‘Trải nghiệm nhập vai’, cuộc đua mới của các nhà mạng

Chia sẻ Facebook
03/06/2022 11:48:30

Với đà phát triển mạnh mẽ của công nghệ 5G, các hãng viễn thông đang chuẩn bị bước vào cuộc đua đem lại trải nghiệm mới lạ cho khách hàng.


Kỷ nguyên thực tế ảo

Với sự phát triển của công nghệ trong 2 thập kỷ qua, kỳ vọng cũng như hành vi mua sắm của khách hàng đã thay đổi đáng kể. Do đó, các nhà mạng viễn thông tiếp tục phải tự tái tạo và đầu tư vào các công nghệ mới song song với việc đảm bảo lợi nhuận từ các mảng kinh doanh cốt lõi.

Năm 2020, các nhà mạng đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng 5G hơn 8 tỷ USD, chiếm 21,3% tổng đầu tư cơ sở hạ tầng không dây. Để có thể thu lại số vốn đã bỏ ra đầu tư, các nhà mạng cần đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mới mẻ, tận dụng được sự phát triển của công nghệ 5G và công nghệ thông tin nói chung. Một trong các công nghệ được các nhà mạng đẩy mạnh nghiên cứu triển khai gần đây là “trải nghiệm nhập vai” (immersive experience).

Công nghệ thực tế ảo (Virtual reality – VR) và thực tế tăng cường (Augmented reality – AR) là các công nghệ chủ chốt trong trải nghiệm nhập vai. Do đó không bất ngờ khi các nhà mạng hàng đầu thế giới đều đang đầu tư mạnh mẽ cho các lĩnh vực trên. Công nghệ VR là trải nghiệm mô phỏng kỹ thuật số tạo ra bởi máy tính, có thể giống hoặc khác hoàn toàn với thế giới thực, trong đó người dùng vẫn có thể cảm nhận môi trường này qua các giác quan khác nhau. Trong khi đó, công nghệ AR cho phép lồng ghép các thông tin ảo với các vật thể trong thế giới thực, cho phép người sử dụng tương tác với các nội dung số trong thực tại.

KT, công ty viễn thông lớn nhất Hàn Quốc, tuyên bố phát triển dịch vụ giải trí thực tế ảo cho hành khách trên các chuyến bay. SK Telecom, một nhà mạng lớn khác cũng công bố hợp tác với Microsoft hướng đến tạo ra các nội dung ứng dụng công nghệ mô phỏng AR/VR. Nhà mạng T-Mobile cũng định hướng chiến lược phát triển gắn với AR/VR ứng dụng mạng lưới 5G tốc độ cao phục vụ nhiều ngành công nghiệp, từ chăm sóc sức khỏe cho tới sản xuất chế tạo, nông nghiệp…


Miếng bánh hấp dẫn

Thị trường nội dung nhập vai đang trở thành một miếng bánh hấp dẫn với các nhà cung cấp dịch vụ di động, đặc biệt trong bối cảnh mạng 5G được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của nội dung thực tế mở rộng. Bên cạnh đó, tình hình đại dịch Covid-19 đã làm phát sinh nhu cầu các dịch vụ từ xa, không tiếp xúc trực tiếp.

Theo Bộ Khoa học và ICT Hàn Quốc, thị trường nội dung nhập vai toàn cầu kỳ vọng sẽ tăng trưởng cán mốc 363 tỷ USD vào năm 2023, gấp 6 lần chỉ trong 6 năm kể từ năm 2017.

SK Telecom, một nhà mạng lớn của Hàn Quốc đã có kế hoạch sản xuất các nội dung truyền thông phổ biến và hấp dẫn cho các công ty giải trí, quảng cáo, thể thao cũng như giáo dục; đồng thời khai thác thị trường toàn cầu thông qua cung cấp các dịch vụ Jump AR/VR (mô phỏng thực tế tăng cường cung cấp các dịch vụ giải trí đa dạng, gồm cả chụp ảnh với hình đại diện 4D của người nổi tiếng).

Trong khi đó, Felix&Paul Studios, hãng chuyên làm phim thực tế ảo, đã ký kết hợp đồng đồng tài trợ và phân phối với nhóm liên minh các công ty viễn thông toàn cầu để thực hiện chương trình ghi lại cuộc sống của các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).


Không chỉ người dùng hưởng lợi

Sự phát triển của AR/VR không chỉ góp phần tạo ra các sản phẩm nội dung nhập vai đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mới lạ mà còn có thể được ứng dụng trong các khâu hoạt động khác của công ty viễn thông và nhà mạng.

Để đảm bảo dịch vụ người dùng cuối không bị gián đoạn, các công ty viễn thông và nhà mạng thường tiến hành kiểm tra và bảo trì mạng lưới liên tục. Các hoạt động này thường tốn kém và tẻ nhạt. Bằng cách triển khai giải pháp dựa trên các công nghệ thực tế mở rộng, các công ty viễn thông có thể giảm thiểu đáng kể chi phí và thời gian, do các chuyên gia thay vì phải trực tiếp xuống hiện trường giờ đây có thể kết nối với thiết bị từ xa.

Các chương trình đào tạo, huấn luyện nhân viên cũng sẽ là những lĩnh vực được hưởng lợi từ các nội dung số nhập vai. Thông qua việc sử dụng công nghệ AR/VR, các nhà mạng có thể đem tới cho học viên những trải nghiệm thực tế phong phú nhưng cũng không ảnh hưởng tới mạng lưới thực tế và hoạt động của công ty.


Xu hướng tất yếu hậu Covid-19

Nhu cầu số hoá hoàn toàn là không thể tránh khỏi nhằm duy trì các dịch vụ thiết yếu duy trì kết nối và liên lạc liên tục. Điều này càng rõ ràng hơn trong bối cảnh đại dịch toàn cầu diễn ra. Công nghệ mô phỏng và nội dung nhập vai sẽ là bước nhảy vọt tiếp theo trong hành trình số hoá của các công ty viễn thông và các nhà mạng.

Các nhà sản xuất hàng đầu, nhà cung cấp thiết bị, hay nhà phát triển ứng dụng trong không gian AR/VR đã đẩy mạnh các khoản đầu tư lớn cho lĩnh vực này. Gần đây, Qualcomm đã phát triển quan hệ đối tác với các nhà khai thác mạng viễn thông gồm Sprint, Telstra, SK Telecom, LG Uplus và Swisscom. Verizon phối hợp với công ty sản xuất kính thực tế mô phỏng ThirdEye Gen và khoản đầu tư 280 triệu USD của NTT DoCoMo vào Magic Leap, một trong những AR/VR tiên phong.

Với sức mạnh của công nghệ thực tế ảo, các công ty viễn thông đang đứng trước cơ hội kinh doanh mới khi tham gia vào hệ sinh thái AR/VR, đồng thời đây cũng là công cụ hiệu quả để nâng cao hiệu suất xử lý công việc trong kỷ nguyên số hoá hoàn toàn.


Vinh Ngô

Gửi bình luận

Bài viết cùng chuyên mục

Đổi mới, sáng tạo như cơm ăn, nước uống với người Viettel

icon 0

Ông Tào Đức Thắng, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Viettel nhấn mạnh, mỗi thời kỳ, Viettel đều có những đổi mới sáng tạo đột phá giúp Tập đoàn vượt qua nhiều khó khăn, thách thức.

Ứng dụng công nghệ trong quản lý phòng khám tư nhân: Giải pháp nào là toàn diện nhất hiện nay?

icon 0

Việc ứng dụng phần mềm quản lý phòng khám sẽ hỗ trợ các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân trong quản lý hoạt động phòng khám. Trong ma trận các phần mềm hiện nay, giải pháp nào có thể đáp ứng toàn diện nhất nhu cầu của phòng khám?

Cục Viễn thông lên tiếng về việc nhà mạng chặn thuê bao số đẹp không được chuyển mạng

icon 0

Cục Viễn thông đã yêu cầu các nhà mạng công bố công khai những gói cam kết, cách thức hủy gói trên website của mình để thuê bao tra cứu trước khi đăng ký chuyển mạng.

Chuyện về những người “gác cổng thông tin” cho SEA Games 31

icon 0

Tạm gác những niềm vui nho nhỏ bên gia đình, phải làm việc với công suất tối đa… để đảm bảo hạ tầng viễn thông – CNTT của Đại hội được an toàn, xuyên suốt, đó là câu chuyện của những người “gác cổng thông tin” cho SEA Games 31.

Viettel và Qualcomm hợp tác phát triển giải pháp hạ tầng 5G

icon 0

Ngày 12/5, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel và Qualcomm Technologies, Inc. công bố hợp tác phát triển các giải pháp hạ tầng 5G sử dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay.

Viettel xây dựng sàn thương mại điện tử du lịch, cộng hưởng sức mạnh doanh nghiệp

icon 0

Xây dựng một sản phẩm du lịch trực tuyến ngay trong đại dịch, Viettel mong muốn cộng hưởng được sức mạnh của các doanh nghiệp Việt và cơ quan quản lý Nhà nước thông qua Travelbook.

Những gói cước 4G Viettel 1 ngày 1GB icon 0

Ngoài những gói cước data đơn thuần, Viettel còn có dạng gói cước combo với quy định miễn phí thêm phút gọi thoại và lượt tin nhắn, trong khi giá cước chỉ nhỉnh hơn một chút.

Những gói cước 4G Viettel 1 tháng 70.000 đồng icon 0

Ngoài gói cước data đơn thuần 70.000 đồng/tháng, Viettel còn có dạng gói cước combo với quy định miễn phí thêm phút gọi thoại và lượt tin nhắn, trong khi lưu lượng data chỉ giảm đi một chút.

Cách đăng ký gói cước MobiFone combo 1 tháng icon 0

MobiFone có không ít gói cước combo theo nhiều chu kỳ khác nhau, dung lượng data 3G/4G khá thoải mái, đồng thời chu kỳ tiêu chuẩn là 1 tháng.

Viettel đồng hành cùng SEA Games 31 icon 0

Xem bóng đá miễn phí, trải nghiệm những ưu việt của công nghệ qua giải Golf SEA Games 31 được tường thuật trực tiếp qua sóng 5G là những hoạt động đồng hành ý nghĩa mà Viettel đem tới cho người hâm mộ tại SEA Games 31.

XEM THÊM BÀI VIẾT

Chia sẻ Facebook