Trang phục dân tộc của MGVN 2022 từ bản vẽ đến đời thực

Chia sẻ Facebook
24/09/2022 18:05:48

Sau đêm thi National Costume - Trang phục văn hóa dân tộc, các bộ cánh 'thành phẩm' được so sánh với bản vẽ trước đó. Tại đây, một số thiết kế đã có sự thay đổi lớn, số khác lại mang đúng hình ảnh ở bản vẽ lên sân khấu.


Miss Grand Vietnam (MGVN) - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2022 đang là sân chơi nhan sắc nhận sự quan tâm lớn của giới mộ điệu thời điểm hiện tại. Mới đây đêm thi National Costume - Trang phục văn hóa dân tộc đã được tổ chức hoành tráng. Tại đây fan được dịp soi "thành phẩm" của các thiết kế này so với bản vẽ gốc.

Các mentor đã giúp các thí sinh thể hiện tốt nhất ý tưởng National Costume của mình. (Ảnh: MGVN)


Trong đó, bộ cánh Tự Hào Việt Nam do Bùi Hoàng Ân thực hiện, Chế Nguyễn Quỳnh Châu trình diễn gây ấn tượng hơn cả. Không quá hầm hố hay tạo tiếng cười như phần lớn các bộ National Costume khác nhưng trang phục này lại có sự thu hút và thể hiện được tinh thần Việt Nam hơn cả.

Chế Nguyễn Quỳnh Châu cũng là thí sinh cuối cùng trình diễn, tương tự với vai trò vedette, vậy nên đã tạo được hiệu ứng vô cùng bùng nổ trên sân khấu. So với bản vẽ của Bùi Hoàng Ân, thành phẩm trên sân khấu không có nhiều khác biệt.

Mỹ nhân sinh năm 1994 được khen mang được không khí chiến thắng của đội tuyển Việt Nam lên sân khấu. (Ảnh: MGVN)

Thiết kế không quá cầu kỳ nhưng tạo được hiệu ứng tốt. (Ảnh: MGVN)

"Hương Sắc Sông Tiền" hay sau này đổi tên thành "Hủ Tiếu Mỹ Tho" cũng là bộ cánh thú vị, được khán giả đánh giá cao. Sáng tạo của Phạm Mạnh Cường lấy cảm hứng từ món hủ tiếu quen thuộc, đặc biệt nổi tiếng ở Mỹ Tho (Tiền Giang). Thay vì thực hiện nặng ở phần chân như bản vẽ, thành phẩm đã biến tấu "tô hủ tiếu" thành một chiếc đầm ngang hông.

Bộ cánh "Hủ Tiếu Mỹ Tho" được thực hiện vô cùng sinh động. (Ảnh: MGVN)

Bản phác thảo của thiết kế. (Ảnh: MGVN)


Dù không phải là thí sinh của MGVN 2022 nhưng màn thể hiện trên sân khấu của Á hậu Ngọc Thảo lại chiếm spotlight không kém. Cụ thể, cô mặc "Giá Đồng Thiên Phủ" - sáng tạo của Bùi Thế Lộc. Trang phục đỏ cộng thêm là người mở màn khiến mỹ nhân sinh năm 2000 bùng nổ tại đêm National Costume - Trang phục văn hóa dân tộc MGVN. Đây cũng là một trong những bộ cánh được thực hiện sát nhất với bản vẽ, trừ phần màu sắc của họa tiết trên thay áo đã thay đổi.

Ngọc Thảo mở màn đêm diễn. (Ảnh: MGVN)

Bản phác thảo của Giá Đồng Thiên Phủ. (Ảnh: MGVN)

Bộ cánh "Của Hồi Môn" được biến tấu hơn so với bản vẽ. Theo đó, thay vì cho thí sinh mặc đầm ngắn, có thêm phần áo choàng dài phía trong, thành phẩm biến thành mẫu áo dài đỏ. Điều này được cho là phù hợp, đúng với hình ảnh một cô dâu nhận của hồi môn trong đám hỏi hơn.

"Của Hồi Môn" lên sân khấu được làm thành áo dài. (Ảnh: MGVN)

Bản phác thảo trước đó đã được khen ngợi. (Ảnh: MGVN)


Ngoài ra, còn rất nhiều thiết kế N ational Costume được đánh giá cao trong việc "biến ý tưởng thành hiện thực". Tưởng BTC - bà Phạm Kim Dung cũng chia sẻ: "Để làm một show ở tại nhà thi đấu rộng lớn như thế này, với khán giả nhiều như vậy, và mọi thứ hoành tráng, 60 bộ trang phục rực rỡ. Chị khẳng định chỉ có MGVN 2022 đầu tiên làm được điều đó".

"Bánh xèo" đậm chất miền Tây cũng trở thành cảm hứng thời trang. (Ảnh: MGVN)

Trang phục "Bạch Đằng Giang" được làm sát với bản vẽ. (Ảnh: MGVN)

"Thủ Phủ Mắm Nam Bộ" được làm ấn tượng. (Ảnh: MGVN)


Bạn nhận xét như thế nào về cách triển khai từ ý tưởng đến thành phẩm của các NTK National Costume - Trang phục văn hóa dân tộc của MGVN? Chia sẻ cho YAN biết nhé!


Cuộc thi nhan sắc tại Việt Nam đang ngày một phát triển, không chỉ tăng lên về số lượng mà chất lượng của các thí sinh cũng như quy mô tổ chức được đánh giá cao. Sự chỉn chu từ BTC qua các vòng thi cũng như hướng đến gần nhất với format quốc tế là tín hiệu đáng mừng. Qua đây việc tìm ra Tân Hoa - Á hậu sẽ công tâm hơn, tránh những ồn ào sau khi cuộc thi khép lại. Đối với MGVN 2022, đêm National Costume đã bùng nổ, hứa hẹn đêm chung kết còn ấn tượng hơn.

Chia sẻ Facebook