Tình làng nghĩa xóm vùng quê: Ăn cỗ xong còn phải xách đồ ăn về
Đi ăn cỗ gói thêm đồ ăn mang về từ lâu đã là phong tục, nét văn hoá đặc trưng ở một số vùng quê. Chứng kiến cảnh tượng này, nhiều bạn ở thành phố không khỏi bất ngờ vì tình làng nghĩa xóm đáng quý.
Xã hội ngày càng phát triển, nhiều gia đình có điều kiện chọn tổ chức tiệc cưới ở các nhà hàng để nâng cao chất lượng phục vụ và đỡ phải lắng lo nhiều điều. Chính vì thế nên phong tục "ăn cỗ gói mang về" dường như trở nên xa vời và dần biến mất, đặc biệt là đối với những bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở thành phố.
Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn việc tổ chức đám cưới ở các nhà hàng tiệc cưới để tiện lợi hơn cho đời sống bận rộn của mọi người. Ảnh: Thanh Niên
Mới đây, bạn Phạm Thế Ninh vừa đăng tải những bức ảnh về một bữa tàn tiệc dưới quê, khách khứa ra về tay xách nách mang khiến nhiều người thích thú. Cụ thể, theo phong tục ở quê Thế Ninh, khách đến ăn cỗ sẽ được chủ nhà gói một phần đồ ăn nhỏ để mang về, coi như là món quà mà gia chủ gửi gắm đến gia đình vì đã đến chung vui.
Hình ảnh bà con, cô bác ai nấy xách theo những túi đồ ăn nhỏ nhỏ rời khỏi tiệc cười khiến không ít bạn tỏ ra tò mò. Ảnh: Phạm Thế Ninh
Bà cụ hí hửng, vui vẻ khi đi ăn cổ còn có đồ ngon mang về cho con cháu ở nhà. Tấm ảnh này khiến nhiều người thích thú. Ảnh: Phạm Thế Ninh
Căn bếp gọn gàng gây bão mạng xã hội.
Trên thực tế, phong tục ăn cỗ gói mang về vốn dĩ đã tồn tại từ rất lâu và được xem như một nét văn hoá để giữ cái gọi là tình làng nghĩa xóm ở dưới quê. Tuy nhiên, vì sự phát triển của xã hội mà nét đẹp này dần biến mất, thậm chí nhiều người còn xem việc tổ chức tiệc tùng như một "bài toán kinh doanh", phải có lãi mới được.
Phải nói thật, những hình ảnh khách khứa đi ăn cỗ rồi gói phần mang về kiểu này không còn dễ gặp ở nước ta. Ảnh: Phạm Thế Ninh
Đối với người dân ở quê, đây là một món tình cảm nhỏ nhắn dành gửi đến những bà con, họ hàng xung quanh. Gọi là ăn để lấy cái thảo. cái thơm. Ảnh: Phạm Thế Ninh
Về phương diện kinh tế, việc gói đồ để khách mang về cũng là một cách hay để giải quyết đồ ăn, tránh lãng phí thức ăn vì đằng nào cũng chẳng ăn hết nổi. Ảnh: Phạm Thế Ninh
Ngay khi được đăng tải lên các diễn đàn mạng, những hình ảnh này đã thành công khơi gợi lại đoạn kí ức đẹp đẽ trong lòng các bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở các vùng quê. Nhiều người bày tỏ sự hoài niệm, mong muốn được trở về ngày tháng "một người đi ăn cỗ, cả nhà có ăn này".
Các bạn trẻ xem đây là một nét văn hoá đầy ý nghĩa và rất đáng để gìn giữ. Ảnh: Phạm Thế Ninh
Có bạn còn chia sẻ về truyền thống tốt đẹp này ở quê hương của họ, bạn thì nói rằng mình rất nhớ những ngày tháng được hóng mẹ đi ăn cỗ về kiểu này. Ảnh: Phạm Thế Ninh
"Mình thích thế này, đỡ phải lãng phí thức ăn", "cháu chắt ở nhà có cổ mang về thì vui lắm", "Không chỉ là để hàng xóm láng giềng thân thiết hơn đâu, đây còn là cách để chống lãng phí thức ăn đó"... Dân tình thi nhau khen ngợi. Ảnh: Phạm Thế Ninh
Miếng ăn không đáng là bao nhưng việc gửi tặng mỗi khách một ít mang về nhà thế này có thể giúp cho tình làng nghĩa xóm được thêm nồng đậm, phát huy được truyền thống chia ngọt sẻ bùi của cha ông ta. Đây quả thực là một nét văn hoá đáng quý và cần được gìn giữ.
Xem thêm nhiều bài viết hay, hấp dẫn tại Bestie!
XÓM "REPLY 1988" NGOÀI ĐỜI THỰC: CÓ GÌ NGON CŨNG CHO NHAU ĂN
Ông cha ta vẫn hay dạy "hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau" nên việc cùng nhau đùm bọc, che chở lẫn nhau chính là một điều đúng đắn. Tương tự như khu dân cư chuẩn "Reply 1988" đầy yên bình sau đây.
Theo đó, đây là một khu dân cư nhỏ ở TP.HCM, mọi người trong xóm có gì cũng chia nhau ăn, nửa đêm tối mịt còn qua gõ cửa hàng xóm để cho đồ ăn khiến nhiều người không khỏi thích thú.