Tình hình Nga-Ukraine: Ông Zelensky từng từ chối đề nghị của Thủ tướng Đức để tránh xung đột với Nga
Thủ tướng Đức Olaf Scholz hồi tháng 2 đã đề nghị Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky một cách giải quyết xung đột với Moscow bằng cách từ chối việc Kiev gia nhập NATO, nhưng nhà lãnh đạo Ukraine không muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình.
Theo Wall Street Journal, “Thủ tướng Scholz đã nỗ lực cuối cùng để giải quyết xung đột giữa Moscow và Kiev. Tại cuộc họp ở Munich hôm 19/2, ông nói với Tổng thống Zelensky rằng Ukraine nên từ bỏ nguyện vọng gia nhập NATO và tuyên bố trung lập như một phần của thỏa thuận an ninh châu Âu rộng lớn hơn giữa phương Tây và Nga. Thỏa thuận này sẽ được ký kết bởi ông Putin và ông Biden và sẽ cùng đảm bảo an ninh cho Ukraine”.
Tuy nhiên, ông Zelensky đã “trả đũa” bằng cách từ chối khả năng dàn xếp đàm phán, và nói rằng phần lớn cư dân của nước này bề ngoài ủng hộ việc gia nhập NATO.
“Phản ứng của ông Zelensky khiến các quan chức Đức lo ngại rằng cơ hội hòa bình đang mờ dần”, Wall Street Journal cho biết.
Ukraine chặn hơn 60 tàu nước ngoài
Người đứng đầu Trung tâm Kiểm soát quốc phòng Nga, Đại tá Mikhail Mizintsev cho biết, hơn 60 tàu nước ngoài vẫn bị chặn ở các cảng của Ukraine, họ không được phép rời khỏi bất chấp nguy cơ bị pháo kích và ngư lôi.
Ông Mizintsev nói: “Hơn 60 tàu nước ngoài tiếp tục bị chặn ở các cảng của Ukraine. Mối đe dọa pháo kích, nguy cơ mìn cao do chính quyền Kiev tạo ra trong nội thủy và lãnh hải không cho phép các tàu ra khơi an toàn”.
Ông Mizintsev cho biết, Lực lượng vũ trang Nga hàng ngày từ 08h00 đến 19h00 (theo giờ Moscow) mở hành lang nhân đạo theo hướng Tây Nam từ lãnh hải Ukraine với chiều dài 80 và rộng 3 hải lý. Thông tin về hoạt động của hành lang này được truyền đi hàng ngày 15 phút qua đài phát thanh quốc tế bằng tiếng Anh và tiếng Nga.
Ông Mizintsev cũng một lần nữa cảnh báo cộng đồng quốc tế về nguy cơ trôi dạt của các quả mìn do phía Ukraine đặt dọc theo bờ biển của các quốc gia trên Biển Đen.
“Chúng tôi kêu gọi Tổ chức Hàng hải Quốc tế và lãnh đạo các công ty tác động đến chính quyền Kiev để thực hiện các biện pháp nhằm ngăn chặn và đảm bảo an toàn cho việc ra vào của các tàu nước ngoài từ các cảng của Ukraine”, ông Mizintsev nói.
Anh sẽ gửi vũ khí đến Ukraine để bảo vệ Odessa
Times dẫn nguồn tin từ chính phủ Anh cho hay, các nhà chức trách Anh dự định gửi vũ khí đến Ukraine, bao gồm cả tên lửa chống hạm để bảo vệ Odessa trong trường hợp Lực lượng vũ trang Nga tấn công thành phố này.
“Người Ukraine đã yêu cầu trợ giúp về vũ khí sát thương cho khu vực Biển Đen. Chúng tôi có danh sách những thứ họ cần. Chúng tôi đang cố gắng cung cấp càng nhiều càng tốt”, một quan chức chính phủ cấp cao nói với Times.
Trong khi đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson lại trái ngược với các đồng nghiệp ở Đức và Pháp, những quốc gia từ chối gửi viện trợ quân sự cho đến khi xung đột thực sự nổ ra ở Bán đảo Crime.
Theo ấn phẩm này, những tên lửa chống hạm Harpoons, được sử dụng bởi Hải quân Hoàng gia Anh, tên lửa có cảm biến có thể nhắm mục tiêu vào các tàu đóng quân ngoài khơi Ukraine, cũng như để tiêu diệt đạn pháo đang bay tới.
Quân đội Nga vô hiệu hóa sân bay ở khu vực Poltava
Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Nga, cho biết quân đội Nga đã vô hiệu hóa sân bay quân sự Mirgorod ở khu vực Poltava, phá hủy một số trực thăng chiến đấu và một máy bay của Ukraine, cũng như các kho chứa nhiên liệu và máy bay.
“Sân bay quân sự Mirgorod ở khu vực Poltava đã bị ngừng hoạt động và một số trực thăng, một máy bay chiến đấu của Ukraine được tìm thấy trong các bãi đậu ngụy trang cũng như các kho chứa nhiên liệu và vũ khí hàng không đã bị phá hủy”, ông Konashenkov cho hay.
Ngoài ra, theo ông Konashenkov, các tên lửa phóng từ trên không có độ chính xác cao ở khu vực ga đường sắt Lozova và Pavlograd đã phá hủy xe bọc thép, đạn dược và thùng nhiên liệu, vốn được gửi đến để tiếp viện cho nhóm quân Ukraine ở Donbass.
Thanh Bình (lược dịch)
Tin Cùng Chuyên Mục
Tại sao OPEC+ tăng sản lượng dầu mỏ?
icon 0
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đối tác (OPEC+) trong cuộc họp cấp bộ trưởng mới đây đã quyết định tăng sản lượng khai thác dầu mỏ vào tháng 5/2022.
Ông Biden ‘ngủ gật’ trong buổi lễ vận hành tàu ngầm hạt nhân
icon 0
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây tại buổi lễ vận hành tàu ngầm hạt nhân đã gây sự chú ý trong một thời gian khi đứng nhắm mắt và không phản ứng với những gì đang xảy ra.
Hé lộ mức doanh thu dự kiến từ dầu khí của Nga năm 2022
icon 0
Bloomberg ước tính, bất chấp tình hình xung quanh Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga có thể kiếm được hơn 320 tỉ USD từ xuất khẩu dầu và khí đốt năm 2022.
Mỹ hủy kế hoạch thử nghiệm ICBM 'khủng' để tránh chọc giận Nga
icon 0
Từng hoãn phóng thử một lần để tránh căng thẳng hạt nhân với Nga, đến nay Mỹ quyết định hủy vụ thử ICBM Minuteman III cũng vì lý do tương tự.
Tình hình Nga-Ukraine: Ông Tập Cận Bình kêu gọi không ‘thổi phồng’ cuộc khủng hoảng Ukraine
icon 0
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi xem xét tình trạng phù hợp cho cuộc khủng hoảng Ukraine mà không có sự tham gia của tất cả các quốc gia trong đó.
XEM THÊM BÀI VIẾT