Trẻ tự ngủ và trẻ phải ru mới ngủ có sự khác biệt rõ ràng khi lớn lên, không chỉ ở IQ mà còn ở những yếu tố này, bố mẹ cần lưu ý
Nếp ngủ của trẻ nhỏ không chỉ tác động trực tiếp tới sự vất vả của người mẹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác trong quá trình lớn lên của bé.
Vợ chồng Đại Vĩ sinh được hai bé trai, Đại Bảo lớn hơn Tiểu Bảo 1 tuổi. Tuy sự chênh lệch về tuổi tác không quá lớn nhưng hai anh em lại có sự khác biệt về tính cách và lối sống. Lúc ngủ, Đại Bảo rất dễ ngủ và ngủ rất ngoan, còn Tiểu Bảo thì luôn quấy khóc và phải được bố mẹ dỗ dành thì mới có thể ngủ được.
Mẹ của hai anh em rất phiền muộn về chuyện này, chị lo lắng tiếng khóc của Tiểu Bảo lúc nửa đêm sẽ ảnh hưởng đến những người hàng xóm, một phần cũng mệt mỏi vì tối nào cũng phải ru con ngủ, hai mắt thâm quầng.
Cứ như vậy, hai đứa trẻ lớn lên trong một gia đình nhưng sự khác biệt cũng ngày một rõ ràng. Trong khi Đại Bảo ngoan ngoãn, cứ tối đến giờ đi ngủ là lên giường, không cần ai dỗ dành, còn cậu em lại trái ngược hoàn toàn. Tiểu Bảo nghịch ngợm từ nhỏ, tối nào cũng chơi đến khuya vẫn chưa chịu ngủ nên bố mẹ cứ phải dỗ dành cả tiếng mới chìm vào giấc ngủ.
Điều này khiến vợ chồng Đại Vỹ thắc mắc tại sao hai anh em lại có sự đối lập đến vậy, sau này khi được nghe chuyên gia tâm lý giải thích rằng một em bé tự ngủ và một em bé phải ru mới ngủ được có sự khác biệt đáng kể về nhiều yếu tố khi lớn lên thì họ mới gật gù đồng tình.
3 điểm khác biệt giữa 1 đứa trẻ ngủ ngoan và đứa trẻ ngủ kém
1. Khác biệt về chỉ số IQ
Từ việc quan sát hai đứa trẻ trong thời gian dài, mẹ của Đại Bảo và Tiểu Bảo nhận ra rằng chỉ số IQ của Tiểu Bảo không bằng anh trai Đại Bảo. Điều này có thể do chất lượng giấc ngủ của hai đứa trẻ khác nhau, cách ngủ cũng khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Những đứa trẻ không thể ngủ sâu giấc, ảnh hưởng đến quá trình tiết ra hormone tăng trưởng trong khi ngủ, không tốt cho sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ.
Hormone tăng trưởng do cơ thể tiết ra cũng khác nhau đối với chất lượng giấc ngủ khác nhau. Nếu chất lượng giấc ngủ của trẻ không tốt và hormone tăng trưởng do cơ thể tiết ra ít thì sự phát triển trí não sẽ tương đối chậm. Ngược lại, nếu những đứa trẻ có chất lượng giấc ngủ tốt sẽ tiết ra hormone tăng trưởng nhanh hơn, từ đó mức độ thông minh của chúng sẽ phát triển nhanh hơn nên sẽ có IQ cao hơn.
Nghiên cứu của đại học Y Harvard (Mỹ) cũng cho thấy trí nhớ của những đứa trẻ đi ngủ muộn kém hơn rất nhiều so với những đứa đi ngủ sớm.
2. Tính độc lập của trẻ
Những đứa trẻ cần bố mẹ dỗ dành khi đi ngủ có thể do đã phụ thuộc vào bố mẹ quá nhiều nên lớn lên cũng sẽ khó tự lập, không biết sắp xếp công việc, dần dần sẽ có tính ỷ lại vào bố mẹ, đồng thời cũng sẽ nhút nhát, ý thức quyết đoán.
Trong khi đó, các bé tự ngủ một mình thường độc lập hơn, không chỉ làm mọi việc gọn gàng mà còn rất dũng cảm và có năng lực vượt trội và khả năng thích ứng với môi trường mạnh mẽ hơn.
3. Khác biệt về tính cách
Những em bé biết tự ngủ từ sớm có xu hướng trở thành những đứa trẻ ngoan ngoãn hơn, không quá nhõng nhẽo, cũng không cần sự kỉ luật quá mức của cha mẹ. Ngược lại, những bé cần được dỗ dành khi ngủ thường có tích cách nóng nảy, hay ăn vạ và khóc khi không được như ý mình hoặc gây ra nhiều rắc rối khi lớn lên.
Ngoài ra, một số khảo sát cũng đã chỉ ra rằng những đứa trẻ khó ngủ có xu hướng hình thành tính cách hướng nội, cô đơn và không thích chơi với bạn bè khác. Trái lại trẻ tự ngủ thường có tính cách năng động, vui vẻ và hòa đồng.
Phần kết
Khi trẻ còn nhỏ, cha mẹ nên chú ý đến một số hành vi và thói quen của trẻ vì những điều này sẽ ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ sau này. Để trẻ thông minh và tự lập hơn, điều cốt yếu là cố gắng để trẻ thoát khỏi sự phụ thuộc vào cha mẹ, chẳng hạn như để trẻ tự học rửa bát đũa, tự giặt quần áo,… Những điều nhỏ này có thể giúp trẻ cải thiện được tư duy và tính độc lập khá hiệu quả.
(Theo 163.com)
Theo Ánh Lê
Nhịp Sống Kinh tế