Trào lưu nhượng quyền bưu cục: Cần tỉnh táo khi lựa chọn mô hình
Mới xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2018, nhượng quyền bưu cục nhanh chóng trở thành "cơn sốt" trong giới khởi nghiệp trẻ.
Tiếp cận với mô hình nhượng quyền bưu cục không quá khó, nhưng làm sao lựa chọn đúng mô hình phù hợp lại là bài toán không dễ.
Nở rộ trào lưu kinh doanh nhượng quyền bưu cục
Thói quen mua sắm online được củng cố trong giai đoạn đại dịch góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng, vốn đang mạnh mẽ, của thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam. Điều này vẽ nên bức tranh vô cùng triển vọng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics, đặc biệt là giao nhận - một trong những ngành hỗ trợ chính của bán lẻ trực tuyến.
Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính riêng 6 tháng đầu năm 2021, thị trường chuyển phát nhanh đã đạt doanh thu 20.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ năm 2020, tổng lượng hàng đạt 590 triệu bưu phẩm. Các chuyên gia dự báo đến năm 2028, ngành sẽ đạt 1.655 triệu USD và tăng trưởng gần 12% so với hiện tại.
Để đẩy nhanh tốc độ phủ sóng khắp cả nước, nhiều doanh nghiệp chuyển phát đi theo mô hình nhượng quyền bưu cục. Đây cũng được xem là mô hình khởi nghiệp đầy tiềm năng cho nhiều người trẻ, với những lời giới thiệu "có cánh" như khả năng sinh lời cao, trao quyền làm chủ.. Trên các mặt báo, không ít câu chuyện người trẻ từ bỏ những công việc ổn định hoặc thu nhập tốt như giáo viên, ngân hàng, kế toán… để nhận nhượng quyền từ các đơn vị giao nhận và thành công. Với tâm lý "sợ lỡ mất cơ hội", ông Hà Văn Thắng - CEO Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao Hàng Siêu Việt, nhận định, nhiều người lao vào "cuộc chơi" này mà thiếu đi sự đánh giá khách quan, bị cuốn theo trào lưu.
"Những lời quảng cáo và mời gọi từ các đơn vị chuyển phát nhanh khiến nhiều người lầm tưởng nhượng quyền bưu cục là mô hình khởi nghiệp đơn giản: Chỉ cần có mặt bằng để lập bưu cục, đóng phí nhận nhượng quyền là tự động có đơn hàng và thu được lợi nhuận. Nhưng thật sự, không phải cứ nhận nhượng quyền là sẽ hái ra tiền", đại diện Giao Hàng Siêu Việt chia sẻ.
Mô hình phù hợp - Chìa khóa nhượng quyền thành công
Từng nhượng quyền nhiều đơn vị chuyển phát nhanh, ông Hà Văn Thắng rút ra rằng mô hình này đòi hỏi sự đầu tư không ít từ người khởi nghiệp. Đầu tư ở đây không chỉ là chi phí mà còn nghiên cứu, tìm hiểu để nắm được dung sai thị trường, cách tiếp cận khai thác thị trường, đặc biệt là tìm ra mô hình nhượng quyền phù hợp với bản thân.
Hiện nay, thị trường có nhiều mô hình nhượng quyền bưu cục với cách thức vận hành khác nhau, có mô hình yêu cầu mức phí nhượng quyền khá thấp, dưới 50 triệu đồng; lại có mô hình chi phí đầu tư lên đến hàng tỷ đồng (bao gồm phí nhượng quyền, phí cọc, phí đầu tư kho bãi, xe trung chuyển…). Nhiều mô hình còn buộc các đại lý nhận nhượng quyền phải giao hàng thay cho đơn vị vận chuyển, khi có đơn hàng về địa phương. Các đơn hàng này không có lợi nhuận và thường đòi hỏi tỷ lệ giao hàng thành công rất cao. Đại lý có thể bị phạt nếu phát sinh giao hàng không thành công (có thể lên tới 85%).
Bản thân ông Thắng từng là đại lý dẫn đầu về doanh số của một đơn vị chuyển phát chỉ sau 6 tháng nhận nhượng quyền, nhưng kinh doanh suốt 1 năm vẫn không có lãi. Hơn hết, ông nhận ra với mạng lưới 10.599 đơn vị hành chính cấp xã - bao gồm cả những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo - không có đơn vị chuyển phát nào có thể tự nhận là tối ưu dịch vụ một cách toàn diện trên cả nước. Đơn vị mạnh ở khu vực này lại yếu ở khu vực khác, hoặc đơn vị chuyên vận chuyển tốt mặt hàng này thì kém ở mặt hàng khác. Nếu nhận nhượng quyền từ một doanh nghiệp vận chuyển, các đại lý sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào hạ tầng vận chuyển của đơn vị đó. Nhiều khi biết rõ khu vực nào đó đang quá tải nhưng cũng không có lựa chọn nào khác.
Nhận thấy những hạn chế trong các mô hình cũ, ông Thắng đã đầu tư phát triển Giao Hàng Siêu Việt dựa trên ý tưởng tối ưu hạ tầng chuyển phát của các đơn vị sẵn có trên thị trường. Đơn vị không tự phát triển một mạng lưới vận chuyển riêng mà liên kết với các đơn vị chuyển phát lớn để tạo ra một mạng lưới chuyển phát chung đa lựa chọn.
Khi tham gia nhượng quyền bưu cục của Giao Hàng Siêu Việt, người nhận nhượng quyền không phụ thuộc vào hạ tầng vận chuyển của một đơn vị nào mà có thể linh hoạt lựa chọn hạ tầng phù hợp. Cụ thể, khi tiếp nhận đơn hàng từ các bưu cục, ứng dụng Giao Hàng Siêu Việt sẽ tự động phân tích dựa trên các chỉ số như kích thước, cân nặng, điểm giao, điểm nhận, mức độ ưu tiên… để đưa ra giải pháp tối ưu cho một kiện hàng. Từ đó, ứng dụng sẽ đề xuất sử dụng hạ tầng vận chuyển nào, sao cho đảm bảo chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất.
Mức phí nhận nhượng quyền của Giao Hàng Siêu Việt cũng thuộc nhóm cạnh tranh nhất trên thị trường (chỉ 15 triệu đồng) và không cần ký quỹ, phù hợp với cả các cá nhân đã và đang tham gia trong lĩnh vực chuyển phát nhưng gặp nhiều khó khăn, hoặc cả các cá nhân không có vốn đầu tư lớn, các bạn sinh viên mới ra trường, mẹ bỉm sữa cũng có thể tham gia khởi nghiệp.
Khi tiếp nhận yêu cầu nhận nhượng quyền bưu cục, Giao Hàng Siêu Việt sẽ giúp đối tác nhượng quyền đánh giá dung sai thị trường. Thực tế, doanh nghiệp đã khuyên nhiều khách hàng chưa nên tham gia mô hình, khi dung sai thị trường quá nhỏ. Đơn vị cũng tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn về quản lý đơn hàng, vận hành kinh doanh. Tùy theo quy mô bưu cục mà đối tác mong muốn, doanh nghiệp sẽ tư vấn mô hình phù hợp.
Với những điểm mạnh "siêu việt", chỉ trong 6 tháng, Giao Hàng Siêu Việt đã có 168 đối tác ở toàn quốc, phục vụ hơn 2.000 khách hàng và hàng triệu đơn hàng. Mục tiêu của đơn vị trong năm 2022 là phát triển mạng lưới 300 đối tác nhượng quyền khắp cả nước và phục vụ khoảng 2 triệu đơn hàng/tháng.
"Giao Hàng Siêu Việt không được tạo ra để làm lại những gì các đơn vị vận chuyển khác đã làm tốt. Chúng tôi sinh ra để làm những gì mà các đơn vị vận chuyển khác còn thiếu, còn chưa hợp lý với nhu cầu thực tế", CEO & Founder Giao Hàng Siêu Việt nhấn mạnh.
Công ty Cổ phần Dịch Vụ Giao Hàng Siêu Việt
Địa chỉ: 11 Tứ Minh, Phường Tứ Minh, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Hotline: 1900.633.584 / Phone: 02206.270.666 / Mobile - Zalo: 0901.598.886.
Email: [email protected].
Fanpage: Giao Hàng Siêu Việt