Trí tuệ cổ nhân: Tranh đoạt thế nào cũng không thể chống lại luật trời

Chia sẻ Facebook
30/04/2023 07:53:47

“Không tranh danh với quân tử, không tranh lợi với kẻ gian, không tranh tài với trời đất.”

Người hiểu biết có 3 điều không tranh:

Ở đời mấy ai hiểu được rằng bản thân đang trong vô minh, chỉ vì tranh danh đoạt lợi mà tự làm tổn hại đi phúc đức của chính mình. Nếu hiểu rằng dẫu có tranh đoạt thế nào cũng không thể chống lại luật trời thì con người sẽ không phải chịu nhiều đau khổ đến vậy.

(Ảnh: U__Photo/ Shutterstock)

1. Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán


“Nhân hữu thiên toán, thiên tắc nhất toán” , ý nói con người có ngàn tính toán cũng không bằng một tính toán của trời.


Vậy thì một tính toán của trời ở đây là cái gì? Chính là trời dựa vào đức của mỗi người mà tính toán, an bài cho họ.


Người ta thường nói: Tích đức thì kéo dài tuổi thọ, tổn đức thì giảm thọ.


Có lẽ trong cuộc đời mỗi người thì tuổi thọ là cái khó tính toán nhất, bởi vì nó liên quan đến rất nhiều yếu tố khác ngoài lá số bát tự.

Vì vậy cổ nhân cũng dạy

: “Con người làm việc gì cũng phải luôn suy xét xem có hợp với đạo trời hay không. Rất nhiều phước lành, không cần cầu xin, thì tự nhiên cũng sẽ đến.”


Tuy nói là do trời định, nhưng vẫn có thể thay đổi. Chỉ cần đưa đạo đức thiên tính của bản thân đề cao lên, làm càng nhiều việc thiện, tích càng nhiều âm đức. Đây là phúc đức do chính bạn tạo ra mà ai khác đều không thể lấy đi được.


Nếu nói vận mệnh không thể thay đổi, vậy sao người ta lại nói “đức năng thắng số”?


Trong chương thứ nhất của ‘Kinh dịch’ cũng nói rằng: “Gia đình thường làm việc thiện nhất định sẽ có thêm phúc để truyền lại cho con cháu.”

2. Thuận theo thiên đạo


Con người nếu làm điều trái với đạo trời, thì sẽ rất nguy hiểm. Luật của thiên đạo nhất định sẽ cao hơn trí thông minh quá đỗi nhỏ bé của con người. Nhưng cũng chính vì thế mà con người mới biết khiêm tốn, biết kính sợ trời đất, quỷ thần và thiên nhiên. Tuy nhiên, bây giờ rất nhiều người đã không còn biết sợ trời sợ đất, không còn tin vào nhân quả báo ứng nữa. Điều này quả thực là vô cùng đáng sợ.


Ví như câu chuyện của thầy phong thủy nổi tiếng Lý Thuần Phong vào thời nhà Đường: Ông nói với vua Đường Thái Tông (tên thật là Lý Thế Dân) rằng một người đàn ông họ Vũ muốn đến đoạt thiên hạ từ tay ngài, và hiện tại ông ta đã ở trong cung.


Đường Thái Tông nghe xong liền nói, vậy hãy giết chết tất cả những người họ Vũ trong cung để cắt đứt gốc rễ của mối họa này.


Tuy nhiên lúc ấy Lý Thuần Phong lại nói rằng đây vốn là kiếp số của nhà Lý, thế nhưng nó không hẳn là xấu. Trong tương lai, người này vẫn còn nhân nghĩa và sẽ trả lại thiên hạ cho nhà Lý. Nhưng nếu ngài giết họ bây giờ, thì sẽ chiêu mời những người tàn ác hơn đến, hậu quả sẽ không thể tưởng tượng được, thậm chí là diệt vong.


Thấy Lý Thuần Phong nói vậy, vua Đường Thái Tông liền nghe theo.


Qua câu chuyện có thể thấy, những gì mà con người thiếu bây giờ là trí tuệ giống như Lý Thuần Phong. Khi có vấn đề, nhiều người sẽ dựa hơi hoặc tìm kiếm các mối quan hệ để lôi người khác ra tòa. Thực chất mà nói, điều này chỉ khiến cho bản thân bị tổn phúc.


Người mà vốn phúc phận lớn thì trước mắt có thể nắm phần thắng. Nhưng nếu trong tâm cứ không thể dứt bỏ đi tranh đấu, oán hận, thì bất kể là bạn thua hay thắng, bản thân bạn là người đầu tiên phải nhận lấy sự tổn thương.

3. Không tranh đấu với người khác


Có một luật sư chuyên chạy việc mảng bồi thường. Nếu khách hàng có nhu cầu kiện tụng, anh ta sẽ nhận vụ kiện và làm mọi cách để khách được phía bên kia bồi thường. Từ đó anh ta cũng sẽ kiếm được một phần lợi trong đó.


Thế nhưng anh ta lại không thể cưỡng lại ham muốn chơi cờ bạc, đến nỗi tiền kiếm được đã không thể giữ, mà còn nợ nần khắp nơi.


Tại sao như vậy? Bởi vì con người vốn mang theo nghiệp tích từ những việc xấu đã làm từ đời này qua đời khác. Khi xảy ra vấn đề, chẳng hạn như xe gặp sự cố, vốn là cơ hội để giải quyết ác nghiệp. Nhưng bây giờ con người rất “khôn ngoan”, khi có vấn đề liền tìm cách đòi bồi thường sao cho thật nhiều. Nhưng họ không hiểu rằng khi họ muốn chiếm đoạt lợi ích của người khác thì cũng là lúc tai họa đến.


Đáng buồn thay, rất ít người có thể không hiểu được sự thật về mối quan hệ này. Bây giờ con người luôn nghĩ đến lợi ích và dùng mọi thủ đoạn để chiếm đoạt nó. Nhưng không ai biết rằng, bản thân không thể chống lại luật trời. Con người không biết rằng dùng thủ đoạn để giành được mọi thứ đều có mang theo ác nghiệp.


Chúng ta thường thấy người tu đạo không muốn tranh giành quyền lợi hay vật chất. Bởi họ hiểu rằng có phúc thì tự nhiên sẽ được, không có phúc mà đoạt được thì ắt sẽ rước họa mà thôi.


Theo Nho phong Đại gia


Trúc Nhi biên tập

Trí tuệ cổ nhân: Thiên đạo có 3 điều tối kỵ

Thiên đạo có ba điều tối kỵ. Một người phạm phải ba điều này thì rất khó thành công, cho dù nhất thời đạt được thành công thì cũng không thể được lâu dài.

Chia sẻ Facebook