Tổng thống Biden ký sắc lệnh cấm Mỹ đầu tư vào các công nghệ then chốt của Trung Quốc

Chia sẻ Facebook
11/08/2023 01:22:24

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký một sắc lệnh vào thứ Tư (9/8), cấm Mỹ đầu tư vào một số công nghệ nhạy cảm ở Trung Quốc, đồng thời yêu cầu các dự án đầu tư khác phải được thông báo cho chính phủ. Động thái này dự kiến ​​sẽ làm gia tăng căng thẳng Mỹ – Trung.

Tổng thống Joe Biden. (Nguồn: Adam Schultz/ Nhà Trắng)


Sắc lệnh hành chính có mục đích ngăn vốn và chuyên môn của Mỹ giúp phát triển các công nghệ có thể hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc (Đảng Cộng sản Trung Quốc, ĐCSTQ) và gây tổn hại cho an ninh quốc gia của Mỹ. Sắc lệnh tập trung vào đầu tư vốn cổ phần tư nhân, đầu tư mạo hiểm, liên doanh và đầu tư vào lĩnh vực xanh.


Một quan chức cấp cao trong chính phủ cho biết, sắc lệnh do ông Biden ký hôm thứ Tư chỉ đạo Bộ Tài chính Mỹ giám sát các khoản đầu tư của Mỹ vào các lĩnh vực bao gồm chất bán dẫn, điện toán lượng tử và trí tuệ nhân tạo, v.v.


Trong một bức thư gửi Quốc hội, ông Biden cho biết, ông đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để đối phó với những mối đe dọa từ những tiến bộ của các quốc gia như Trung Quốc “về các công nghệ và sản phẩm nhạy cảm quan trọng đối với khả năng quân sự, tình báo, giám sát hoặc mạng”.

Các quốc gia đáng quan ngại


Sắc lệnh này liệt kê ý định điều chỉnh đầu tư của Mỹ vào một số “quốc gia đáng quan ngại”, và liệt Trung Quốc, Hồng Kông và Ma Cao trong các phụ lục riêng biệt. Một quan chức cấp cao trong chính phủ nói với Reuters, nhiều quốc gia có thể được thêm vào trong tương lai.


Các quan chức chính phủ nhấn mạnh rằng các quy tắc được đề xuất sẽ yêu cầu nhiều khoản đầu tư phải được thông báo cho chính phủ, trong khi Chính phủ Mỹ cũng cấm một số loại hình đầu tư vào Trung Quốc. Mục tiêu là để tránh những rủi ro an ninh quốc gia “nghiêm trọng nhất” bằng cách điều chỉnh đầu tư vào các công ty và tổ chức Trung Quốc hoạt động trong một số lĩnh vực công nghệ. Những công nghệ này có thể mang lại cho Trung Quốc lợi thế quân sự và tình báo.


Một quan chức chính quyền cho biết, các quy tắc sẽ không áp dụng truy ngược lại các khoản đầu tư trước đó, sẽ chỉ áp dụng cho các khoản đầu tư trong tương lai.

Quá trình xây dựng quy tắc


Lệnh hành chính của ông Biden ủy quyền cho Bộ Tài chính Mỹ giám sát một số khoản đầu tư của Mỹ. Để đạt được mục tiêu đó, Bộ Tài chính sẽ đưa ra thông báo trước về việc xây dựng quy tắc, để các công ty và nhà đầu tư có thời gian bình luận.


Sau đó, chính phủ sẽ đánh giá ý kiến ​​công khai từ các bên liên quan và đưa ra thông báo chính thức về các quy tắc điều chỉnh được đề xuất.


Bộ Tài chính đã ban hành một thông báo về quy tắc được đề xuất vào thứ Tư, và đã khởi động trình tự trưng cầu ý kiến.

“Những tiến bộ nhanh chóng trong chất bán dẫn và vi điện tử, công nghệ thông tin lượng tử và năng lực trí tuệ nhân tạo … đã tăng cường đáng kể khả năng thực hiện các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia của Mỹ,”

sắc lệnh hành chính của ông Biden cho biết.


Các chuyên gia cho biết quá trình này có thể mất vài tháng để hoàn thành, vì vậy các quy định mới sẽ phải đợi đến năm bầu cử tổng thống 2024, thậm chí là thời gian có thể lâu hơn.


Cuối cùng, Bộ Tài chính sẽ có thẩm quyền điều tra các vi phạm tiềm ẩn và tìm kiếm các hình phạt có thể sử dụng, các quan chức cho biết.

Tham khảo ý kiến ​​của các đồng minh


Các quan chức cho biết các động thái này đã được thảo luận cẩn thận với các đồng minh và đối tác của Mỹ.


Mặc dù Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu đã báo hiệu ý định thực hiện hành động tương tự, Nhóm G7 đã đồng ý vào tháng 6 rằng các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài nên là một phần của bộ công cụ tổng thể, nhưng dự kiến các đồng minh sẽ không thực hiện hành động phối hợp cùng một lúc.


Khi chính quyền Biden đưa ra các hạn chế đối với việc xuất khẩu công nghệ chip sang Trung Quốc, họ đã áp dụng chiến lược kết hợp với các đồng minh. Hà Lan và Nhật Bản đã tham gia cùng Mỹ trong hành động này, khiến ĐCSTQ giậm chân tức giận.

Phản ứng từ các giới


Washington Post cho biết, sắc lệnh hành chính đã gửi một tín hiệu tới giới lãnh đạo Trung Quốc rằng Washington dự định tiếp tục áp đặt các hạn chế đối với việc Bắc Kinh tiếp cận các công nghệ chủ chốt, bất chấp quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc gần đây đã dịu lại.

“trong một thời gian dài, tiền của Mỹ đã giúp thúc đẩy sự trỗi dậy của quân đội Trung Quốc. Hôm nay, Mỹ đang thực hiện bước đi chiến lược đầu tiên để đảm bảo rằng các khoản đầu tư của Mỹ không

sử dụng để tài trợ cho các tiến bộ quân sự của Trung Quốc (ĐCSTQ)


Đảng Cộng hòa tin rằng sức mạnh của mệnh lệnh hành chính của ông Biden cần được củng cố. Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Michael McCaul, một đảng viên Đảng Cộng hòa, đã ca ngợi động thái mới nhằm hạn chế đầu tư của Mỹ vào Trung Quốc, nhưng ông cho biết sắc lệnh hành chính hiện tại “không tích hợp các khoản đầu tư công nghệ hiện có cũng như công nghệ sinh học và năng lượng”.


ĐCSTQ đã phản ứng dữ dội trước tin tức này. Ông Lưu Bằng Vũ (Liu Pengyu), phát ngôn viên của Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ, đã lên án trong một tuyên bố với tờ Washington Post rằng Mỹ có thói quen chính trị hóa các vấn đề thương mại và công nghệ, Trung Quốc sẽ chú ý đến sự phát triển của tình hình và kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích của mình.


Trương Đình, Epoch Times

Tổng thống Biden nói sẽ sớm đến Việt Nam

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 8/8 nói ông sẽ sớm tới Việt Nam, với kỳ vọng cải thiện quan hệ và Việt Nam sẽ trở thành đối tác của Mỹ.

Chia sẻ Facebook