Tín dụng eo hẹp, đâu là giải pháp vay vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Nhu cầu vốn của các doanh nghiệp đang tăng cao trong giai đoạn kinh doanh cuối năm. Tuy nhiên, việc tiếp cận dòng vốn lại đang gặp khó khăn do hầu hết các ngân hàng đều cạn room tín dụng. Việc tiếp cận vốn ngân hàng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lại càng khó khăn hơn, bởi phần lớn không có tài sản đảm bảo.
Nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng cao
Trong báo cáo mới nhất, Ngân hàng Thế giới WB đã chỉ ra nền kinh tế Việt Nam đang trên lộ trình phục hồi sau hai năm tổn thương bởi dịch bệnh. GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 7,5% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023 khi các hoạt động kinh tế quay lại trạng thái hoàn toàn bình thường.
Trong bối cảnh vĩ mô có nhiều điểm tích cực, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp cũng có nhiều tiến triển tốt, tăng mạnh cả về quy mô và chất lượng. Nhiều doanh nghiệp đã thích ứng linh hoạt và lên kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh khiến cho nhu cầu về vốn tăng cao.
Ngoài ra, giá cả của nguyên vật liệu, kể cả chi phí vận hành cũng tăng chóng mặt. Do đó, nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp sẽ phải tăng lên tương ứng, ước tính tăng khoảng 50 - 60% so với trước đây. Ở thời điểm hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang "khát vốn" do cần chuẩn bị tích trữ nguyên vật liệu để đáp ứng các đơn hàng lễ, Tết.
ững khó khăn doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp phải khi đi vay vốn
Theo báo cáo "Cập nhật đánh giá quốc gia 2021", Ngân hàng Thế giới WB đưa ra nhận định các doanh nghiệp SME Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính thuộc nhóm cao nhất trong khu vực.
Kể từ cuối quý II năm 2022 đến nay, rất ít doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng do room tín dụng hạn chế. Phần lớn những trường hợp được ưu tiên vay thường là các doanh nghiệp có tài sản thế chấp và có sẵn quan hệ tín dụng với ngân hàng.
Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kế hoạch & Đầu tư cũng cho biết chỉ 25% doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn tín dụng chính thống. Phần còn lại sẽ tìm vay vốn từ các nguồn như bạn bè, gia đình hay những nguồn vay bên ngoài ngân hàng.
Cũng theo Cục Phát triển doanh nghiệp, việc tiếp cận nguồn vốn chính thống gặp khó vì năng lực tài chính của chủ doanh nghiệp chưa cao. Điều này được biểu hiện thông qua việc quản lý dòng tiền và sự minh bạch trong chứng từ, báo cáo tài chính. Đồng thời, đa số doanh nghiệp chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn của ngân hàng do liên quan đến tài sản thế chấp, phương án kinh doanh, lịch sử trả nợ và một số thủ tục vay vốn khác.
Theo báo cáo PCI năm 2021, 81% doanh nghiệp cho rằng vấn đề gây trở ngại nhất khi tiếp cận tín dụng là họ không thể vay vốn nếu không có tài sản đảm bảo. Những trở ngại phổ biến xếp thứ 2 và thứ 3 lần lượt là "thủ tục vay vốn phiền hà" (46%) và "ngân hàng áp dụng các điều kiện tiếp cận tín dụng bất lợi" (42%).
Trong khi kênh ngân hàng gặp trở ngại, doanh nghiệp phải tìm kiếm những nguồn cho vay khác. Đa phần chủ doanh nghiệp huy động vốn qua bạn bè, người thân (51%) và nguồn khác như huy động từ các cổ đông, bán tài sản của doanh nghiệp (18%). Đáng chú ý nhất là gần 4% doanh nghiệp chấp nhận đi vay từ "tín dụng đen."
Doanh nghiệp cần chủ động đa dạng nguồn vốn vay
Trước tình hình hiện tại, các doanh nghiệp nên tìm kiếm, mở rộng nguồn vốn vay theo những hình thức mới như vay tín chấp. Đây là hình thức vay vốn dựa trên uy tín và năng lực tài chính của doanh nghiệp với nhiều ưu điểm như: thủ tục đơn giản, tính linh hoạt chi trả, tốc độ giải ngân nhanh và đáp ứng nhu cầu cấp bách của doanh nghiệp kịp thời.
Đối với khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, quy mô vốn thấp, không có tài sản bảo đảm thì hình thức vay tín chấp sẽ là giải pháp lý tưởng nếu muốn mở rộng hoạt động kinh doanh. Hiện nay, nhiều ngân hàng đang triển khai các gói vay tín chấp phù hợp cho doanh nghiệp SME. Điển hình nhất là Chương trình vay vốn không cần tài sản đảm bảo của ngân hàng KBank và bePOS - Siêu App Quản lý bán hàng 4.0 được tin dùng bởi hơn 10,000 cửa hàng tại 10 quốc gia trên toàn thế giới.
Với mục tiêu mang đến những giải pháp chuyển đổi số và tối đa hóa năng lực kinh doanh cho doanh nghiệp, bePOS cùng KBank đã hợp tác triển khai gói vay tín chấp KBank Loan . Theo đó, doanh nghiệp có thể vay vốn siêu tốc với hạn mức lên đến 300 triệu đồng, nộp hồ sơ online 100%. Gói vay sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp SME tiếp cận nguồn vốn một cách nhanh chóng và hiệu quả, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ.
Song, dù tiếp cận nguồn vốn vay theo hình thức nào thì các doanh nghiệp SME cũng cần thực hiện quản trị tài chính và đảm bảo tính minh bạch. Đây chính là những điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn vay hơn, cũng như kiểm soát được hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
Ánh Dương