TPB - Hàng tốt giá hợp lý

Chia sẻ Facebook
09/09/2022 14:14:15

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (HOSE: TPB) đang có những bước tiến mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục có kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2022. Giá cổ phiếu đang nằm trong vùng hợp lý cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

TPB - Hàng tốt giá hợp lý


Ngân hàng TMCP Tiên Phong ( HOSE : TPB ) đang có những bước tiến mạnh mẽ và dự kiến sẽ tiếp tục có kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2022. Giá cổ phiếu đang nằm trong vùng hợp lý cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Đà tăng trưởng chưa có dấu hiệu dừng lại

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB - World Bank), nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục hồi phục mạnh trong thời gian tới. Lạm phát dự kiến trong khả năng kiểm soát của Chính phủ (tham khảo thêm hình bên dưới). Đây là nền tảng để người viết tin rằng Ngân hàng Nhà nước sẽ không siết cung tín dụng quá mức trong dài hạn.

Viễn cảnh kinh tế Việt Nam trong thời gian tới. Đvt: Phần trăm

Nguồn: World Bank

Tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR - Compounded Annual Growth Rate) của chỉ tiêu thu nhập lãi thuần trong giai đoạn 2012-2021 lên đến 43.16%. Đây là mức cao so với hầu hết các đối thủ khác trong ngành.


Mặt khác, mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2022 tăng tới 36% cho thấy ban lãnh đạo TPB đang rất tự tin vào năng lực của ngân hàng.

Kết quả kinh doanh của TPB trong giai đoạn 2012-2022F. Đvt: Tỷ đồng


Nguồn: VietstockFinance

Tỷ lệ NOII/TOI ở mức cao


Thu nhập ngoài lãi (NOII - Non-Interest Income) của TPB đã có sự gia tăng nhanh trong khoảng thời gian từ 2017-2019 và giữ tương đối ổn định cho tới nay. Với việc thu nhập ngoài lãi chiếm tỷ trọng cao giúp TPB ít bị ảnh hưởng bởi các chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước.


Trên thực tế, nếu theo dõi thị trường các ngân hàng nói chung, ta có thể dễ dàng thấy TPB là một trong những ngân hàng tương đối tích cực phát triển sản phẩm, dịch vụ bên ngoài và cập nhật khá nhanh theo các xu hướng.

Tỷ trọng thu nhập của TPB giai đoạn 2015-2021. Đvt: Triệu đồng


Nguồn: VietstockFinance

Nhanh chóng thích nghi trước biến động của thị trường

Dù có khá nhiều ngân hàng đề xuất nới “room” tín dụng nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có động thái nới lỏng như mong đợi. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới hoạt động kinh doanh của các ngân hàng trong thời gian qua.


Trong bối cảnh đó, các ngân hàng đã có những chiến lược khác nhau để ứng phó với tình hình mới. Tích cực thu hồi nợ, chọn lọc khách hàng cho vay… là những cách làm phổ biến. Theo thống kê của Vietstock, TPB , VPB và TCB là ba ngân hàng có mức giảm số dư trái phiếu doanh nghiệp lớn nhất. Đây là chiến lược rất khôn ngoan để tạo thêm room cho các khoản vay mới của cá nhân và doanh nghiệp trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước kiên định với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Số dư đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp của các ngân hàng tiêu biểu. Đvt: Tỷ đồng


Nguồn: VietstockUpdater

Định giá cổ phiếu


Mức P/E và P/B trung vị của các cổ phiếu cùng ngành lần lượt là 7.23 lần và 1.48 lần. Với tỷ trọng tương đương giữa Market Multiple Models (P/E và P/B) cùng mô hình thu nhập thặng dư (RIM), chúng tôi tính được mức định giá hợp lý của của TPB là 37,628 đồng.

Như vậy, nếu giá thị trường vẫn còn nằm dưới mức 30,000 đồng (chiết khấu khoảng 20% so với giá trị định giá) thì nhà đầu tư hoàn toàn có thể mua vào cho mục tiêu đầu tư dài hạn.

Bảng phân tích độ nhạy định giá theo phương pháp P/E. Đvt: Đồng

Bảng phân tích độ nhạy định giá theo phương pháp P/B. Đvt: Đồng Bảng kết quả định giá cổ phiếu TPB Bộ phận Phân tích Doanh nghiệp, Phòng Tư vấn Vietstock FILI

Chia sẻ Facebook