Tổng thống Joe Biden 'khoe' bức ảnh sâu nhất về vũ trụ của kính thiên văn Webb sau gần 1 năm hoạt động

Chia sẻ Facebook
12/07/2022 22:00:42

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố bức ảnh đầu tay từ Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA vào hôm 11/7 - hình ảnh một cụm thiên hà cho thấy cái nhìn chi tiết nhất, sâu nhất và sắc nét nhất về vũ trụ mà con người từng chụp được.

Theo Reuters, bức ảnh mà Nhà Trắng công bố là một bức ảnh có độ phân giải cao, đầy đủ màu sắc được chụp bởi kính viễn vọng không gian Webb. Nó xuất hiện ngay trước thềm một sự kiện công bố lớn hơn về các bức ảnh và dữ liệu quang phổ mà NASA dự định sẽ giới thiệu vào ngày hôm nay tại Trung tâm bay vũ trụ Goddard ở ngoại ô Maryland.

Đài quan sát Webb trị giá 9 tỷ đô la và cũng là kính thiên văn khoa học vũ trụ lớn nhất và mạnh nhất từng được phóng ra ngoài không gian, được thiết kế để nhìn sâu vào vũ trụ và cũng được coi là công cụ để mở ra một kỷ nguyên cách mạng về khám phá thiên văn.

"Kính viễn vọng Không gian James Webb là một thành tựu vĩ đại, được dựng nên để thay đổi cái nhìn của ta về vũ trụ và đem tới những bài học khoa học tuyệt vời",

"Kính Webb sẽ nhìn ngược về hơn 13 tỷ năm ánh sáng, thời điểm ngay sau Big Bang, với một sức mạnh đủ để cho nhân loại thấy điểm không gian xa nhất mà chúng ta từng nhìn thấy. Hiện giờ, ta đang rất gần thời khắc mở khóa những bí ẩn của vũ trụ, nhờ kỹ năng và chuyên môn của đội ngũ tuyệt vời đứng sau nó".

"Siêu kính viễn vọng James Webb là một trong những thành tựu kỹ thuật vĩ đại của nhân loại", Tổng thống Biden cho biết. Được dẫn dắt bởi NASA, dự án Kính viễn vọng Không gian James Webb là nỗ lực hợp tác quốc tế giữa Mỹ và các cơ quan hàng không vũ trụ tới từ Châu Âu và Canada.

Hình ảnh do Tổng thống Mỹ Joe Biden và Giám đốc NASA Bill Nelson giới thiệu cho thấy cụm thiên hà 4,6 tỷ năm tuổi có tên SMACS 0723. Cụm thiên hà này hoạt động như một "thấu kính hấp dẫn" và làm biến dạng không gian, sau đó phóng đại ánh sáng đến từ các thiên hà xa hơn phía sau nó.

Nelson cho biết đây là hình ảnh sâu nhất mà nhân loại từng thấy về cả không và thời gian - nó tổng hợp các hình ảnh có bước sóng ánh sáng khác nhau - có niên đại hơn 13 tỷ năm. Điều đó đồng nghĩa với việc bức ảnh này chứa đựng những thông tin về các tinh tú có không lâu sau vụ nổ Big Bang - trẻ hơn 800 triệu năm so với vụ nổ Big Bang, điểm chớp lý thuyết đặt sự giãn nở của vũ trụ đã biết trong chuyển động cách đây khoảng 13,8 tỷ năm.

"Đó là một cửa sổ mới trong lịch sử vũ trụ của chúng ta"

"Và hôm nay chúng ta sẽ nhìn thấy ánh sáng đầu tiên chiếu qua cửa sổ đó: ánh sáng từ những thế giới khác, những ngôi sao quay quanh quỹ đạo của chúng ta. Điều đó thật đáng kinh ngạc đối với tôi".

Nó giống như ở trong một căn phòng tối và bạn chỉ có thể nhìn ra qua một lỗ kim. Với Webb, bạn đã mở ra một cửa sổ lớn, bạn có thể quan sát tất cả chi tiết nhỏ".

"Mặc dù đây không phải là hình ảnh xa nhất Webb có thể thấy, nhưng nó là bức ảnh sâu nhất từng được chụp, và cho thấy sức mạnh của kính viễn vọng này: cảm biến cực lớn, bước sóng rộng và hình ảnh rõ nét", ông Jonathan Lunine, chủ nhiệm khoa thiên văn tại ĐH Cornell, nhận định.


Theo Hãng tin Reuters, kính viễn vọng Webb được xây dựng theo hợp đồng của tập đoàn hàng không vũ trụ khổng lồ Northrop Grumman Corp. Nó được phóng lên vũ trụ để phục vụ cho NASA và các đối tác Châu Âu và Canada vào Ngày Giáng sinh năm 2021 từ Guiana thuộc Pháp, trên bờ biển đông bắc Nam Mỹ.

Việc phát hành hình ảnh đầu tiên này là một điều cực kỳ quan trọng trong việc đáp ứng sự mong đợi của công chúng cũng như nhu cầu nghiên cứu, thu thập dữ liệu của cộng đồng khoa học trên toàn thế giới.

Trong thời gian tới, các nhà khoa học sẽ bắt tay vào thực hiện những sứ mệnh khám phá sự tiến hóa của các thiên hà, vòng đời của các ngôi sao, bầu khí quyển của các hành tinh xa xôi và các mặt trăng của các hành tinh trong Hệ Mặt trời bên ngoài Hệ Mặt trời của chúng ta.

Được xây dựng để quan sát các đối tượng chủ yếu trong phổ hồng ngoại, Webb nhạy hơn khoảng 100 lần so với người tiền nhiệm đã 30 năm tuổi của mình - Kính viễn vọng Không gian Hubble, hoạt động chủ yếu ở bước sóng quang học và tia cực tím.

NASA sắp tới cũng sẽ giới thiệu và phân tích những hình ảnh quang phổ đầu tiên của Webb thu được từ một ngoại hành tinh - hành tinh khí khổng lồ có tên là WASP-96 b - có khối lượng bằng một nửa Sao Mộc nằm cách Trái đất gần 1.150 năm ánh sáng.

Webb được phóng lên không gian vào năm 2021, hiện đã được tinh chỉnh và hoạt động đúng kế hoạch, các nhà khoa học sẽ bắt tay vào nhiều sứ mệnh khám phá sự phát triển của các thiên hà, vòng đời của các ngôi sao, bầu khí quyển của các hành tinh xa xôi khác.

Thay vì bay quanh Trái đất như kính viễn vọng Hubble, kính Webb sẽ nằm cách chúng ta 1,5 triệu km, tại một vị trí đặc biệt có tên điểm Lagrange 2 (L2), một vị trí đặc biệt hiện hữu khi có hai thiên thể bay tương đối với nhau như Trái đất và Mặt trời. Tại đây, tấm chắn mặt trời có thể cùng lúc chắn ánh sáng phát ra từ Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời, giúp cho kính viễn vọng James Webb luôn trong trạng thái lạnh, không bị "nhiễu nhiệt" do ánh hồng ngoại phát ra từ các thiên thể khác.


Theo Đức Khương

Chia sẻ Facebook