Tranh cãi việc nhiều tiền thì luôn phải "cưu mang" người thân

Chia sẻ Facebook
16/09/2022 00:34:38

Câu chuyện về nữ đại gia và cách đối nhân xử thế khi người thân liên tục vay mượn tiền khiến bản thân rơi vào mệt mỏi, hoang mang đang gây ra 2 luồng ý kiến trái chiều.

Việc vay, mượn tiền từ trước đến nay luôn là vấn đề nhạy cảm đối với nhiều người vì rất dễ khiến các mối quan hệ bình thường bị rạn nứt, hoặc người trong cuộc trở nên khó xử, mệt mỏi. Điển hình như câu chuyện về nữ đại gia và họ hàng của chị dưới đây.

Trong cuộc sống, việc vay mượn tiền là chuyện bình thường vì ai cũng có lúc khó khăn. (Ảnh minh họa: VTV/Gia đình & Xã hội)

Báo Dân Trí viết, bà T.T.H. (50 tuổi) là một nữ đại gia sở hữu nhiều bất động sản cho thuê và có điều kiện kinh tế khá tốt. Do đó, bà thường xuyên bị người thân, họ hàng tới hỏi vay tiền.

Được biết, bà H. vốn là một người sống rất tình cảm và hào phóng nên luôn giúp đỡ mọi người về mặt vật chất. Thậm chí, bà chẳng ngại cho 1 người vay vài chục triệu đồng. Chính vì tính cách thoải mái và có phần cả nể này đó của bà mà nhiều người "được nước làm tới", dù không quá cấp bách hay cần thiết vẫn đến vay tiền.

Đầu tư bất động sản là một trong những cách được nhiều người theo đuổi để kiếm tiền. (Ảnh minh họa: Vietnamnet/Thời Báo Ngân Hàng)

Tuy nhiên, trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, bà H. bị ảnh hưởng nhiều vì công việc kinh doanh, các bất động sản cho thuê gần như bị "đóng băng" khiến tình hình tài chính rơi vào tình trạng mất ổn định. Thế nhưng họ hàng lại không biết đến những khó khăn này của bà mà vẫn liên tục hỏi mượn tiền. Vì quá cả nể nên bà H. không từ chối, khiến bản thân thường xuyên bị mất ngủ, căng thẳng tột độ vì lo lắng không biết lấy tiền ở đâu để cho vay. Cuối cùng, bà H. đã phải tìm đến bác sĩ tâm lý để xin lời khuyên.

Nhiều người vì quá cả nể mà đẩy bản thân mình vào thế khó, phải chịu áp lực, căng thẳng. (Ảnh minh họa: Vinmec)

Chia sẻ với báo Dân Trí, Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Thị Tâm thuộc Công ty Ứng dụng Khoa học Tâm lý Hồn Việt cho rằng người Việt Nam có tính "lá lành đùm lá rách" nên việc người có điều kiện giúp đỡ người khó khăn hơn được cho là bình thường. Tuy nhiên, nhiều người lại lợi dụng truyền thống tốt đẹp ấy để dựa dẫm, ỷ lại vào người cho vay để thỏa mãn lợi ích cá nhân. Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp sứt mẻ tình cảm vì không cho vay tiền hay cho vay mà không trả đúng hạn, đứng ra vay hộ,...

Chuyên gia cho rằng nhiều người lợi dụng truyền thống người Việt đùm bọc lẫn nhau để thỏa mãn lợi ích cá nhân. (Ảnh: Dân Trí)


Chính vì vậy, Thạc sĩ Nguyễn Thị Tâm đưa ra lời khuyên khi đây không chỉ là vấn đề tài chính mà còn là liên quan đến tình cảm. “ Để chăm sóc cho mối quan hệ với người thân, mỗi cá nhân vẫn có thể sử dụng các biện pháp tài chính khác như thăm hỏi người thân những dịp lễ, Tết, biếu tặng một chút tiền để thể hiện sự quan tâm… ” Thạc sĩ Tâm nói thêm.

Tặng quà các dịp lễ Tết cũng là một cách thể hiện tình cảm với người thân. (Ảnh minh họa: Shanam)

Với Thạc sĩ Tâm, thay vì đẩy bản thân vào thế khó xử vì chuyện tiền bạc, có thể sử dụng các biện pháp tài chính khác để thể hiện sự quan tâm đến họ hàng. (Ảnh: Tạp Chí Tiếp Thị Gia Đình)

Sau khi bài viết được chia sẻ đã thu hút sự chú ý của đông đảo dân tình. Nhiều người cho rằng mối quan hệ quan trọng nhất là người thân ruột thịt, nếu không giúp người nhà thì tiền bạc cũng chẳng có ý nghĩa gì. Hơn nữa, nếu đã là người trong nhà thì vay mượn ắt sẽ trả bởi vì sẽ còn gặp nhau lâu dài, không bao giờ lo chuyện bị "cuỗm" mất tiền.

Tình cảm gia đình, họ hàng rất quan trọng đối với mỗi người. (Ảnh minh họa: Trí Thức Trẻ)

Tuy nhiên, số đông lại cho rằng chị H. không nên quá hào phóng và nhân nhượng những người thân đến vay tiền như vậy. Càng là máu mủ, càng phải biết nể nang nhau, tôn trọng và thông cảm cuộc sống riêng của mỗi người. Nếu lúc khó khăn không thể ở bên cạnh giúp đỡ thì họ càng không có quyền đòi hỏi được chị cưu mang. Bên cạnh đó, việc họ hàng "được nước lấn tới" cũng một phần do chị H. luôn tự đẩy mình vào thế khó, làm mọi cách để giúp đỡ người khác mà đặt lợi ích, điều kiện của mình sau cùng.


- Thực sự mà nói thì tôi thấy mở miệng ra vay tiền người thân còn khó hơn hỏi nhờ bạn bè nhiều. Cứ ngại ngại kiểu gì ấy, cũng khó mà gặp mặt nhau nữa.


- Người thân của chị này cũng lạ ghê, cứ thấy người ta có tiền là hỏi vay mượn thoải mái vậy được hả?


- Không phải lỗi cũng một phần do chị này à? Dù nhiều tiền thì cũng phải có quy tắc riêng chứ, đâu phải ai cũng xứng đáng để được giúp đỡ đâu. Cứ nhẫn nhịn như thế người ta lấn tới là phải rồi.


- Ai nói người thân thì phải giúp nhau mọi lúc mọi nơi nhưng tôi thì không đồng ý nhé. Cuộc đời mỗi người mỗi khác, ai cũng có mối lo riêng, càng giàu thì càng nhiều thứ phải quan tâm, lo lắng. Càng ỷ lại vào người khác thì sau này càng khổ thôi.

Từ chối cũng là một kỹ năng quan trọng. (Ảnh minh họa: Trang Kiến Thức)


Việc gia đình, người thân giúp đỡ nhau là hành động đáng khích lệ, song cũng phải tùy vào điều kiện, khả năng và cả hoàn cảnh của 2 bên để quyết định đồng ý hay từ chối một cách hợp lý. Bạn nghĩ sao về câu chuyện của nữ đại gia trên? Chia sẻ suy nghĩ với YAN nhé!

Dù ở trong bất cứ mối quan hệ nào thì tiền bạc vẫn luôn là vấn đề tế nhị có thể khiến tình cảm giữa 2 bên rạn nứt. Để tránh rơi vào tình trạng căng thẳng, người vay tiền cần giữ uy tín của bản thân, vay đúng người, đúng lúc, có vay thì có trả đúng hạn. Mặt khác, người cho mượn tiền cũng không nên quá dễ dãi hay nuông chiều người khác mà phải biết cứng rắn để bản thân không rơi vào tình trạng khó xử, vừa mất tiền, vừa mang tiếng xấu.


Xem thêm những bài viết tương tự TẠI ĐÂY

Chia sẻ Facebook