Tổng thống Putin tái khẳng định Ukraine trung lập là ‘căn bản’ đối với Nga

Chia sẻ Facebook
30/07/2023 01:38:51

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với các đại diện của nhiều quốc gia châu Phi hôm thứ Sáu (28/7) rằng viễn cảnh Ukraine trở thành thành viên NATO là mối đe dọa tồn vong đối với an ninh quốc gia Nga và sẽ không thể được dung thứ.


Trong cuộc họp với các lãnh đạo châu Phi tại St. Petersburg hôm 28/7, ông Putin nhắc lại rằng trong văn kiện mà dẫn tới sự độc lập của Ukraine từ Liên Xô, “ nó được viết rõ ràng rằng Ukraine là một quốc gia trung lập ”.


Văn kiện mà ông Putin đề cập đến là tuyên ngôn 1990 tuyên bố Ukraine Soviet là một quốc gia có chủ quyền sẽ phấn đấu trở thành “ một nhà nước trung lập lâu dài” .


Đây là điều quan trọng căn bản. Tại sao phương Tây đã bắt đầu lôi kéo Ukraine vào NATO là rất không rõ ràng với chúng tôi. Nhưng theo quan điểm của chúng tôi, [sự lôi kéo đó] đã tạo thành mối đe dọa căn bản đối với an ninh của chúng tôi ”, ông Putin nói thêm.

Ông Putin và nhiều thành viên của phái đoàn hòa bình Liên minh châu Phi đã họp bàn thảo luận về cuộc xung đột Ukraine sau khi diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Nga – châu Phi trong hai ngày 27 và 28/7 tại St. Petersburg với sự tham dự của đại diện 49 quốc gia đến từ lục địa đen.

Ông Putin tuyên bố mặc dù Nga luôn luôn nói họ sẵn sàng đàm phán kết thúc chiến tranh, nhưng Kyiv đã thông qua luật cấm đàm phán với Moscow và hủy bỏ một thỏa thuận đã được đàm phán vào tháng 3/2022 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.


Theo ông Putin, trong cuộc họp năm ngoái tại Thổ Nhĩ Kỳ, phái đoàn Ukraine ban đầu đã đồng ý ký vào một hiệp định trung lập mà theo đó cũng sẽ giới hạn vũ khí và khí tài hạng nặng của Ukraine. Tuy nhiên, thỏa thuận sơ bộ này “ đã bị quẳng đi ” không lâu sau đó.

Theo tuyên bố của phía Nga, các quan chức Ukraine đã rời khỏi các cuộc đàm phán sau khi cáo buộc quân đội Nga thực hiện hành động tàn bạo tại Bucha và một số khu vực khác xung quanh thủ đô Kyiv của Ukraine. Moscow đã phủ nhận cáo buộc cho rằng binh lính của họ giết hại thường dân.

Kyiv sau đó lập luận rằng tất cả các cuộc đàm phán có ý nghĩa đều không thể bắt đầu cho đến khi Moscow trao trả lại Crimea và 4 vùng lãnh thổ khác ở miền Đông, Ukraine. Nga đã tổ chức trưng cầu dân ý ở Crimea năm 2014 và 4 khu vực miền Đông, Ukraine vào năm 2022 để sau đó chính thức sáp nhập các lãnh thổ này vào Nga bất chấp sự phản đối của Ukraine và đa số quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Moscow luôn tuyên bố rằng họ sáp nhập các lãnh thổ trên vào Nga theo nguyện vọng của người dân sở tại và khẳng định rằng yêu sách của Kyiv là điều không thể.


Phát biểu với các lãnh đạo châu Phi hôm 28/7, Tổng thống Putin nhắc lại lập trường từ lâu của ông rằng cuộc khủng hoảng hiện tại là do “ vụ đảo chính vũ trang đẫm máu chống hiến pháp ” tại Kyiv năm 2014. Ông Putin cáo buộc Ukraine thực hiện cuộc đảo chính đó với sự “ ủng hộ tích cực ” của Mỹ và các chính phủ phương Tây khác.

Theo tuyên bố từ phía Nga, sau cuộc đảo chính đó, Crimea đã tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý để gia nhập Nga. Kyiv đã điều động quân đội và các chiến sĩ dân quân dân tộc chủ nghĩa tới các khu vực Odessa và Kharkov để đàn áp những người bất đồng chính kiến, nhưng đã vấp phải sự kháng cự tại Donetsk và Lugansk, hai khu vực đã tuyên bố độc lập một năm sau đó. Các Thỏa thuận Minsk 2015 mường tượng về một tiến trình cho phép hai khu vực Donetsk và Lugansk có thể quay lại Ukraine với những đảm bảo về tự trị, nhưng Kyiv không bao giờ thực thi cam kết trong các thỏa thuận này.

Cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel hồi tháng 12/2022 đã tuyên bố rằng tiến trình Minsk chỉ là trò câu giờ của phương Tây để trang bị vũ khí cho Ukraine nhằm hướng tới một cuộc chiến tranh với Nga. Cựu Tổng thống Pháp Francois Holland sau đó cũng bày tỏ đồng tình với phát biểu của bà Merkel.

Sở dĩ ông Putin trao đổi vấn đề Ukraine với các lãnh đạo châu Phi là bởi vì một số nguyên thủ từ lục địa này đã đang muốn làm trung gian hòa giải để kết thúc cuộc chiến tranh đã kéo dài hơn 500 ngày giữa hai quốc gia từng cùng nằm trong Liên Xô.

Hồi giữa tháng Sáu, một phái đoàn hòa bình gồm 7 nguyên thủ quốc gia châu Phi đã tới cả Nga và Ukraine để trình bày Sáng kiến Hòa bình châu Phi với Tổng thống Putin và Tổng thống Zelensky.


Theo RT , chính quyền Putin bày tỏ quan tâm tìm hiểu kỹ hơn đề xuất hòa bình của các lãnh đạo châu Phi, nhưng phía Kyiv đã khẳng định chỉ có “ công thức hòa bình ” của họ mới là biện pháp mà họ có thể chấp nhận. Moscow gọi “ công thức hòa bình ” 10 điểm của Ukraine là tương đương với sự đầu hàng vô điều kiện của Nga.


Hải Đăng

Vladimir Putin: NATO từ chối đối thoại với Nga Tổng thống Putin nói Nga sẵn sàng tìm giải pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng Kyiv và NATO từ chối đối thoại.

Chia sẻ Facebook