Trẻ em Việt thường xuyên sử dụng ứng dụng nào nhất?

Chia sẻ Facebook
25/05/2022 01:37:59

Báo cáo cho thấy Zalo được trẻ em Việt Nam sử dụng nhiều, trong khi đó, YouTube Kids bị bỏ khá xa trong top ứng dụng ưa chuộng của trẻ.

Zalo hiện là ứng dụng được trẻ em Việt Nam sử dụng nhiều nhất với 26,37%, bỏ xa vị trí thứ 2, theo một báo cáo của Kaspersky. YouTube vẫn là ứng dụng giải trí hàng đầu ở hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam (16,33%).

Ra mắt chưa đầy 5 năm, TikTok trở thành thương hiệu phát triển nhanh nhất trên thế giới với nội dung đa dạng và vô hạn từ giải trí, sáng tạo đến giáo dục. Mức độ phủ sóng nhanh chóng của ứng dụng này đã thu hút sự quan tâm và yêu thích của đông đảo trẻ em Việt Nam (11,24%).

Đứng ở vị trí tiếp theo trong số các ứng dụng phổ biến nhất là mạng xã hội Facebook (10%) và Chrome (8,30%).

Các ứng dụng trên Android được trẻ em sử dụng nhiều trong quý 1/2022. (Nguồn: Kaspersky)

Các ứng dụng hỗ trợ trao đổi thông tin, như Zoom (7,79%), Messenger (7,35%), Teams (6,02%) và Gmail (3,51%), đã duy trì mức độ phổ biến của chúng kể từ khi bước vào giai đoạn kết hợp học trực tuyến và trực tiếp vào đầu năm nay.

Trong số 10 ứng dụng Android phổ biến nhất tại Việt Nam đối với trẻ em, trò chơi duy nhất xuất hiện là Liên Quân Mobile, một trò chơi chiến thuật đấu trường được xây dựng trên nền tảng trò chơi điện tử Liên Minh Huyền Thoại nổi tiếng.

Nghiên cứu của Kaspersky dựa trên dữ liệu ẩn danh được người dùng Kaspersky Safe Kids tự nguyện cung cấp như truy vấn tìm kiếm, ứng dụng Android phổ biến nhất và danh mục trang web, để hiểu thêm về sở thích và mối quan tâm của trẻ em trong quý I năm 2022.

Số liệu của hãng bảo mật cho thấy thói quen truy cập mạng của trẻ em thế giới có khác biệt so với Việt Nam.

Cụ thể, 5 ứng dụng phổ biến nhất đối với trẻ em theo bao gồm YouTube, ứng dụng dẫn đầu về thời gian được trẻ em sử dụng trong vài năm gần đây với tỷ lệ 31,6%. Theo sau là TikTok chiếm mức 19%.

Trong top đầu cũng bao gồm WhatsApp (18%), trò chơi phổ biến Roblox (7,5%) và trình duyệt Chrome ở vị trí thứ năm với 7,3%. Điều thú vị là YouTube Kids, một ứng dụng dành riêng cho trẻ em, lại không quá phổ biến, với tỷ lệ chỉ 2,1%.

Xu hướng dùng ứng dụng của trẻ em toàn cầu trong quý 1/2022. (Nguồn: Kaspersky)

Ngoài ra, nếu xét theo yêu cầu và lượt tìm kiếm của trẻ em, thì phim hoạt hình Nhật Bản (Anime), trò chơi Minecraft và meme (ảnh chế) hoạt hình thu hút nhiều sự chú ý nhất của trẻ em.

Trong số các phim hoạt hình Nhật Bản, trẻ em thích thú nhất với Naruto và My Hero Academia. Tựa game Minecraft với thế giới ba chiều đơn giản tiếp tục chứng tỏ sức hút của mình với cộng đồng người hâm mộ đông đảo và nhiều blog nổi tiếng trên các nền tảng khác nhau như YouTube hay Twitch.

Quý I năm 2022 cũng chứng kiến ​​sự trỗi dậy của các meme hoạt hình - những ảnh động ngắn về một nhân vật đang nhảy múa hoặc đôi khi hát theo nhạc với mục đích lan truyền hoặc lặp lại bởi những nhà làm phim hoạt hình khác bằng chính nhân vật của họ. Trong số đó, mèo Beluga là một trong những meme được trẻ em yêu thích và tìm kiếm nhiều nhất.

Để đảm bảo trẻ em có trải nghiệm trực tuyến tích cực, Kaspersky khuyến nghị cha mẹ tìm hiểu thêm về thói quen và sở thích trực tuyến của trẻ. Đồng thời tìm hiểu các xu hướng, trò chơi và các kênh mới nổi để hiểu chúng có thể ảnh hưởng như thế nào đến các hoạt động trực tuyến của trẻ.

Ngoài ra, cần hướng dẫn trẻ cách chặn và báo cáo khi chúng gặp vấn đề gì đó trên mạng. Điều này giúp tạo ra các thói quen trực tuyến tích cực và trao quyền cho con trẻ cảm nhận khả năng kiểm soát.


Hải Đăng

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Tập đoàn VNPT thưởng “nóng” 2 tỷ đồng cho đội tuyển bóng đá nam U23 và đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam

icon 0

Nhằm động viên tinh thần các cầu thủ của đội tuyển bóng đá nam và nữ U23 Việt Nam, ngay sau chiến thắng vang dội tại SEA Games 31, VNPT đã tổ chức lễ chúc mừng và thưởng “nóng” cầu thủ 2 đội với tổng trị giá 2 tỷ đồng.

Bitcoin có thể giảm về 8.000 USDicon0Một chuyên gia tài chính vừa đưa ra nhận định sốc về giá Bitcoin, khắc sâu nỗi đau của các “coin thủ”.

Góc khuất của Amazon: Nhân viên bị máy móc giám sát đến mức phải đi tiểu vào chai, chỉ cần ngơi tay máy sẽ rung chuông báo động vì Jeff Bezos tin rằng ''ai rồi cũng lười thôi'

icon 0

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo để giám sát cũng như tăng năng suất lao động đã giúp Amazon trở thành nhà bán lẻ lớn nhất thế giới nhưng cũng là cơn ác mộng đối với các nhân viên.

Apple cân nhắc rời Trung Quốc chuyển chuỗi sản xuất sang Việt Nam, Ấn Độ: Vì sao cứ mãi ‘dậm chân tại chỗ’?

icon 0

Apple có 200 tỷ USD tiền mặt, hàng loạt đối tác sẵn sàng mở cửa chào đón họ dịch chuyển chuỗi sản xuất, vì sao hãng này chưa quyết định?

Apple chuẩn bị cho thương vụ lịch sử icon 0

Apple đang đàm phán để mua lại nhà phát hành trò chơi điện tử Electronic Arts (EA), giống như cách Microsoft đã thâu tóm Activision Blizzard.

Sân chơi trực tuyến “Đấu trường Toán học” có phiên bản mới

icon 0

“Mùa hè kỳ thú VioEdu 2022”, phiên bản mới của sân chơi trực tuyến Đấu trường Toán học, được mở miễn phí tại địa chỉ vio.edu.vn, dành cho tất cả học sinh từ lớp 1 đến lớp 9 toàn quốc có tài khoản trên hệ thống VioEdu.

'Đọc vị' những xu hướng điện toán đám mây sẽ phổ biến trong năm 2022icon0Năm 2022, điện toán đám mây sẽ tiếp tục giữ vững “phong độ”, thậm chí còn phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa.

Đông Nam Á có 400 triệu người dùng Interneticon0Lượng người dùng Internet tại Đông Nam Á đã tăng trưởng mạnh trong đại dịch, đứng thứ ba thế giới tính theo khu vực.

Viettel Backendless: Nền tảng “may đo” hỗ trợ thúc đẩy chuyển đổi số doanh nghiệp Việt

icon 0

Với lợi thế của một sản phẩm thuần Việt, nền tảng Viettel Backendless (VBS) đáp ứng tốt nhất những nhu cầu “sát sườn” nhất của những doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) cùng các lập trình viên tự do trong hành trình chuyển đổi số.

Ngày càng nhiều người trẻ Mỹ thích ngân hàng số icon 0

Báo cáo mới của hãng phân tích dữ liệu FICO cho thấy ngày càng nhiều khách hàng trẻ tuổi tại Mỹ cân nhắc dùng ngân hàng số làm nhà cung cấp chính.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook