Trẻ 5-11 tuổi tiêm vắc xin phòng Covid-19, những mốc thời gian cần đặc biệt lưu ý sau tiêm
TS.BS Lê Kiến Ngãi lưu ý có những mốc thời gian rất quan trọng: 30 phút, 24h, 3 ngày, 1 tuần và 28 ngày sau tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ mà phụ huynh cần lưu ý.
Theo kế hoạch, ngày 14/4, Quảng Ninh sẽ là địa phương đầu tiên trên cả nước tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho trẻ từ 5-11 tuổi. Tiếp đến, trong tuần sau sẽ triển khai trên quy mô toàn quốc.
Nhóm trẻ học lớp 6 sẽ được triển khai tiêm đầu tiên, sau đó đến các nhóm tuổi nhỏ hơn.
Trẻ chỉ tiêm khi thực sự khoẻ mạnh
PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho biết, trước khi đưa con đi tiêm, cha mẹ phải theo dõi sức khỏe của trẻ, ăn uống, ngủ, sinh hoạt có bình thường không, đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Trẻ có biểu hiện viêm long đường hô hấp hay bất thường gì về sức khỏe hay không…
“Bộ Y tế sẽ hướng dẫn các địa phương tổ chức nhiều đợt tiêm chủng theo các tháng, tiêm bổ sung, tiêm vét… Vì thế, khi trẻ thực sự khỏe cha mẹ hãy đưa con đi tiêm”, bà Hồng khuyến cáo.
Ngoài ra, khi gia đình đưa con đi tiêm cần cố tránh lây nhiễm SARS-CoV-2. Vì thế, khi người đưa trẻ đi hoặc bản thân trẻ có biểu hiện viêm long đường hô hấp, nghi ngờ mắc Covid-19 thì không đến điểm tiêm đến tránh lây lan mầm bệnh.
Cha mẹ cũng cần chia sẻ với cán bộ y tế khám sàng lọc về tiền sử bệnh tật, dị ứng, có bệnh mãn tính hay không để có chỉ định và hướng dẫn cụ thể, cần thiết chuyển trẻ đến tiêm tại bệnh viện.
Trong quá trình tiêm, cha mẹ cũng lưu ý tương tác với cán bộ tiêm để biết con tiêm vắc xin gì và có thể có phản ứng phụ gì.
Cách nào tránh tiêm nhầm?
Để tránh việc tiêm nhầm vắc xin cho trẻ, PGS. TS Dương Thị Hồng cho biết sẽ tiêm vắc xin cùng loại. Tới đây, Bộ sẽ có hướng dẫn cụ thể trong thời gian tới đây. Ngoài ra, mỗi lần cấp vắc xin, Bộ sẽ có hướng dẫn lô vắc xin này sử dụng cho nhóm tiêm chủng nào.
“Trong trường hợp có nhiều nhóm tuổi tiêm cùng lúc thì sẽ triển khai tiêm theo khối lớp tránh nhầm lẫn.
Việc triển khai tiêm trong trường học cũng cuốn chiếu theo lớp để hạn chế tiêm không chính xác, đặc biệt đối với mũi tiêm thứ 2 (dễ nhầm lẫn).
Ngoài ra, các bà mẹ khi đưa con tiêm chủng cố gắng nhớ tiêm mũi 1 loại nào. Mong muốn sự tham gia của các bậc phụ huynh để tránh tói đa nhầm lẫn”, PGS. TS Dương Thị Hồng cho hay.
“Đó là những mốc đặc biệt quan trọng các gia đình, nhà trường cần lưu ý, theo dõi cho trẻ. Đặc biệt, trong 3 ngày đầu sau tiêm trẻ cần tránh các vận động mạnh. Vì thế, các trường có thể điều chỉnh các hoạt động thể dục trong 3 ngày này”, TS. BS Kiến Ngãi nhấn mạnh.
Bổ sung thêm, PGS. TS Dương Thị Hồng cho rằng sau tiêm, trẻ cần ở lại điểm tiêm chủng theo dõi 30 phút, cha mẹ tiếp tục theo dõi sức khỏe của con trong ít nhất 3 ngày.
Theo đó, các phản ứng phụ thông thường có thể xuất hiện 4-8 tiếng sau tiêm, diễn tiến trong 2 ngày đầu và giảm dần. Nếu thấy trẻ sốt, phát ban, khó thở, tím tái, mệt mỏi, li bì hoặc thấy biểu hiện thông thường tăng lên mức độ trầm trọng thì cha mẹ cần đưa con đến cơ sở y tế gần nhất.
Trước nỗi lo của phụ huynh về việc trẻ dậy thì có nên tiêm vắc xin Covid-19, TS. Lê Kiến Ngãi khẳng định: Quy trình nghiên cứu, đưa vắc xin vào sử dụng cực kỳ nghiêm ngặt với các bước kiểm chứng khắt khe.
Các phụ huynh có thể yên tâm khi những bằng chứng khoa học đã cho thấy, vắc xin Covid-19 không tác động đến tế bào nhân nên không làm biến đổi cấu trúc di truyền.
Vẫn còn 30% cha mẹ do dự việc đưa con đi tiêm
Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, theo báo cáo của 63 tỉnh, thành đến nay có khoảng 11,8 triệu trẻ trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12 tuổi. Ước tính đến tháng 4 và 5 có 8,2 triệu trẻ chưa mắc Covid-19.
Như vậy, đến quý 2 chúng ta sẽ tiêm toàn bộ cho trẻ chưa mắc và tiêm đủ 2 mũi.
Những trẻ đã mắc Covid-19 thì hoãn tiêm sau 3 tháng. Vì thế, với khoảng 3,6 triệu trẻ còn lại, ngành y tế cố gắng tối đa hoàn thành việc tiêm cho trẻ trong tháng 7-8. Qua khảo sát tại nhiều thời điểm vẫn còn khoảng 30% số cha mẹ cho biết vẫn còn do dự trong việc đưa con đi tiêm. Vì thế, chuyên gia hy vọng trong thời gian tới sẽ nhận được sự đồng thuận của bố mẹ trong việc vắc xin cho con.
N. Huyền
Tin Cùng Chuyên Mục
Ngày 13/4: Cả nước có 24.623 ca mắc mới Covid-19, gần 14.000 ca khỏi
icon 0
Bản tin phòng chống dịch Covid-19 ngày 13/4 của Bộ Y tế cho biết cả nước có 24.623 ca mắc mới, tăng hơn 1.800 ca so với hôm qua. Trong ngày có gần 14.000 ca khỏi và 20 trường hợp tử vong.
Sụt 10kg, hôn mê vì Covid-19
icon 0
Bị đái tháo đường tuyp 2 nhiều năm, khi mắc Covid-19, bệnh nhân tự theo dõi ở nhà và diễn tiến trở nặng tăng lên dẫn đến hôn mê bất tỉnh.
Chảy máu dạ dày sau 1 đêm mất ngủ vì chồng có người thứ ba
icon 0
Áp lực, stress là gánh nặng lên cơ quan tiêu hoá, có những bệnh nhân chảy máu dạ dày, viêm ruột chỉ vì quá stress, trẻ em cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố này do áp lực học hành thi cử.
Phát ban loang lổ đầy người, nam thanh niên trả giá đắt vì quan hệ tình dục bừa bãi
icon 0
Nam thanh niên (22 tuổi, ở Hà Nội) đến khám do thấy ban đỏ vùng thân mình, được chẩn đoán mắc bệnh xã hội do quan hệ tình dục thiếu an toàn.
Bạn trai âm thầm trữ đông 'con giống', tôi chết điếng khi biết nguyên nhân
icon 0
Trữ đông 'con giống' không còn là khái niệm mới mẻ nữa mà hiện nay có nhiều người coi đó là xu hướng. Họ chưa muốn có con nhưng muốn lưu trữ lại 'con giống' tốt nhất.
Khỏi Covid-19, tập thể thao lại nếu thấy điều này bạn phải dừng ngay tức khắc
icon 0
Tập luyện vốn tốt cho sức khỏe nhưng nếu tập không đúng, quá sức thì lại gây hại, gây khó thở, tức ngực, thiếu máu cơ tim dẫn tới nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí tăng huyết áp, tụt huyết áp…
Ngày 12/4: Có 22.804 ca COVID-19; số khỏi bệnh nhiều gấp 9 lần số mắc mới
icon 0
Bản tin phòng chống dịch COVID-19 ngày 12/4 của Bộ Y tế cho biết có 22.804 ca mắc COVID-19 trong cả nước. Trong ngày số bệnh nhân khỏi nhiều gấp 9 lần số mắc mới, với hơn 202.000 ca khỏi.
XEM THÊM BÀI VIẾT