Tròn một năm chiến tranh Nga – Ukraine, ĐCSTQ thu được những gì?

Chia sẻ Facebook
05/03/2023 19:46:21

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga diễn ra được một năm, ĐCSTQ đã thu được gì từ cuộc chiến này?

Cuộc xâm lược Ukraine của Nga diễn ra được một năm, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã áp dụng chiến thuật bề ngoài là “trung lập” nhưng thực chất là “thân Nga” . Họ đã thu được gì từ cuộc chiến này?

Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin gặp nhau (Nguồn: Kremlin.ru, 2019CC-BY-4.0).

Đối lập với 141 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc


Chiến tranh Nga – Ukraine là cuộc chiến có tính chất thế nào? Điều này liên quan đến cả phán đoán thực tế và phán đoán giá trị. Đó là một câu hỏi cần được làm rõ trước tiên. Nếu là chiến tranh xâm lược, thì liên quan đến vấn đề đối xử thế nào với quân xâm lược và phe chống xâm lược, và nên đứng về phe nào trong cuộc chiến. Đây là vấn đề lớn về đúng sai, mang tính nguyên tắc, trong vấn đề này không có chỗ cho sự mơ hồ, không xác định.

“Việc Nga xâm lược Ukraine là vi phạm sự đồng thuận chung của chúng ta, và cũng là vi phạm ‘Hiến chương Liên Hợp Quốc’ và luật pháp quốc tế, thậm chí còn thách thức đối với các nguyên tắc và giá trị cơ bản của hệ thống đa phương.”


Vào ngày 23/2, phiên họp đặc biệt khẩn cấp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết với 141 phiếu thuận, một lần nữa yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức, hoàn toàn và vô điều kiện khỏi các vùng lãnh thổ nằm trong biên giới được quốc tế công nhận của Ukraine.


Nói cách khác, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc và 141 quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đều cho rằng cuộc chiến này là cuộc chiến mà Nga xâm lược Ukraine. Tuy nhiên, ĐCSTQ đã bỏ phiếu trắng tại cuộc họp này.


Về vấn đề có nên tiến hành chiến tranh xâm lược hay không, ĐCSTQ bỏ phiếu trắng, không nói là đúng, cũng không phủ định. Đây là loại thái độ gì? Đây thực sự là đứng về phía xâm lược.


Nói cách khác, trong vấn đề xác định đây có phải là cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine hay không, ĐCSTQ đã đứng về phía đối lập với 141 quốc gia khác trong Liên Hợp Quốc.

Đạo đức giả của ĐCSTQ


Kể từ thời cận đại, Nga là quốc gia chiếm nhiều lãnh thổ nhất của Trung Quốc. Trong thời hiện đại, ĐCSTQ là đảng đã bán đứng nhiều lãnh thổ nhất cho các nước như Nga.


Lãnh thổ mà ĐCSTQ trao cho các nước như Nga, v.v, vô điều kiện lên tới hơn 1,7 triệu km2, tương đương với hơn 40 lần Đài Loan. Kết quả là ĐCSTQ đã trở thành đảng bán nước lớn nhất thế giới.


Làm sao đảng bán nước lớn nhất thế giới có thể tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia? Đảng bán nước lớn nhất thế giới nói về việc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia, nhưng nó chỉ lấy điều này làm cái cớ để lừa dối toàn thể nhân dân Trung Quốc và người dân thế giới.


Vào ngày 30/9/2022, Nga đã thôn tính 4 khu vực ở miền đông Uzbekistan trong cuộc xâm lược Ukraine: Luhansk, Donetsk, Zaporozhye và Kherson, 15% lãnh thổ Ukraine bị cưỡng bức xếp vào lãnh thổ Nga. Đây là vụ thôn tính lãnh thổ lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.


Ngày 12/10/2022, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua nghị quyết mang tên “Sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine: Bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc” với 143 phiếu thuận, lên án việc Nga sáp nhập 4 khu vực của Ukraine, tuyên bố việc Nga tiến hành cái gọi là “trưng cầu dân ý” và việc sáp nhập 4 khu vực lãnh thổ của Ukraine là bất hợp pháp và không có giá trị.


Tuy nhiên, tại cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lần này, ĐCSTQ cũng bỏ phiếu trắng.


ĐCSTQ liên tục nói rằng họ tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraine. Tại sao ĐCSTQ không lên án Nga, phản đối Nga và đứng lên bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Ukraine khi Nga vi phạm trắng trợn Hiến chương Liên Hợp Quốc, thôn tính 4 khu vực lãnh thổ của  Ukraine?


Thử tưởng tượng, nếu một quốc gia nước ngoài dùng vũ lực thôn tính 4 tỉnh của Trung Quốc, và hầu hết các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc đứng lên bảo vệ lãnh thổ của 4 tỉnh này thuộc về Trung Quốc, thì liệu ĐCSTQ sẽ không lên án, không phản đối kẻ xâm lược, bỏ phiếu trắng và cho phép quốc gia nước ngoài này sáp nhập 4 tỉnh của Trung Quốc?


Cụ thể hơn, nếu Mỹ xét thấy “áp lực cực độ” của ĐCSTQ đối với Đài Loan, và cho tiến hành cái gọi là “trưng cầu dân ý” ở Đài Loan để giao Đài Loan cho Mỹ, liệu ĐCSTQ có bỏ phiếu trắng hay không?


Hoặc là Nhật Bản cũng gửi quân xâm lược đến Trung Quốc dưới ngọn cờ cứu người dân Trung Quốc khỏi cảnh khổ cực lầm than. Theo thái độ của ĐCSTQ đối với cuộc xâm lược Ukraine của Nga ngày nay, cuộc xâm lược Trung Quốc của Nhật Bản có được tính là một cuộc xâm lược hay không?


Việc Nga sáp nhập 4 vùng lãnh thổ của Ukraine giống như một hòn đá thử, một lần nữa vạch trần thói đạo đức giả “bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh quốc gia” mà ĐCSTQ thường nhắc đến.

‘Giậu đổ bìm leo’, làm băng giá trái tim của người dân Ukraine và thế giới


Nga xâm lược Ukraine đã một năm, trong một năm này đã gây thương vong nặng nề và tổn thất nghiêm trọng cho người dân Ukraine.


Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, cuộc chiến này đã khiến ít nhất 8.006 dân thường Ukraine thiệt mạng, hơn 13.000 người bị thương, 5,4 triệu người trên lãnh thổ Ukraine phải rời bỏ nhà cửa và 8 triệu người vượt biên, trở thành người tị nạn. Nga đã tiến hành hơn 700 cuộc tấn công vào các cơ sở y tế, hơn 3.000 trường tiểu học, trung học và khuôn viên trường đại học bị hư hại hoặc phá hủy. Hơn 5 triệu trẻ em buộc phải gián đoạn việc học. Cơ sở hạ tầng của Ukraine bị hư hại nghiêm trọng, 18 triệu người ở Ukraine cần hỗ trợ nhân đạo.

Tổng thư ký LHQ Guterres ngậm ngùi nói:

“Người dân Ukraine đang sống trong địa ngục trần gian”.


Trước đây, Ukraine đã giúp ĐCSTQ rất nhiều.


Ukraine từng là một trong những cứ điểm công nghiệp chính của Liên Xô, trong đó nổi bật nhất là ngành công nghiệp quân sự. Sau khi Ukraine giành được độc lập vào năm 1991, nước này trở thành nước xuất khẩu vũ khí lớn thứ 6 trên thế giới.


Kể từ năm 1995, Ukraine đã xuất khẩu khoảng 30 loại công nghệ quân sự cho ĐCSTQ, bao gồm các thiết bị chính được sử dụng trên tàu sân bay, hệ thống năng lượng của tàu cỡ lớn, thiết kế máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay huấn luyện tiên tiến siêu thanh, động cơ xe tăng và tên lửa không đối không.


Tàu Xue Long được ĐCSTQ mua từ Ukraine, đã được chuyển đổi thành tàu phá băng duy nhất có đầy đủ chức năng cho nghiên cứu khoa học vùng cực. Tàu sân bay đầu tiên của ĐCSTQ, “ Tàu Liêu Ninh” , trước đây là tàu sân bay chưa hoàn thành của Liên Xô cũ “Varyag” mà Ukraine đã bán cho ĐCSTQ với giá 20 triệu USD. Ukraine không chỉ bán tàu sân bay cho ĐCSTQ mà còn bán bản vẽ gốc nặng hàng chục tấn cho ĐCSTQ, có những bản vẽ này thì mới có “Tàu Liêu Ninh” ngày nay.


Tuy nhiên, chỉ 20 ngày trước khi chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ, khi Tổng thống Nga Putin đến thăm Trung Quốc vào ngày 4/2/2022, ĐCSTQ đã tuyên bố: “Tình hữu nghị Trung – Nga không có giới hạn, hợp tác không có vùng cấm, và sự tin tưởng lẫn nhau đã không có giới hạn trên.” Trung Quốc và Nga đã ký kết gần 20 văn bản hợp tác, Nga đã nhận được các đơn đặt hàng lớn vượt quá 100 tỷ USD.


Một năm sau khi Chiến tranh Nga – Ukraine bùng nổ, ĐCSTQ không những không gia nhập hàng ngũ bị trừng phạt, mà còn tăng cường trao đổi kinh tế và thương mại với Nga, trong khi thế giới tự do do Mỹ dẫn đầu tiếp tục gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Nga.


Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan của ĐCSTQ, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và Nga đã tăng 29,3% vào năm 2022, đạt mức cao kỷ lục 190,271 tỷ USD. Đây thực chất là “tiếp máu” để Nga phát động chiến tranh xâm lược Ukraine.


Khi người dân Ukraine đang bị quân đội Nga bắn phá, ĐCSTQ tiếp tục “tiếp máu” cho Nga, đối với người dân Ukraine đây chẳng phải là hành vi ‘thấy người gặp nguy, thừa cơ hãm hại’ hay sao? Đây chẳng phải là đánh mất lòng người ở Ukraine và trên toàn thế giới hay sao?

ĐCSTQ đang đùa với lửa


Khi chiến tranh xâm lược nổ ra, trừng phạt bên phát động xâm lược là một trong những biện pháp quan trọng để ngăn chặn cuộc chiến.


Theo thống kê của Castellum.AI , một tổ chức phúc lợi công cộng chuyên phòng chống tội phạm tài chính, từ ngày 24/2 năm ngoái, khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine đến ngày 23/2 năm nay, thế giới tự do do Mỹ đứng đầu áp đặt khoảng 13.021 biện pháp trừng phạt đối với Nga, đóng băng khoảng 300 tỷ USD dự trữ ngoại hối của Nga.


Trong lịch sử, đây là lệnh trừng phạt lớn nhất và nghiêm khắc nhất đối với một quốc gia và các biện pháp trừng phạt được đưa ra với tốc độ nhanh chóng, với cường độ thực hiện mạnh mẽ, đối tượng áp dụng rộng rãi, mục tiêu trừng phạt chính xác.


Vào ngày 24/2, Mỹ đã công bố một loạt các lệnh trừng phạt mới đối với Nga, và gọi đây là “các biện pháp trừng phạt quan trọng nhất cho đến nay”.


Ngày 25/2, Liên minh châu Âu đã thông qua loạt biện pháp trừng phạt thứ 10 đối với Nga, đồng thời khẳng định đây là biện pháp trừng phạt “mạnh mẽ và sâu rộng nhất” đối với Nga trong lịch sử.


Các biện pháp trừng phạt đã có tác động lớn đến Nga: Hệ thống tài chính của Nga bị lung lay; xuất nhập khẩu của Nga bị hạn chế nghiêm trọng; đầu tư nước ngoài vào Nga bị chặn; vốn nước ngoài ở Nga tháo chạy; tài nguyên chiến tranh của Nga bị tiêu hao lớn; tài chính của Nga đang gặp khủng hoảng.


Theo báo cáo của Chính phủ Nga, trong tháng 1 năm nay, mức thâm hụt ngân sách của Nga vào khoảng 1,761 tỷ Rúp (tương đương 23,5 tỷ USD). Chi tiêu tăng 59% so với năm trước, trong khi thu vào giảm 35%.


Giữa Nga và Ukraine, theo một nghĩa nào đó, ĐCSTQ đã chọn đứng về phía Nga.


Vào ngày 22/2, ông Vương Nghị – Chủ nhiệm Văn phòng Đối ngoại của ĐCSTQ – đã gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và tuyên bố rằng quan hệ Trung – Nga “vững như Thái Sơn”.


Ngoại trưởng Mỹ Blinken đã nhiều lần tuyên bố rằng có bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đã cung cấp “sự hỗ trợ phi sát thương” cho Nga và có bằng chứng cho thấy ĐCSTQ đang “cân nhắc” cung cấp “sự hỗ trợ sát thương” cho Nga.


Ông Blinken cảnh báo rằng nếu điều này xảy ra, ĐCSTQ sẽ phải gánh chịu “hậu quả nghiêm trọng”.


Quy mô của nền kinh tế Trung Quốc lớn hơn nhiều so với Nga, sự phụ thuộc của nền kinh tế Trung Quốc vào 141 quốc gia đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết của Liên Hợp Quốc cũng lớn hơn nhiều so với sự phụ thuộc vào Nga. Một khi ĐCSTQ vượt qua lằn ranh đỏ và đối mặt với các biện pháp trừng phạt từ Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Úc, tác động của nó đối với nền kinh tế và xã hội Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều lần so với Nga, thậm chí có thể là chí mạng.

Lời kết


Các vấn đề chính của Chiến tranh Nga – Ukraine không phức tạp và bí ẩn đến mức khó phân biệt.


Như Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Sullivan đã nói: “ Ukraine không tấn công Nga, NATO không tấn công Nga, và Mỹ không tấn công Nga. Đây là cuộc chiến mà ông Putin lựa chọn” . Nếu Nga ngừng tấn công Ukraine và rút quân thì chiến tranh sẽ kết thúc vào ngày mai.


Bất kỳ ai có kiến thức thông thường, thì nhìn một cái cũng có thể nhận ra trò hề “trung lập giả và thân Nga thật” của ĐCSTQ trong cuộc chiến Nga – Ukraine.


Cuộc chiến tranh này một lần nữa đã phơi bày nguyên hình bản chất “giả, ác, đấu” của ĐCSTQ.


Vương Hữu Quần
(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả, được đăng trên Epoch Times .)

Cuộc chiến ở Ukraine liệu có làm ông Tập chùn tay trong vấn đề Đài Loan? Liệu ông Tập Cận Bình có rút ra bài học từ cuộc chiến Ukraine khi cân nhắc sử dụng vũ lực để giải quyết vấn đề Đài Loan hay không.

Chia sẻ Facebook