TQ: 68 quan chức Ủy ban Chính trị Pháp luật các cấp “ngã ngựa” trong 1 năm
Theo thống kê của truyền thông Đại Lục và truyền thông nước ngoài, chỉ riêng trong năm 2021, có tới 68 quan chức từ các ủy ban chính trị và pháp luật các cấp đã “ngã ngựa”. Có người bị kết án, có người nhảy lầu tự tử, có người ra đầu thú, có người bị bắt, bị điều tra, có người liên lụy khiến người nhà phải vào tù.
Vào tháng trước, ông Biện Quân Hưng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, kiêm Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật Quận Ninh Hà thành phố Thiên Tân, bị điều tra vì vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật. Trước ông, có 3 bí thư ủy ban chính trị và pháp luật ở quận Ninh Hà gặp họa. Ông Biện Quân Hưng là người thứ tư.
Ngày 10/6 là một ngày rất nhạy cảm đối với Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Một số người Trung Quốc có thể không quan tâm lắm, nhưng đối với nhiều gia đình người Trung Quốc, đó là một ngày vô cùng đau buồn.
Bởi vào ngày này 24 năm trước, nhiều gia đình Trung Quốc có thành viên tu luyện Pháp Luân Công lâm vào cảnh nhà tan cửa nát. Ủy ban Chính trị và Pháp luật đã đóng một vai trò hàng đầu trong thảm họa này.
Những năm gần đây liên tục xảy ra các vụ việc cán bộ Ủy ban Chính trị – Pháp luật “ngã ngựa”, tự tử, bị giết, chết vì bệnh tật, chết do tai nạn… Tuy nhiên, theo báo cáo của truyền thông ĐCSTQ, những cái chết do đấu đá nội bộ, tham nhũng hoặc biến cố chính trị cũng thường được mô tả là đột tử, tự sát, hoặc chết do lao lực.
Trong nhiệm kỳ của ông Dương Kim Hoa, với tư cách là bí thư của Ủy ban Chính trị và Pháp luật của quận Ninh Hà, có thông tin cho rằng ít nhất hàng trăm học viên Pháp Luân Công ở quận Ninh Hà đã bị giam giữ bất hợp pháp, bị cải tạo lao động, bị kết án tù và thậm chí bị tra tấn đến chết, vì họ muốn rèn luyện thân thể và nâng cao đạo đức.
Ông Dương Kim Hoa bị giết khi đang tập thể dục buổi sáng. Có người nói rằng người này là một kẻ thù chính trị của người khác, cũng có người nói rằng ông Dương bị giết người diệt khẩu, để bảo toàn cho những quan chức tham nhũng cấp trên.
Nhưng truyền thông ĐCSTQ lại đưa tin rằng ông đã bị đâm vài nhát bởi một nông dân. Sau khi ông Dương Kim Hoa qua đời không lâu, vợ ông cũng mất.
Tháng 2/2016, ông Trương Phó Xuyên, bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật của quận Ninh Hà, cũng bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Công. Hiện ít nhất các học viên Mã Ngọc Mẫn, Mạc Vĩ Thu, Trần Anh Hoa, Vương Xuân Lan và những người khác đã bị kết án tù oan.
Tháng 11/2016, ông Trương Phó Xuyên đã bị đình chỉ chức vụ để điều tra dưới danh nghĩa vi phạm các quy định, kỷ luật và tham nhũng. Tối ngày 13/2/2017, ông Trương đã treo cổ tự tử tại nhà và qua đời ở tuổi 55.
Người kế nhiệm, Bí thư Trương Kim Minh, tiếp tục bức hại những người dân vô tội và lương thiện. Ít nhất 10 học viên Pháp Luân Công đã bị bức hại trong nửa năm nhiệm kỳ của ông.
Lúc 9 giờ tối ngày 15/5/2017, ông lái xe đến lối ra của đường cao tốc Phong Nam thì va chạm với một chiếc ô tô tải, lọt vào gầm xe và tử vong tại chỗ, hưởng dương 52 tuổi.
Ủy ban Chính trị và Pháp luật của ĐCSTQ là một tổ chức trực thuộc đảng, chuyên quản lý công an, tòa án và viện kiểm sát trong hệ thống quốc gia. Trong quá trình chấp pháp, quyền lực thực tế của họ có thể vượt trên pháp luật, nên đã xảy ra nhiều vụ án oan sai. Do đó, trong quá trình cải chính chính trị, họ liên tiếp “ngã ngựa” , hoặc gặp nhiều chuyện bất trắc.
Một số người gọi đùa chức danh Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật là “vị trí nguy hiểm” hoặc “thây ma” (đọc là ‘Jiāngshī’ đồng âm với từ ‘sắp chết’ trong tiếng Trung) .
Ở Trung Quốc có câu răn dạy rằng: Làm nhiều chuyện bất nghĩa, tự đào mồ chôn mình; người đang làm, Trời đang nhìn. Đôi tay nhuốm máu bao người vô tội, sao có thể sống thanh thản?
Gần đây, ông Hoàng Huy, Phó Trưởng khu Trường Ninh ở Thượng Hải, kiêm Bí thư đảng ủy kiêm Giám đốc Sở Công an Trường Ninh, đã bị điều tra vì vi phạm kỷ luật và pháp luật nghiêm trọng.
Cục Công an cũng là một bộ phận do Ủy ban Chính trị và Pháp luật đồng quản lý, cùng thuộc hệ thống Chính trị và Pháp luật. Ông Hoàng Huy cũng từng là Cục trưởng Chi nhánh Bảo Sơn của Cục Công an thành phố Thượng Hải.
Trong nhiệm kỳ 6 năm của ông Hoàng Huy từ năm 2017 – 2023, hàng chục học viên Pháp Luân Công đã bị lục soát nhà, giam giữ và kết án tù ở các quận Bảo Sơn và Trường Ninh của Thượng Hải.
Trước năm 1999, khi nhà sáng lập Pháp Luân Công đang giảng Pháp ở Bắc Kinh và Thiên Tân, ông đã đến giảng đường công an để giảng Pháp và chữa lành bệnh tại chỗ cho nhiều người làm việc trong hệ thống chính trị và pháp luật. Sau khi biết tin, các lãnh đạo cũ và cựu cảnh sát của hệ thống công an Bắc Kinh cũng lần lượt đến trị bệnh.
Họ nói rằng họ đã phải chịu rất nhiều vết thương do đạn bắn, dao đâm và gươm chém gây ra khi làm việc. Họ đã bình phục hoàn toàn sau khi được điều trị bằng khí công, điều này đã tiết kiệm rất nhiều chi phí y tế cho đất nước và bày tỏ lòng biết ơn của họ.
Người hưởng lợi lớn nhất kỳ thực chính là nhà lãnh đạo của ĐCSTQ lúc bấy giờ. Lòng dân hướng thiện, hệ thống y tế xã hội yên ổn đã mang lại an sinh cho họ.
Nhưng khi đó, vì có quá nhiều người học Pháp Luân Công, Giang Trạch Dân lại đố kỵ và lo sợ họ sẽ đoạt mất quyền lực của mình. Ngày 10/6 vào 24 năm trước, Giang Trạch Dân đã thành lập “Phòng 610” , một tổ chức phi pháp chuyên bức hại Pháp Luân Công, để thực hiện một cuộc đàn áp đẫm máu.
Kể từ đó, hệ thống chính trị và pháp luật chưa bao giờ yên ổn, toàn Trung Quốc chưa bao giờ bình yên, và ảnh hưởng đến cả thế giới.
Pháp Luân Công, còn được gọi là “Pháp Luân Đại Pháp” , là một môn tu luyện Phật gia Thượng thừa, tu luyện tâm tính dựa trên nguyên lý “Chân, Thiện, Nhẫn”, với 5 bài công pháp có tác dụng đáng kinh ngạc trong việc chữa bệnh và rèn luyện sức khỏe.
Môn này đã được truyền ra ở Trung Quốc vào năm 1992 và được người dân đón nhận rộng rãi. Theo thống kê nội bộ của Bộ Công an ĐCSTQ, trước năm 1999, số lượng học viên Pháp Luân Công đã lên tới 70 triệu – 100 triệu người.
Tháng 7/1999, Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư ĐCSTQ, đã ra lệnh đàn áp đẫm máu Pháp Luân Công với quy mô chưa từng có, được Công an, Viện kiểm sát và các Sở Tư pháp phối hợp triển khai, và đã vượt xa phạm vi pháp luật.
Vô số học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, tra tấn đến mức tàn phế hoặc tử vong, và thậm chí họ còn bị mổ sống cướp nội tạng. Đến nay, Pháp Luân Công đã có mặt tại hơn 100 quốc gia và giành được hơn 3.000 giải thưởng quốc tế.
Bình Minh (t/h)
Chuyện đời của cựu quan chức phòng 610: "Vì sao tôi trốn khỏi Trung Quốc?"
Phần tự sự dưới đây là chuyện đời của Hác Phượng Quân kể về những thảm cảnh và dối trá mà bản thân đã chứng kiến khi là một nhân viên của phòng 610.