Tổng Giám đốc Vietravel đau xót: "Sau đại dịch phải giải tán, đóng cửa, thậm chí phải cắt bớt ‘chân, tay’ để tập trung nguồn lực cho sự thay đổi"

Chia sẻ Facebook
20/06/2022 08:47:51

"Bản chất câu chuyện là chúng ta vẫn chưa đánh giá đúng du lịch. Du lịch cần phải thực chất, phục vụ nhu cầu con người. Du lịch thể hiện độ văn minh của một xã hội, sự phát triển của một nền kinh tế và sự ưu việt của một nền văn hóa dân tộc. Ngành du lịch phải tái cấu trúc lại", ông nhấn mạnh.


Tại Talk show “The Next Power” phát sóng ngày 16/6, Chủ tịch HĐQT Vietravel (VTR) Nguyễn Quốc Kỳ đã chia sẻ về hành trình gần 30 năm từ một công ty du lịch với 7 nhân sự trở thành một tập đoàn lữ hành với 1,200 nhân viên cùng hệ thống trên khắp Việt Nam và 6 quốc gia trên thế giới.


Ra mắt hãng hàng không du lịch đầu tiên của Việt Nam ngay trong tâm dịch năm 2020-2021, ông Kỳ thừa nhận Vietravel gặp nhiều khó khăn tài chính để cân bằng kinh doanh.


"Rõ ràng ta thấy đại dịch là thời điểm ngủ đông tích cực, đến lúc rã đông cũng phải tích cực . Nếu không, chuyển đổi chậm, trạng thái chậm sẽ làm doanh nghiệp hụt hơi và không theo kịp yêu cầu thị trường" , Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Vietravel – ông Nguyễn Quốc Kỳ - cho biết.

lại đại dịch Covid-19:

"Tôi xin nói rằng không doanh nghiệp nào nói có lãi, vì có kinh doanh đâu mà lời…


Theo ông, cơn bão đại dịch Covid-19 đã khiến hàng chục máy bay của ngành hàng không phải nằm im trên đường băng, gây ra tổn thất tài chính vô cùng to lớn. " Tôi xin nói rằng không doanh nghiệp nào dám nói có lãi , vì có kinh doanh đâu mà lời… Sau dịch chúng ta thấy ngành du lịch, ngành công nghiệp không khói bị tan tác ".

Riêng Vietravel, lúc bấy giờ vì nguồn tài chính gần như cạn kiệt, Công ty phải ưu tiên tập trung vào những khâu chính, giữ vững khung, bộ phận cốt yếu. Trước dịch, Công ty có 64 văn phòng đại diện trên toàn quốc, sau dịch chỉ còn lại 29. Nhân sự cũng phải thu gọn lại, chia sâu hơn, đặc biệt là phải thay đổi một số vị trí nhân sự lãnh đạo.

"Thật sự đó là những sự hi sinh. Vietravel phải giải tán, đóng cửa, thậm chí phải cắt bớt ‘chân, tay’ để tập trung nguồn lực cho sự thay đổi . Công ty cần "cắt rất sâu" để giảm bớt chi phí, dùng nguồn lực đó chuyển về để phục vụ tái cấu trúc.

Công ty theo đó phân loại, tính toán hoạt động kinh doanh theo một số nguyên tắc, ví dụ như quy luật 80/20, sau đó quyết định giữ lại thị trường nguồn, còn thị trường điểm đến thì phát triển chậm lại hoặc có thể tạm đóng lại.

Đó là cả quá trình phân loại, đánh giá, sắp xếp chứ không thể cắt bừa. Đôi lúc mình phải "động" để giữ "tĩnh", tức là phải xông vào, không nên né tránh nó, phải xông vào tất cả để hiểu nó, từ đó gom lại xem là giữa cái mình muốn và cái đó có điểm nào tương đồng. Và điểm tương đồng đó giải quyết được bao nhiêu phần trăm khó khăn của mình và từng bước giống như gỡ chỉ rối, phải kiên nhẫn, không vội được",

ông Kỳ chia sẻ.

nhận thức được sau khủng hoảng sẽ không có doanh nghiệp lớn nhỏ, không có khách hàng trung thành mà tất cả đều ở một vạch xuất phát, thị trường là chân không…, Vietravel cũng đã chuẩn bị rất là kỹ để khi sau dịch Công ty phải xuất phát nhanh, nếu không sẽ mất thị trường.

Vietravel sau đại dịch được định vị xây dựng hệ sinh thái đa dạng với 3 lĩnh vực lớn

Minh chứng, nếu trước dịch, mọi người chỉ biết Vietravel là một công ty du lịch và các hệ sinh thái chưa rõ ràng, nhưng Vietravel sau đại dịch được định vị xây dựng hệ sinh thái đa dạng với 3 lĩnh vực lớn: lữ hành; vận tải - hàng không; thương mại - dịch vụ.

Và cái thay

đổi quan trọng nhất và mang tính chất táo bạo nhất

theo người đứng đầu

là nhận thức

"Chúng tôi quan niệm trước và sau dịch khác nhau ở ‘change’ (thay đổi) và ‘cooperate’ (hợp tác), phải liên kết, phải chia sẻ hệ kinh doanh của mình ra, liên kết với nhiều bộ phận, đơn vị trong hệ tuần hoàn kinh doanh du lịch, vì đó là ngành công nghiệp

Ghi nhận, ngành du lịch khi còn khỏe mạnh thì "mỗi ông đi một kiểu", nhưng khi đã bị thương thì sẽ kết nối lại, đó là sự thuận lợi và cần thiết giúp chóng hồi phục hơn. Chẳng hạn trước đây Vietravel mạnh về du lịch vào và đi của du khách nước ngoài còn du lịch trong nước chỉ ở mức độ trung bình. Tuy nhiên sau dịch thì tập đoàn tập trung những nguồn lực để khai thác toàn bộ sản phẩm, khai thác cảnh đẹp, những giá trị mà trước dịch chưa được quan tâm. Bên cạnh đó, Công ty cũng thay đổi rất nhiều vào công nghệ với việc chuyển đổi số.

"Những cái trước đây nó đúng, nó thành công, giúp cho mình có một điểm tựa, đôi lúc mình sống và ngồi yên trên đó, coi đó là một cái điểm tựa vững chắc để mình bước tới. Nay cái điểm tựa đó dần bị lung lay, phải thay

Sự đổi mới phải có mục tiêu và mục tiêu phải đủ lớn để người ta theo. Mình không thể quản lý cái không tự nguyện được"


Cũng theo vị ông Kỳ, dự báo thời kỳ "bình thường mới" của ngành du lịch chỉ trở lại vào năm 2024-2025 do thời gian chữa lành phải mất 2-3 năm. Hầu hết các quốc gia sẽ mở cửa du lịch vào khoảng cuối năm 2022, đầu năm 2023 và đặc biệt là ba thị trường khách lớn nhất vào Việt Nam là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản (gọi chung là khu vực Đông Bắc Á). Do đó, từ năm 2023-2025 là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam được định hình trở lại, tâm lý xã hội và yêu cầu xã hội cũng được cải thiện hoàn toàn và "khi đó, chúng ta sẽ thấy một thế giới phẳng như năm 2019".

Chia sẻ Facebook