Trẻ mầm non đi học: Cố gắng hướng dẫn 2 K quan trọng nhất
Tâm lý cho con đến trường ai cũng vui, háo hức nhưng nhiều người lại lo việc phòng bệnh kém có thể con nhiễm Covid-19.
Trẻ mầm non đi học: Chỉ cần 2K quan trọng nhất, đừng cấm trẻ ra chơi
Chị Cao Thanh Hà – Văn Quán, Hà Đông cho biết hơn 1 năm nay con chị đều ở nhà và bà ngoại trông. Đến nay, bé được đến lớp chị Hà rất vui nhưng cả nhà chị đều lo vì con đi học là ốm. Trước đó, con nhiều lần đi viện vì ốm khi thì viêm phổi, khi thì sốt siêu vi và mỗi lần đi viện là ám ảnh cả gia đình vừa tốn chi phí vừa mệt mỏi và đặc biệt lo cho sức khoẻ của con.
Mấy ngày này, hai vợ chồng chị Hà thường xuyên hướng dẫn con cách rửa tay, xịt cồn để phòng bệnh. Chị hy vọng giữ được đến khi nào tốt khi đó.
Chị Hoàng Thuỳ, (Thanh Xuân, Hà Nội) cho biết lớp mầm non của con chị là lớp 3 tuổi. Từ khi dịch bệnh bùng phát con chưa được đến trường. Khi nhà trường lấy ý kiến đi học trở lại, cả lớp có 28 học sinh thì chỉ có 20 phụ huynh chọn đi học, 2 phụ huynh chọn không đi và 6 phụ huynh không lựa chọn. Chị Thuỳ không biết chọn sao vì chị sợ con lây bệnh và di chứng hậu Covid-19.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM cho biết nhiều phụ huynh rơi vào tâm lý con không đi học thì mong con đi và khi được đi học thì sợ nhiều thứ.
BS Khanh cho biết trẻ không đến trường thì vẫn có thể lây nhiễm bệnh từ nguồn khác như hàng xóm, cha mẹ. Nếu trẻ không đến trường sẽ ảnh hưởng tới giao tiếp xã hội của trẻ.
Cho đến hiện tại, BS Khanh cho rằng phải cho trẻ đến trường, và khi trẻ đi học không quá cứng nhắc chỉ để trẻ ở trong lớp, không cho trẻ ra ngoài chơi.
Khi trẻ đi học chúng ta không nên nghĩ "zero Covid" ở trường mà cần tính xem xử lý như thế nào khi có ca Covid-19. Chúng ta không nên nghiêm ngặt không cho trẻ ra chơi, chỉ để trẻ ở trong lớp vì nếu trẻ ở trong lớp thì nguy cơ lây nhiễm cao hơn là cho trẻ ra sân trường.
Khi cho trẻ vào trường nên cho trẻ sinh hoạt theo nhóm, ăn theo nhóm, học theo nhóm thì khả năng lây lan dịch cũng chỉ ở nhóm nhỏ.
Cha mẹ không nên lo lắng trẻ mầm non đi học sẽ khó phòng bệnh hơn trẻ lớn. Thực tế, trẻ mầm non rất dễ giáo dục các con vì các con đang làm theo thói quen, bắt chước. Ví dụ, khi cô giáo, gia đình thường xuyên hướng dẫn con cách rửa tay bằng xà phòng, rửa sao cho đúng trẻ mầm non chắc chắn làm tốt hơn trẻ lớn và cả người lớn. Vì vậy, cha mẹ không nên cho rằng trẻ mầm non tới lớp phòng bệnh khó hơn trẻ lớn.
Các trường cũng không cần thiết đo thân nhiệt cho trẻ khi trẻ tới trường. Việc đo thân nhiệt, bác sĩ Khanh cho rằng máy đo thân nhiệt tự động chỉ phát hiện trẻ có sốt hay không, thực tế chúng ta phải phát hiện trẻ có sốt hay không từ nhà chứ không phải ở trường. Nếu trong nhà có người ốm, sốt thì nên báo với nhà trường để cân nhắc cho trẻ ở nhà theo dõi. Hơn nữa, đo thân nhiệt cũng không chính xác nhiều khi trẻ đi ngoài nắng, vận động nhiều có thể làm nhiệt độ trẻ tăng cao lên.
Với thời điểm hiện tại, bác sĩ Khanh cho rằng chúng ta vẫn duy trì 5K linh hoạt, quan trọng nhất là 2K mang khẩu trang đúng khi cần thiết chứ không phải lúc nào cũng mang khẩu trang và rửa tay đúng. Không cần khai báo y tế như trước chỉ cần phụ huynh và nhà trường cần linh hoạt thông báo tình trạng của trẻ.
Hiện nay, theo thời tiết, trẻ đi học có thể nhiễm thêm các bệnh sốt siêu vi, tay chân miệng và có thể xuất hiện thêm sốt xuất huyết.
Tốt nhất triển khai phòng ngừa thói quen vệ sinh cho trẻ tại trường nếu giảm Covid-19 sẽ giảm được các bệnh truyền nhiễm khác. Các trường giữ, phòng bệnh Covid tốt sẽ phòng luôn nhiều bệnh lý truyền nhiễm ở trẻ nhỏ.
Khánh Chi
Tin Cùng Chuyên Mục
Chuyên gia bác tin đồn 'đũa, thớt gỗ mốc gây ung thư gan' và chỉ cách vệ sinh tuyệt đối an toàn
icon 0
Mặc dù khí hậu nước ta nóng ẩm nhưng rửa sạch thớt gỗ, đũa gỗ sau khi sử dụng, sau đó đem lau khô hoặc sấy khô, phơi khô rồi cất ở nơi khô ráo bạn sẽ không phải lo bị nấm mốc tấn công.
Tác hại đáng sợ của nước ngọt
icon 0
Nhiều người có thể chi tiền mua bia rượu, nước ngọt nhưng lại không thích sữa trong khi đó các chất từ bia rượu, nước ngọt lại không tốt cho sức khoẻ.
Liên tiếp các vụ trẻ tự tử, cách nào ngăn ngừa?
icon 0
Giảm tương tác với bạn bè, gia đình; giảm tham gia các hoạt động xã hội, không quan tâm đến vẻ ngoài, dễ cáu gắt, giận dữ…là những dấu hiệu trầm cảm ở trẻ.
Học sinh mọi cấp ở Hà Nội đã đến trường, có nhà vẫn cho con học online
icon 0
Dù con 3 tuổi sắp được quay lại trường mầm non nhưng chị H. vẫn quyết định cho con ở quê để “nghe ngóng” thêm vì lo sợ bùng phát lại dịch như dịp sau Tết.
Ngày 9/4: Số mắc COVID-19 cả nước giảm mạnh, còn 34.140 ca
icon 0
Bản tin dịch COVID-19 ngày 9/4 của Bộ Y tế cho biết cả nước còn 34.140 ca mắc mới COVID-19, giảm hơn 5.000 ca so với hôm qua; Số ca tử vong giảm chỉ còn 26 trường hợp.
Có phải bỏ thai khi lỡ uống thuốc Molnupiravir xong mới biết có bầu?
icon 0
Molnupiravir đến nay vẫn là thuốc mới, chưa có kết luận đánh giá cụ thể ảnh hưởng của thuốc trên người mang thai mà chỉ dựa vào nghiên cứu trên chuột.
Thuốc trừ sâu thấm vào áo, người đàn ông ngộ độc nặng
icon 0
Ngày 7/4/2022, Phòng khám Chống độc Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận một nam bệnh nhân trong tình trạng nhiễm độc toàn thân. Đó là ông N.H.T., ngụ xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Tử vong do cố đưa nạn nhân đi bệnh viện lớn
icon 0
Với các tai nạn đa chấn thương thì việc sơ cứu cho người bệnh ban đầu vô cùng quan trọng. Khi sơ cứu an toàn mới cần vận chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế.
XEM THÊM BÀI VIẾT