Trump thề nếu đắc cử sẽ lật ngược lệnh công bằng kiểu Mác-xít của Biden

Chia sẻ Facebook
03/03/2023 15:19:43

Ông Trump tuyên bố nếu đắc cử tổng thống Hoa Kỳ 2024 thì sẽ lập tức xóa bỏ một lệnh hành pháp “công bằng kiểu Mác-xít” của ông Biden.

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 2/3 tuyên bố nếu ông đắc cử tổng thống Hoa Kỳ 2024 thì sẽ lập tức xóa bỏ một lệnh hành pháp mà ông miêu tả là “nham hiểm”“công bằng kiểu Mác-xít” của Tổng thống Joe Biden. Video được đăng bởi tài khoản Twitter @TrumpWarRoom, một tài khoản chủ yếu dùng cho chiến dịch tranh cử 2024 của ông Trump.

Cựu Tổng thống Donald Trump (Ảnh chụp từ video 2/3/2023)

Video ông Donald Trump tuyên bố sẽ lật đổ chính sách ‘công bằng kiểu Mác-xít’ hôm 2/3:

“Joe Biden gần đây đã ký một lệnh hành pháp nham hiểm, bắt buộc hầu hết các cơ quan và tổ chức của liên bang phải triển khai ‘công bằng kiểu Mác-xít’. Đây là hoạt động đột kích mới sao cho Woke chiếm lĩnh toàn bộ chính phủ liên bang,”

ông Trump mở đầu tuyên bố như vậy.


Marxist Equity là lối ‘công bằng’ đạt được bằng cách kiểu như lấy của người giàu đem cho người nghèo. Không phải ‘equality’ là lối ‘công bằng’ theo nghĩa các nhóm đều được đối xử như nhau, cùng chính sách, cùng tài nguyên, cùng cơ hội.


Cái gọi là ‘văn hóa woke (thức tỉnh)’ hiện nay đang cổ xúy cái ‘công bằng’ equity này. Theo ‘văn hóa’ này, người da màu, người chuyển giới, người đồng tính, phải được ‘công bằng’ theo nghĩa họ phải nhận được hỗ trợ tốt hơn so với người da trắng, người bình thường về giới tính. Vì chỉ có như vậy những người đó mới đạt được ‘công bằng’.


Lý do là nếu họ được nhận ngang bằng về cơ hội, về chính sách, về tài nguyên, thì họ cuối cùng vẫn là sẽ bị thiệt do kết quả lao động và thành tựu ở xã hội của họ sẽ là kém hơn, căn cứ theo phân tích và quyết định như sau.

Lệnh hành pháp do ông Biden ký ngày 16/2, có tựa đề

“Thúc đẩy hơn nữa sự công bằng equity chủng tộc và hỗ trợ cho các cộng đồng chưa được phục vụ đầy đủ thông qua Chính phủ liên bang”

. Trong đó yêu cầu thành lập

“các nhóm cơ quan công bằng equity”

trong khắp các phòng ban của chính phủ để mang lại

“kết quả công bằng”


Ngoài các nhóm thiểu số về chủng tộc, lệnh hành pháp này cũng nhằm mục đích nâng cao thu nhập cho các nhóm thiểu số tôn giáo, phụ nữ và trẻ em gái, người LGBT, người khuyết tật, cư dân ở khu vực nông thôn và những người bị ảnh hưởng bởi “nghèo đói hoặc bất bình đẳng dai dẳng.”


Cái công bằng của chủ nghĩa Mác này là đi ngược với quan niệm về công bằng truyền thống. Người Việt có câu, có làm mới có ăn, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Về mặt quản lý nhà nước, thì công bằng (equality) mà vẫn hiểu theo truyền thống là ở chỗ chính sách, chế độ, cơ hội, tài nguyên, được cấp cho mọi người là như nhau.


Các hoạt động nhắm vào người bị thiệt thòi như người khuyết tật, người nghèo, thì nên làm nằm trong các hoạt động từ thiện, chứ không phải nằm trong chính sách cưỡng bức lấy của người này trao cho người kia.

“Tất cả các cơ quan hay tổ chức của Mỹ đều bị nằm trong vùng bị ảnh hưởng của khái niệm công bằng kiều Mác-xít này,”

ông Trump nói tiếp.

“Thay vì đối đãi mọi người một cách công bằng (equally), thì các quyết định [theo lệnh của Biden] là dựa trên đánh giá của cào bằng equity. Nghĩa là phân phối lợi ích và chính sách được cưỡng chế dựa vào màu da, xác định giới tính.”


“Tôi không cho rằng điều đó là cái gì tốt.”

“Đó chẳng qua là lối dùng từ mỹ miều của những người cấp tiến để hợp thức hóa tất cả những chương trình điên rồ của họ.”


Ông Trump tuyên bố sẽ thu hồi lệnh hành pháp này của ông Biden ngay khi ông Trump trở lại Nhà Trắng. Các đảng viên Đảng Cộng hòa cũng cam kết sẽ ngay lập tức chấm dứt hợp đồng với tất cả các quan chức và chương trình nào liên quan đến lệnh này, đồng thời kêu gọi điều tra về “sự thống trị và phân biệt đối xử bất hợp pháp cũng như lạm dụng quyền công dân.”


Lệnh hành pháp này cũng gặp nhiều chỉ trích, chủ yếu là từ phía cảnh hữu. Nhưng nó được một số ủng hộ, chủ yếu là từ phía cánh tả.


Tham chiếu: tweet của tài khoản Twitter @Trump War Room.


Nhật Tân

Tản mạn chuyện "Lấy của người giàu chia cho người nghèo"

Thiện nguyện tốt đẹp hay chỉ là một câu khẩu hiệu?

Chia sẻ Facebook