành vi uống, bán rượu bia trong địa điểm không được uống, bán rượu, bia thuộc quyền quản lý điều hành…

Chia sẻ Facebook