Tổng thống Belarus ra lệnh khôi phục cơ sở lưu giữ tên lửa hạt nhân chiến lược của Nga

Chia sẻ Facebook
01/04/2023 10:48:38

Nga và Belarus sẽ “không ngừng các nỗ lực” nhằm bảo vệ người dân của hai nước, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nói.


Nga" src="http://media1.nguoiduatin.vn/m24/upload/2-2023/images/2023-04-01/Tong-thong-Belarus-ra-lenh-khoi-phuc-co-so-luu-giu-ten-lua-hat-nhan-chien-luoc-cua-Nga-topol-m-1680314437-529-width768height432.jpg?v=1680319801" />


Tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga.

Hôm 31/3, ông Lukashenko đề cập đến việc sẵn sàng để Nga đặt vũ khí hạt nhân chiến lược ở nước này. Tuyên bố được ông Lukashenko đưa ra trong bài phát biểu ở Quốc hội. Trước đó, Nga đã tuyên bố sẽ đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus.

“Tôi và Tổng thống Vladimir Putin có thể đưa ra quyết định và triển khai vũ khí hạt nhân chiến lược ở Belarus, nếu cần thiết”, ông Lukashenko phát biểu trước các nghị sĩ. “Động thái này sẽ khẳng định sự sẵn sàng của hai quốc gia trong nỗ lực bảo vệ chủ quyền và độc lập”.

Theo ông Lukashenko, Nga và Belarus sẽ không ngừng các nỗ lực để bảo vệ quốc gia, bảo vệ người dân của hai nước. Vũ khí hạt nhân được coi là giải pháp răn đe hiệu quả trước các hành động gây hấn từ Mỹ và đồng minh.

Cũng trong tuyên bố, ông Lukashenko nói đã ra lệnh cho quân đội khôi phục cơ sở lưu giữ tên lửa hạt nhân chiến lược Topol. Belarus từng là nơi Liên Xô đặt các bệ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol.

Theo ông Lukashenko, Belarus vẫn giữ nguyên vẹn các cơ sở phức hợp này. Nga hiện sở hữu tên lửa hạt nhân Topol-M và tên lửa YARS. Topol-M là phiên bản nâng cấp của tên lửa Topol lần đầu xuất hiện vào những năm 1980. Mẫu tên lửa này có thể phóng từ dưới lòng đất hoặc xe phóng di động. Belarus cũng từng lưu giữ các xe phóng Topol di động dưới thời Liên Xô.

Tên lửa Topol-M của Nga nặng 47 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn nên có thể được khai hỏa vài phút sau khi nhận được lệnh từ Tổng thống Nga Putin. Mẫu tên lửa này có tầm bắn 11.000km nhưng nhược điểm là chỉ mang một đầu đạn hạt nhân cỡ lớn, không có khả năng tấn công đa mục tiêu như tên lửa YARS.

Tuần trước, ông Putin thông báo sẽ đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus, nói rằng các cơ sở lưu giữ đặc biệt của Belarus sẽ sẵn sàng tiếp nhận vũ khí từ ngày 1/7/2023.


Đăng Nguyễn - RT

Chia sẻ Facebook