Tôn Ngộ Không hạ sát 6 tên cướp: Ghép tên tất cả nạn nhân mới lộ ra một bí mật “động trời”

Chia sẻ Facebook
08/04/2022 07:20:29

Một chi tiết nhỏ nhưng thực ra ẩn chứa bài học đạo lý cực kỳ thâm sâu. Đó là gì?


TÁC PHẨM KINH ĐIỂN

Nhà Đường là một trong những triều đại hùng mạnh trong lịch sử Trung Quốc. Đồng thời đây cũng là thời kỳ Phật giáo phát triển hưng thịnh nhất.

“ Tây Du Ký ” là tác phẩm của Ngô Thừa Ân, được nằm trong danh sách 4 quyển tiểu thuyết nổi tiếng. Nội dung của nó kể về câu chuyện 4 thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh trong bối cảnh thời nhà Đường.

Cốt truyện của “Tây Du Ký” xoay quanh những kiếp nạn mà Đường Tam Tạng và những đồ đệ của mình phải trải qua. Mặc dù câu chuyện mang nhiều yếu tố “kỳ ảo”, song những bài học được gửi gắm ở đó là hoàn toàn có thật.

Để đến được Tây Thiên thỉnh kinh, Đường Tam Tạng và 3 đồ đệ của mình phải trải qua 81 kiếp nạn. Bốn nhân vật chính trong câu chuyện có những tính cách khác nhau.

Cụ thể, Đường Tăng là biểu tượng cho nhân sinh, là đại diện tinh thần tích cực, Tôn Ngộ Không là đại biểu sức mạnh, Sa Tăng là sự chân thành kiên nhẫn. Trong khi đó, Trư Bát Giới là đại diện của dục vọng và lòng tham của con người.

Thầy trò Đường Tăng đi Tây Trúc thỉnh kinh.


TÔN NGỘ KHÔNG RA TAY VỚI 'NGƯỜI TRẦN MẮT THỊT'?

Mỗi một kiếp nạn mà thầy trò Đường Tăng phải trải qua thực ra đều mang những ý nghĩa triết lý nhân sinh. Trong tác phẩm, một trong những tình tiết khiến khán giả ấn tượng và thắc mắc nhiều nhất là khi Tôn Ngộ Không giết 6 tên cướp.

Tưởng rằng đây là câu chuyện phi lý nhưng thực ra khi ghép tên 6 người này lại với nhau, người ta mới “vỡ lẽ” về ý đồ của tác giả. Trong truyện có đoạn, khi 2 thầy trò tá túc trong một nhà dân có ông lão và cậu bé ở một căn nhà nhỏ trên sườn núi bất ngờ đụng độ 6 tên cường đạo chuyên cướp bóc dân lành. Vì quá bất bình, Tôn Ngộ Không đã ra tay sát hại không thương tiếc.

"Đã nghe ta, làm đồ đệ của ta thì không được sát sinh. Ngươi làm như vậy làm sao đến được đất Tây Thiên bái Phật. Nhà ngươi chẳng nghĩ phải trái giết tất cả, không có một lòng từ bi hiếu sinh nào. Ác quá


Tôn Ngộ Không vừa cứu được sư phụ nhưng đổi lại bị giáo huấn nên đã tức giận ném chiếc mũ Đường Tăng khâu xuống đất rồi bỏ đi. Trước khi rời đi, Tề Thiên Đại Thánh để lại 1 câu: "Ta hết lòng phụng sự cho thầy, ấy vậy mà giờ gánh thêm tội sát sinh. Không đến đất Phật, Lão Tôn ta cũng không cần".

6 tên cướp bị Tôn Ngộ Không "trừ khử".

Nếu chỉ theo dõi các tình tiết trên phim truyền hình, khán giả sẽ không thể hiểu hết ý nghĩa đằng sau đó. Thực chất 6 tên cường đạo này là do 6 con yêu quái hóa thành.

Đặc biệt hơn cả, tên của chúng lần lượt là: Nhãn Khán Hỷ (Mắt thấy mừng), Nhĩ Thính Nộ (Tai nghe giận), Tỵ Khứu Ái (Mũi ngửi thích), Thiệt Thường Tư (Lưỡi nếm nghĩ), Thân Bổn Ưu (Thân vốn lo), Ý Kiến Dục (Ý thấy muốn).

Hay nói cách khác, khi ghép tên 6 tên cướp này lại, ta thu được lục căn. Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý và thân là đại diện cho sáu căn cơ của con người trong Phật giáo.

Theo quan điểm của đạo Phật, con người ta muốn đắc đạo thì lục căn phải thanh tịnh, nếu chấp trước vào những thứ phàm phu thì không thể thành Phật. Việc Tôn Ngộ Không thẳng tay trừng trị 6 tên cướp này thực ra có ngụ ý là cắt đứt sáu giác quan.

Theo quan điểm của Phật giáo, trong quá trình tu hành, con người thường bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh. Khi con người tự mình thanh tịnh, biết được rằng cuộc sống cần phải vô vi thì ắt tự thấy chân tâm, nhìn thấy bản tính thực sự của mình.

Như vậy có thể thấy, "Tây Du Ký" là một tác phẩm ẩn chứa nhiều giá trị, bài học nhân sinh sâu sắc. Truyện không chỉ mở ra một thế giới “phép thuật”, thỏa mãn sự sáng tạo của con người mà còn gửi đến khán giả những đạo lý vô cùng sâu sắc. Đó chính là một trong những lý do khiến “Tây Du Ký” vẫn còn trường tồn đến ngày nay.


Tham khảo Sohu


Theo Thuy Anh

Pháp luật và Bạn đọc

Chia sẻ Facebook