Trẻ dậy thì chuyển giọng mái mái như ái nam, ái nữ có phải bệnh lý cần điều trị?

Chia sẻ Facebook
03/06/2022 11:50:07

Bắt đầu dậy thì, con chị Nga giọng không ồm ồm mà lại “mai mái” như người “ái nam, ái nữ” khiến người mẹ này lo lắng.

Con trai dậy thì bất ngờ đổi giọng ái nam ái nữ, mẹ trẻ lo con có vấn đề giới tính

Đưa con trai T.V.S (13 tuổi, Sơn Tây, Hà Nội) đi khám vì bị rối loạn giọng nói ở tuổi dậy thì, chị Nga - mẹ bé cho biết, con không có biểu hiện “nổi loạn” về tính cách như những đứa trẻ ở tuổi dậy thì khác mà chỉ có giọng nói là thay đổi.

Nhưng thay vì giọng ồm ồm thì giọng cậu bé lại “mai mái” như kiểu bị “ái nam, ái nữ”. Người mẹ này đứng ngồi không yên vì tình trạng này của con kéo dài hơn một năm mà chưa hết.

“Vốn con ít nói, nhưng giờ cứ nói ra câu nào thì bạn bè lại nhìn với cái nhìn như giễu cợt khiến thằng bé đã ít nói càng trở nên ít nói, rất tự ti. Đi học thì chớ, về nhà nó cứ như cái bóng lặng lẽ”, chị  Nga bần thần.

ThS.BS.Nguyễn Thị Hồng Nhung, Khoa Tai Mũi Họng - BV Bạch Mai cho biết, rối loạn giọng tuổi dậy thì là tình trạng giọng nói trẻ em vẫn tồn tại sau khi đã dậy thì đầy đủ và thanh quản đã phát triển hoàn toàn. Tuy chỉ gặp với tỷ lệ khoảng 1/900.000 nhưng nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, những rối loạn này có thể trở thành vĩnh viễn không hồi phục. Rối loạn giọng tuổi dậy thì dẫn đến mặc cảm về tâm lý, cản trở giao tiếp xã hội, học tập, làm việc, từ đó làm giảm chất lượng cuộc sống.

BS Khoa Tai Mũi Họng - BV Bạch Mai thăm khám cho bệnh nhân mắc rối loạn giọng nói tuổi dậy thì

Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều yếu tố như tâm lý, tổn thương thực thể, mội trường sống.

Cụ thể về nguyên nhân tâm lý, BS Hồng Nhung cho rằng trẻ nam đang nói giọng trẻ con mà chuyển đột ngột sang giọng trầm khiến nhiều em thấy ngại, cố "níu kéo" giọng cũ của mình, dẫn đến mất khả năng phát âm chính xác về cao độ.

Hoặc một nguyên nhân khác là do tổn thương thực thể: rãnh dây thanh bẩm sinh, bệnh về nội tiết, sinh dục, thượng thận, tuyến yên, …

Ngoài ra, yếu tố môi trường cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ bị rối loạn giọng tuổi dậy thì. Theo đó, trẻ nam sống trong gia đình có nhiều chị em gái hoặc thiếu hụt chất dinh dưỡng, hay viêm nhiễm đường hô hấp, … đến tuổi dậy thì cũng dễ bị rối loạn giọng.

“Cao độ là một trong các đặc trưng của giọng nói, được thể hiện qua tần số cơ bản F0. Bình thường, nữ giới và trẻ em có tần số cơ bản F0 dao động trong khoảng 200-300 Hz, nên giọng có tính chất thanh, cao. Trong khi đó, nam giới tuổi trưởng thành có F0 khoảng 100 Hz, thấp hơn một nửa quãng giọng, nên có tính trầm ấm. Ở độ tuổi dậy thì, trẻ nam sẽ có quá trình phát triển sinh lý, chuyển F0 từ tần số cao xuống F0 tần số thấp.

Rối loạn giọng tuổi dậy thì là bệnh lý rối loạn về chuyển đổi cao độ của giọng nói từ cao xuống trầm xảy ra ở độ tuổi dậy thì. Hậu quả là sau đó, trẻ nam vẫn có giọng cao, thanh mảnh, giọng yếu kèm theo giọng thở, mà trong dân gian hay được gọi là giọng ái nam ái nữ.

Theo các nghiên cứu trên thế giới, nguyên nhân chủ yếu bệnh lý này là do yếu tố tâm lý, tính cách trẻ gây ra. Chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ liên quan đến bệnh lý nội tiết hay tổn thương tại dây thanh”, BS Hồng Nhung giải thích thêm.

Do đó, BS Hồng Nhung với những trẻ dậy thì mà cha mẹ cảm thấy bất thường về giọng nói thì nên khám chuyên khoa tai mũi họng nhằm đánh giá các đặc điểm ảnh hưởng đến giọng nói.

Tại bệnh viện các bác sĩ sẽ dựa trên những yếu tố tiền sử, diễn biến của rối loạn giọng nói; Khám các cơ vùng cổ có vai trò tham gia vào quá trình phát âm (cơ ngoại thanh quản); Nội soi hoạt nghiệm thanh quản; Đo thời gian phát âm tối đa (MPT); Mức độ rối loạn giọng bằng các thang điểm GRBAS và VHI-10; Phân tích chất thanh… để phát hiện và chẩn đoán mức độ rối loạn giọng tuổi dậy thì. Từ đó bác sĩ sẽ đề ra biện pháp điều trị phù hợp và hiệu quả cho từng trường hợp cụ thể.

BS Hồng Nhung khuyến cáo, rối loạn giọng tuổi dậy thì ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của trẻ, giảm chất lượng cuộc sống, giao tiếp, học tập và làm việc. Vì vậy, khi nghi ngờ trẻ có rối loạn giọng tuổi dậy thì, phụ huynh nên sớm cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng.

“Điều trị rối loạn giọng tuổi dậy thì chủ yếu là tư vấn tâm lý kết hợp các bài tập luyện giọng. Khả năng thành công phụ thuộc vào việc chẩn đoán đúng, sớm (tốt nhất là trước 20 tuổi), tư vấn và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa đối với từng trường hợp cụ thể cũng như sự tuân thủ của bệnh nhân”, BS Hồng Nhung nhấn mạnh.


N. Huyền

Tin Cùng Chuyên Mục

Nữ bệnh nhân vỡ mạch máu não khi đang hát karaoke

icon 0

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ phẫu thuật cứu sống thành công một trường hợp bệnh nhân vỡ mạch máu não khi đang hát karaoke bỗng đau đầu dữ dội.

Kinh hoàng 100 con rận mu làm tổ trên mi mắt người đàn ông

icon 0

Ngứa mắt nhiều điều trị nhưng không khỏi, đi khám chuyên khoa được soi mắt dưới kính hiển vi, bệnh nhân “ngã ngồi” khi có hàng trăm ký sinh trùng rận mu cư ngụ.

Loại quả rẻ bèo tăng 'bản lĩnh đàn ông', quý ông nào không nên ăn?icon0Không chỉ chứa nhiều vitamin C, một số chất dinh dưỡng trong quả dứa có thể giúp tăng cường hoạt động tình dục của nam giới.

Dấu hiệu cảnh báo tế bào gan đang chết nhiều

icon 0

Tăng men gan là tình trạng cảnh báo tế bào gan đang bị huỷ hoại quá nhiều, tăng men gan cũng cảnh báo thêm các bệnh lý khác về tim, xương.

Loại quả đang vào vụ khiến nhiều người mê mẩn nhưng phải cảnh giác khi làm điều này

icon 0

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trẻ ăn nhiều vải khi đói không tốt. Do đó, trẻ em chỉ nên ăn khoảng 100g mỗi ngày và đặc biệt không ăn khi đói.

Bạo lực tinh thần ảnh hưởng tới sức khoẻ như thế nào?icon0Bạo lực tinh thần là câu nói thường ngày nhưng thực tế nó khó định lượng để khẳng định bạn có bị bạo lực tinh thần không?

Ăn hàu tốt cho 'chuyện ấy', nhiều mày râu không thích cũng cố ănicon0Nhiều người nghiện hàu không phải vì nó quá ngon mà họ thích vì yếu tố tâm lý ăn hàu sẽ khỏe cho 'chuyện ấy'.

Xuất hiện bệnh nhân sốt rét 'nhập khẩu' từ châu Phiicon0Trung tâm Bệnh nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, cho biết đang điều trị cho hai bệnh nhân sốt rét sau khi trở về nước từ Angola.

Xôn xao clip cụ ông 83 tuổi vẫn lái ô tô chạy bon bon trên đường, người già đối diện nguy cơ gì?icon0Ở người cao tuổi, khả năng phán đoán cũng như phản xạ bị giảm đáng kể, chưa kể khi va chạm sẽ dễ bị chấn thương hơn…

Vitamin A quan trọng như thế nào?

icon 0

Nhiều bà mẹ ngại cho con uống vitamin A liều cao vì sợ những tác dụng phụ. Tuy nhiên, những giá trị tuyệt vời của vitamin A liều cao không phải ai cũng biết.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook