Toàn cảnh ĐHCĐ ngân hàng 2022: Cập nhật MSB, MB
Toàn cảnh ĐHCĐ ngân hàng 2022: Cập nhật MSB, MB
Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
11:56:00 25/04/2022
MB: Kế hoạch lãi hơn 20 nghìn tỷ, muốn nhận bắt buộc 1 ngân hàng 0 đồng
Sáng ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Quân đội (MBB) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.
MB đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2022 đạt 20.300 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2021. Trong trường hợp kinh tế vĩ mô diễn biến khó khăn GDP<5%, CPI>5%, ngân hàng dự kiến lợi nhuận đạt 19.000 tỷ đồng, tăng 15%.
Năm nay MB có kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 37.783 tỷ đồng lên 46.882 tỷ đồng, tức tăng thêm gần 9.100 tỷ.
Cụ thể, ngân hàng sẽ tiếp tục triển khai phương án tăng vốn điều lệ thêm 892,4 tỷ đồng đã được ĐHĐCĐ thông qua năm 2021. Trong đó, sẽ phát hành cổ phiếu riêng lẻ 70 triệu cổ phần cho Viettel, phát hành 19,24 triệu cổ phiếu ESOP.
MB cũng sẽ triển khai phương án tăng vốn điều lệ mới năm 2022. Theo đó, MB tăng vốn điều lệ thêm 7.556 tỷ đồng thông qua phát hành 755,6 triệu cổ phiếu để trả cổ tức, tương đương tỷ lệ 20%. Tiếp theo, ngân hàng sẽ chào bán cổ phiếu riêng lẻ mới thêm dự kiến 65 triệu cp. Giá chào bán thỏa thuận, không thấp hơn giá trị sổ sách. Thời gian thực hiện chào bán trong năm 2022 và 2023.
Đáng chú ý, cổ đông cũng thông qua việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng (TCTD).
Tại đại hội, cổ đông rất lo lắng việc tiếp nhận ngân hàng 0 đổng rất lo lắng vì để nguyên thì phát triển nhưng nhận ngân hàng khác thì rất khó.
Ông Lưu Trung Thái cho biết, phương án chuyển giao bắt buộc có 2 lý do. MB là một trong 7 ngân hàng được mời đến tham gia dự án chuyển giao bắt buộc, MB được lựa chọn vì có khả năng tốt, cần đóng góp cho ngành ngân hàng.
Dự án này cũng là tự nguyện của MB. Lý do, hàng năm, nhu cầu tăng trưởng lớn hơn khả năng đang được NHNN cho phép. Hiện MB hàng năm tăng 20-25% nhưng có thể tăng 30-35% mà vẫn an toàn. Với việc nhận chuyển giao bắt buộc, MB sẽ được nhận ưu tiên mở rộng không gian tăng trưởng.
Việc chuyển giao bắt buộc này, MB không phải bỏ tiền, hoàn toàn nhận chuyển giao 0 đồng.
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
10:52:00 25/04/2022
MSB: Đặt mục tiêu lợi nhuận 6.800 tỷ, dự kiến chia cổ tức 30%
Sáng ngày 25/4, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) tổ chức họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2022.
Tại đại hội, cổ đông đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2022 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 6.800 tỷ đồng, tăng 34% so với năm 2021; tổng tài sản tăng 14% lên 233.000 tỷ đồng, huy động vốn thị trường 1 và trái phiếu huy động vốn tăng 15% đạt 123.808 tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 25% đạt 130.752 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng sẽ thực hiện phương án tăng vốn điều lệ thêm 31% lên 20.000 tỷ đồng.
Cụ thể, ngân hàng sẽ phát hành hơn 458,25 triệu cổ phiếu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu,tương ứng với tỷ lệ chia cổ phiếu thưởng cho cổ đông là 30%, qua đó vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 15.275 tỷ đồng lên 19.857,5 tỷ đồng.
Ngoài ra, MSB cũng trình cổ đông phê duyệt kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng cho người lao động năm 2022. Số lượng phát hành tối đa 14,25 triệu cổ phiếu, giúp vốn điều lệ tăng thêm 142,5 tỷ đồng.
Tại đại hội, ông Nguyễn Hoàng Linh, TGĐ MSB cho biết, t rong năm 2021, ĐHCĐ và HĐQT đã thông qua việc thoái vốn tại FCCOM. Ở thời điểm đó, MSB đã làm việc với đối tác của Nhật giai đoạn đầu với giá trị thương vụ trên 2.000 tỷ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của đại dịch, các công ty tài chính bị phát sinh nhiều nợ quá hạn. Đối tác Nhật đã xem xét lại việc mua lại. Hiện tại, MSB đã tiếp xúc với 2 đối tác nước ngoài. Họ đã có thư quan tâm và giá trị thương vụ dự kiến cũng không khác nhiều so với đối tác Nhật dự kiến trả cho MSB.
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
08:55:00 24/04/2022
Techcombank: Kế hoạch lợi nhuận 27.000 tỷ, không chia cổ tức
Ngày 23/4, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank - TCB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2022.
Năm 2022, ngân hàng thống nhất đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 27.000 tỷ đồng, tăng 16,2% so với mức thực hiện năm 2021. Dư nợ tín dụng dự kiến tăng trưởng 15% hoặc cao hơn trong mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu thấp hơn 1,5%.
Năm 2022, Techcombank tiếp tục không chia cổ tức cho cổ đông - năm thứ 4 liên tiếp không chia. Nhưng ngân hàng có kế hoạch phát hành 6,3 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cp cho người lao động. Sau khi phát hành thành công, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng lên trên 35.172 tỷ đồng.
Cổ đông cũng thông qua kế hoạch chuyển trụ sở chính từ 191 Bà Triệu, phường Lê Đại Hành, quân Hai Bà Trưng về số 6 phố Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tại đại hội, các cổ đông đặt nhiều câu hỏi chất vấn về dư nợ cho vay bất động sản, tình hình nợ xấu, trái phiếu doanh nghiệp, giá cổ phiếu giảm liên tục và tại sao không chia cổ tức cho cổ đông như các ngân hàng khác...Ông Hồ Hùng Anh chủ tịch HĐQT cho biết thực tế, cơ quan quản lý không hạn chế thị trường vốn mà đang làm sạch và một số vấn đề tiêu cực xảy ra vừa qua là thiểu số. Do đó, việc phát triển thị trường vốn là chiến lược phù hợp mà Techcombank đã lựa chọn.
Về chia cổ tức, ông Hùng Anh nói lộ trình chia cổ tức còn phụ thuộc vào lộ trình phát triển của ngân hàng hàng, mang lại lợi ích cho khách hàng và cổ đông dài hạn. Chia cổ tức bằng cổ phiếu thì sẽ bị pha loãng, thị giá điều chỉnh...
Xem thêm chi tiết thông tin ĐHCĐ Techcombank 2022 tại đây:
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
14:04:00 23/04/2022
OCB: Đặt mục tiêu lãi hơn 7.100 tỷ đồng, chia cổ phiếu thưởng tỷ lệ 30%
Sáng ngày 23/4/2022, Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.
Năm 2022, OCB dự kiến tổng tài sản tăng 25% lên 230.112 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 23% lên 155.003 tỷ, dư nợ cho vay tăng 25% lên 129.493 tỷ đồng. Ngân hàng cũng đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 29%, đạt 7.110 tỷ; kiểm soát nợ xấu ở mức dưới 1%.
OCB cũng triển khai phương án tăng vốn điều lệ năm 2022 thêm 4.186 tỷ đồng lên 17.885 tỷ đồng. Theo ngân hàng, với kế hoạch tăng trưởng quy mô kinh doanh liên tục hàng năm, việc tăng vốn điều lệ là cần thiết để giúp ngân hàng nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo hệ số an toàn vốn (CAR) theo quy định của các cơ quan chức năng.
Cụ thể, OCB sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ thêm 4.127 tỷ đồng thông qua việc phát hành 412,7 triệu cổ phiếu thưởng cho cổ đông hiện hữu, tương đương tỷ lệ 30% và phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP).
Với số tiền thu được từ việc tăng vốn, ngân hàng sẽ dùng phần lớn để bổ sung nguồn vốn kinh doanh, đầu tư và cho vay (hơn 3.200 tỷ), bên cạnh đó còn để đầu tư công nghệ, nâng cấp tài sản, trang bị tài sản cố định,…
Tại đại hội, cổ đông ngân hàng cũng chất vấn về các vấn đề nóng như cho vay đối với hệ sinh thái FLC, Công ty Đại Nam, mối quan hệ của OCB với Sơn Kim Land, tình hình cho vay bất động sản, kết quả kinh doanh...
Ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng giám đốc OCB và ông Trịnh Văn Tuấn chủ tịch HĐQT đã giải đáp các vấn đề cổ đông băn khoăn. Về cho vay FLC, đây là khách hàng có lịch sử tín dụng tốt với OCB và sự việc ông Trịnh Văn Quyết là ngoài dự tính của ngân hàng. OCB có đầy đủ tài sản đảm bảo với phần tài sản nhiều hơn dư nợ cho vay và sẽ thương thảo thu hồi sớm 1.500 tỷ đồng của FLC, có thể thu được ngay tháng tới. Với khoản vay của Đại Nam cũng tốt, có đầy đủ sổ đỏ, đã thu được 450 tỷ đồng và sẽ hoàn tất thu nợ trong vài tháng tới. Với Sơn Kim Land, OCB khẳng định không có quan hệ gì sân trước sân sau, đó là doanh nghiệp độc lập. Về cho vay Bất động sản, OCB chủ yếu cho vay bán lẻ, kinh doanh BĐS chỉ cho vay ít và thời gian tới sẽ điều chỉnh.
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
15:16:00 22/04/2022
Sacombank: Bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới, tự tin vượt mọi kế hoạch
Sáng ngày 22/4/2022, Ngân hàng Sacombank tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm tài chính 2021. 2022 cũng là năm đầu tiên của nhiệm kỳ mới nên ngoài kế hoạch kinh doanh, ngân hàng còn bầu HĐQT và BKS nhiệm kỳ mới.
Theo đó HĐQT nhiệm kỳ mới của Sacombank có 7 người trong đó 2 thành viên HĐQT độc lập. Các thành viên trong HĐQT đều là người cũ, còn 2 thành viên HĐQT độc lập là người mới, trong đó bà Phạm Thị Thu Hằng là Tổng thư ký VCCI còn ông Vương Công Đức là người cũ của Ngân hàng Bản Việt.
Năm 2022, Sacombank đặt mục tiêu tăng tổng tài sản lên trên 573 ngàn tỷ đồng, tăng 10% so với 2021; nguồn vốn huy động tăng 10%, dư nợ tín dụng tăng 12%, lợi nhuận trước thuế tăng 20% lên 5.280 tỷ đồng, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 2%.
Tại đại hội, cổ đông Sacombank hỏi lãnh đạo ngân hàng về tình hình cho vay FLC, xử lý nợ xấu KCN Phong Phú, giá cổ phiếu giảm, về cổ tức mãi không chia....
Ông Dương Công Minh - chủ tịch HĐQT và bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - TGĐ cho biết việc cho vay FLC là quan hệ tín dụng tốt tuy nhiên sức ép dư luận nên ngân hàng buộc phải thu nợ trước hạn và đã thu được 2.600 tỷ đồng, sắp tới sẽ thu nốt, còn khoản cho vay Bamboo Airways là theo đúng tinh thần chủ trương hỗ trợ cho hàng không, du lịch trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Đối với KCN Phong Phú, sắp tới sẽ thực hiện đấu giá và chắc chắn xong trong năm nay. Về hợp tác nâng tầm bảo hiểm với Dai-ichi Lìe có khoản phí upfront rất lớn, sẽ ghi nhận trong BCTC quý 1 và quý 2...
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
09:29:00 22/04/2022
PVcomBank: Tiếp tục mục tiêu kinh doanh 2022 thận trọng
Ngày 22/4/2022, tại Quảng Ninh, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.
Năm 2022, PVcomBank xác định hoạt động kinh doanh sẽ còn nhiều khó khăn, thách thức song cũng là thời cơ để tạo ra bước đột phá, chinh phục thị trường. Với mục tiêu tăng trưởng hiệu quả song song với đảm bảo an toàn, PVcomBank đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh chính: doanh thu hợp nhất đạt 14.373 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 93,1 tỷ đồng, doanh thu Ngân hàng mẹ đạt 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế Ngân hàng mẹ đạt 80 tỷ đồng.
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
18:00:00 21/04/2022
SHB: Kế hoạch tăng vốn điều lệ lên hơn 36.000 tỷ đồng, chào bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài
Chiều ngày 20/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2022.
Năm 2022, ngân hàng dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2022 sẽ đạt 11.686 tỷ đồng, tăng tới 87% so với năm 2021. Đồng thời, chất lượng tài sản được kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 1,3%.
Tổng dư nợ tín dụng tăng 14,4% lên 421.715 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn huy động tăng 9,8% lên 504.539 tỷ đồng.
Ngân hàng cũng có kế hoạch tăng mạnh vốn điều lệ trong năm nay, từ 26.673 tỷ đồng lên 36.007 tỷ đồng. Nếu thành công, vốn điều lệ của SHB sẽ vượt qua nhiều ngân hàng lớn như Techcombank, Agribank, ACB.
Cụ thể, năm 2022, SHB sẽ tăng vốn theo 2 cấu phần.
Đợt 1, SHB sẽ phát hành hơn 400 triệu cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông, tương đương tỷ lệ 15%. Nguồn vốn từ lợi nhuận năm 2021. Thời gian dự kiến phát hành trong quý 3/2022
Đợt 2, SHB sẽ chào bán hơn 533,3 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu theo phương thức thực hiện quyền tỷ lệ 20%. Giá chào bán chỉ ở mức 12.500 đồng/cp, rẻ hơn rất nhiều so với thị giá hiện nay (quanh mức 20.000 đồng/cp). Thời gian dự kiến hoàn thành là trong quý 3/2022 hoặc cho đến khi SHB hoàn thành các thủ tục theo quy định của pháp luật.
Tại đại hội, cổ đông chất vấn lãnh đạo ngân hàng về cho vay bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp, về cơ hội bán vốn cho đối tác chiến lược, kết quả kinh doanh quý 1 và cơ sở nào để tự tin với kế hoạch kinh doanh "khủng" của năm 2022.
Lãnh đạo SHB cho biết về cho vay BĐS hiện nay chiếm tỷ trọng ít, trái phiếu doanh nghiệp đúng quy định của pháp luật và an toàn tuyệt đối. Về kế hoạch kinh doanh 2022, ngân hàng tự tin sẽ đạt được.
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
15:32:00 21/04/2022
SeABank:Chốt kế hoạch năm 2022 tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng và 4.866 tỷ đồng lợi nhuận
Ngày 21/4/2022 tại Hải Phòng, ĐHCĐ của SeABank đã thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó có kế hoạch kinh doanh năm 2022 với lợi nhuận đạt 4.866,6 tỷ đồng, phương án tăng vốn điều lệ lên 22.690 tỷ đồng và bầu thêm thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) độc lập.
Cụ thể, theo kế hoạch kinh doanh 2022 được ĐHĐCĐ thông qua, SeABank đặt mục tiêu: Tổng tài sản dự kiến tăng trưởng 10%; Huy động dự kiến tăng trưởng ròng 22.000 tỷ đồng tương ứng tăng 16% so với năm 2021; tỷ lệ tăng trưởng tín dụng dự kiến tối đa 17%, phụ thuộc vào chấp thuận của NHNNVN, tương đương tăng trưởng ròng 24.000 tỷ đồng so với năm 2021. Năm 2022 Ngân hàng đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 4.866,6 tỷ đồng và Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 2%.
Một nội dung quan trọng khác được ĐHĐCĐ thông qua là kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 16.598 tỷ đồng lên 22.690 tỷ đồng. Ngân hàng sẽ thực hiện tăng vốn điều lệ thông qua các hoạt động: Phát hành cổ phiếu để trả cổ tức và tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu tỷ lệ 12,7%, Phát hành cổ phiếu theo Chương trình lựa chọn dành cho CBNV của SeABank năm 2022 (ESOP 2022) và Phát hành cổ phiếu riêng lẻ tỷ lệ 6,6%.
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
15:36:00 20/04/2022 ABBank: Mục tiêu lãi trên 3.000 tỷ, chia cổ tức 10%
Ngày 20/4 Ngân hàng An Bình (ABBank) tổ chức ĐHCĐ. Ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế năm 2022 ở mức 3.079 tỷ đồng, gấp rưỡi so với mức lợi nhuận 1.979 tỷ đồng của năm 2021. Đến cuối năm 2022, tổng tài sản của ngân hàng dự kiến ở mức 138.250 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2021. Tổng giá trị huy động thị trường 1 là 95.234 tỷ đồng tương đương với mức tăng trưởng 18%. Dư nợ tín dụng (bao gồm cho vay tổ chức kinh tế và cá nhân, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp) của ABBank dự kiến theo kế hoạch năm 2022 là 92.250, tăng 17% so với năm ngoái.
Trong năm 2022, ABBank dự kiến triển khai đợt tăng vốn điều lệ qua 2 hình thức chào bán ESOP và phát hành cổ phiếu thưởng. Cụ thể, ABBank dự kiến phát hành hơn 94 triệu cổ phiếu với tỷ lệ 10% để trả cổ tức cho cổ đông và phát hành 5 triệu ESOP với giá phát hành 10.000 đồng/cổ phiếu.
Cuối năm 2021 và đầu năm 2022, ngân hàng này đã có 2 đợt tăng vốn thông qua chào bán ESOP và phát hành cổ phiếu thưởng. Theo đó, vốn điều lệ tăng từ hơn 5.713 tỷ đồng lên mức hơn 9.409 tỷ đồng.
Với kế hoạch tăng vốn của năm 2022, nếu hoàn tất, ABBank sẽ tiếp tục nâng mức vốn lên hơn 10.400 tỷ đồng.
Số vốn tăng thêm được sử dụng nhằm bổ sung quy mô vốn hoạt động nhằm cung cấp các dịch vụ ngân hàng như hoạt động cho vay, đầu tư các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá như trái phiếu Chính phủ nhằm, đầu tư phát triển công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số…
Cũng tại đại hội, cổ đông thông qua kế hoạch niêm yết cổ phiếu ABB tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE), uỷ quyền và giao HĐQT quyết định, thực hiện niêm yết cổ phiếu ABB tại Sở Giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh.
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
09:44:00 08/04/2022
VietCapital Bank: Dự kiến lợi nhuận năm 2022 tăng 44%, tiếp tục đẩy mạnh kinh doanh bán lẻ
Chiều 8/4, Ngân hàng TMCP Bản Việt (Vietcapital Bank - mã chứng khoán BVB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2022.
Các cổ đông đã đồng thuận cùng với kế hoạch tài chính năm 2022, cụ thể: Tổng tài sản tăng 27%, đạt 97 ngàn tỷ; huy động vốn từ tổ chức kinh tế và dân cư hơn 71 ngàn tỷ, tăng 28%; dư nợ cấp tín dụng đạt hơn 53 ngàn tỷ, tăng 15% (tốc độ tăng trưởng tín dụng phụ thuộc vào sự chấp thuận của NHNN); lợi nhuận trước thuế đạt 450 tỷ, tăng 44%.
Trong năm 2022, kế hoạch phát triển mạng lưới của ngân hàng tăng thêm 15 điểm giao dịch, nâng tổng số lên 131 đơn vị trên toàn hệ thống.
Tại đại hội, các cổ đông cũng đã thông qua tờ trình triển khai phương án tăng vốn mà trước đó đã được thông qua bằng văn bản theo Nghị quyết số 03/2021/NQ-ĐHĐCĐ ngày 21/12/2021. Số vốn điều lệ tăng là 1.618 tỷ, nâng tổng số vốn điều lệ của ngân hàng lên hơn 5.298 tỷ đồng, nhằm gia tăng tiềm lực tài chính và phục vụ cho chiến lược phát triển trung và dài hạn của ngân hàng.
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ
09:52:00 07/04/2022
ACB lên kế hoạch lãi hơn 15.000 tỷ đồng, chia cổ tức tỷ lệ 25% trong năm 2022
Sáng ngày 07/04, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức đại hội cổ đông thường niên. Ngân hàng có kế hoạch chia cổ tức bằng cả cổ phiếu lẫn tiền mặt.
ACB đặt mục tiêu năm 2022 tổng tài sản tăng 11% lên 588.187 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng tăng 11% lên 421.897 tỷ đồng. Dư nợ cho vay khách hàng dự kiến tăng 10% lên 398.299 tỷ đồng theo chỉ tiêu được Ngân hàng Nhà nước giao hồi đầu năm. Nợ xấu kiểm soát ở mức dưới 2%. Lợi nhuận trước thuế dự kiến ở mức hơn 15.000 tỷ đồng.
Kế hoạch phân phối lợi nhuận 2022 (thực hiện trong năm 2023), lãnh đạo ngân hàng trình cổ đông kế hoạch chia tỷ lệ 25% trong đó 15% bằng cổ phiếu và 10% bằng tiền mặt.
Các cổ đông đề nghị lãnh đạo ACB chia sẻ KQKD quý 1, trong trường hợp kịch bản lạc quan, ngân hàng có đặc mục tiêu tăng trưởng cao hơn?
Tổng giám đốc ACB Từ Tiến Phát trả lời: Về tín dụng tăng trưởng 5,2%, so với cuối năm 2021, huy động 1,6%, lợi nhuận ước khoảng 4.200 tỷ đồng, thu nhập ngoài lãi 1.300 tỷ, bancasurance dẫn đầu thị trường, nợ xấu 0,74%.
Trong năm nay ngân hàng phấn đấu tăng trưởng tín dụng là 16%, phí dịch vụ và banca đều có sự tăng trưởng khá cao. Vừa qua ACB có trích lập dự phòng khoảng 2.300 tỷ do covid, nếu tình hình khả quan thì khoản này sẽ hoàn nhập và tạo ra một khoảng thu nhập bất thường cho ACB trong năm nay.
Cổ đông cũng hỏi lãnh đạo ngân hàng về tình hình Casa hiện nay và mục tiêu thời gian tới ra sao. Ông Từ Tiến Phát cho biết, CASA của ACB cuối năm 2021 khoảng 25%. Tới quý 1, đạt 27%. Lợi thế của ACB trong thời điểm này là hệ thống ngân hàng số, và tháng 4 sẽ ra một hành trình trải nghiệm số khép kín mới cho khách hàng. ACB cũng tổ chức những roadshow và liên kết với nhiều tổ chức Fintech. Vì thế, ban điều hành kỳ vọng Casa cao hơn, lên mức 28-29% vào cuối năm.
Về hoạt động của công ty con đóng góp ra sao vào ngân hàng hợp nhất, lãnh đạo ACB cho biết, Công ty chứng khoán ABCS tăng trưởng kinh doanh vượt bậc, lợi nhuận năm 2021 tăng gấp 3 so với cuối 2020, trong đó đóng góp từ lợi nhuận môi giới tăng gấp 3,7 lần, tự doanh tăng 2,6 lần. ACBS cũng có lợi thế cạnh tranh về chứng quyền. Đồng thời ACBS cũng đã được ACB tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, kỳ vọng lợi nhuận ACBS năm nay sẽ cải thiện hơn nữa.
Cổ đông cũng hỏi về chiến lược phát triển của ngân hàng ra sao? Lãnh đạo ACB cho biết Ngân hàng sẽ phát triển nhanh tệp khách hàng, chiến lược ngân hàng số, đồng thời sẽ chuyển từ các kênh phân phối truyền thống sang các khu mới; chú trọng hơn các khách hàng FDI và các khách hàng khu công nghiệp... Ngoài ra ACB cũng sẽ tập trung đầu tư nhân lực và quản trị rủi ro.
Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫn Đã copy! Chia sẻ