Tìm thấy “tủ lạnh” 2500 tuổi, công nghệ hiện đại không thể "nhái" được

Chia sẻ Facebook
03/07/2023 21:33:05

Dù được chế tạo cách đây khoảng 2.500 năm nhưng bảo vật này có cấu trúc và vẻ ngoài phức tạp đến mức công nghệ hiện đại không thể tạo ra phiên bản tương tự.

Vào năm 1978, cách thành phố Tùy Châu, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc) khoảng 2 km về phía tây bắc, các nhà khảo cổ đã tìm thấy vật thể lạ trong lăng mộ của Tăng Hầu Ất, một vị vua chư hầu của nhà Chu thời Chiến Quốc.

Vật thể kỳ lạ có hình vuông, với chiều dài, chiều rộng là 63 cm, chiều cao 63,2 cm và nặng tới 170 kg, được làm hoàn toàn bằng đồng.

Sau khi nghiên cứu, các chuyên gia cho rằng đây chính là một chiếc băng giám, món đồ được ví như chiếc tủ lạnh thời xưa, bởi nó được dùng để cất trữ, bảo quản đồ ăn trong những ngày hè oi bức.

Trên thực tế, trong sách "Chu Lễ" cũng có nhắc đến một đồ vật dùng để đựng thức ăn gọi là băng giám. Băng giám có thiết kế giống như một cái hộp, nhưng ở trong trống rỗng. Người xưa chỉ cần đổ nước vào và để thức ăn vào bên trong. Cách làm đơn giản này giúp thức ăn tươi ngon và không bị hư hỏng trong một khoảng thời gian

Theo các chuyên gia, chiếc băng giám được tìm thấy trong lăng mộ Tăng Hầu Ất có thiết kế gồm 2 phần chính. Cụ thể, phần bên ngoài của chiếc hộp bằng đồng này được gọi là Giám, phần bên trong gọi là Phẫu. Dụng cụ này trông như bộ phận trung gian ở bên trong nhưng được đặt cố định và không chạm đáy.

Chiếc băng giám này gồm có 2 phần chính là Giám và Phẫu.

Giữa Giám và Phẫu có một khoảng hở lớn. Các chuyên gia cho rằng, khoảng trống này chính là nơi có thể trữ đá lạnh, băng vào mùa hè, còn mùa đông thì giữ nước nóng. Người xưa có thể cho rượu, đồ ăn hoặc trái cây đặt vào trong Phẫu. Bằng cách này, đồ ăn có thể được hâm nóng, trái cây có thể được ướp lạnh…

Mặc dù có chức năng khá giống với tủ lạnh thời hiện đại, nhưng công nghệ ngày nay vẫn chưa có cách nào tạo ra phiên bản của chiếc băng giám, bảo vật 2.500 năm trong lăng mộ Tăng Hầu Ất.

Theo các chuyên gia, chiếc băng giám bằng đồng này được chế tác thủ công rất tinh xảo và tương đối phức tạp, rất khó có thể làm hàng giả, hàng nhái.

Xét về chức năng, nó có nhiều điểm tương đồng với các sản phẩm công nghệ hiện đại, thậm chí còn ra đời sớm hơn tủ lạnh tới hơn 2.000 năm. Điều này cũng là minh chứng cho thấy tài năng và trí tuệ của người Trung Quốc xưa.

Ngoài băng giám, người Trung Quốc xưa còn sáng tạo ra nhiều đồ vật khác để chống chọi với cái nóng của mùa hè.

Người xưa dùng nhiều loại giường cho mùa hè, trong đó thông dụng nhất là trường kỷ mây tre hoặc trường kỷ gỗ. Trường kỷ có hai loại: Trường kỷ dạng hộp và trường kỷ dạng khung.

Khu vực sản xuất chiếu trúc quan trọng nhất là ở Kỳ Châu, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Nơi đây có rất nhiều tre kỳ trúc, màu sắc tươi sáng, các dải tre nhẹ và mềm. Vì vậy chúng rất phù hợp để làm chiếu.


Nhiều nhà thơ ở hai thời Đường - Tống khi nhắc đến Kỳ Châu, họ đều ca ngợi chiếu trúc của nơi đây. Hàn Dũ từng nhận được chiếc chiếu trúc từ người bạn tốt của mình là Trịnh Quần, ánh vàng rực rỡ của chiếu làm ông mê mẩn, ngoài ra ông còn tán thưởng nó với gia đình .

Ngoài ra, còn có loại vật dụng tránh nóng làm bằng tre - Trúc phu nhân (gối ôm bằng tre rỗng). Nó được làm bằng các nan tre, hoặc một đoạn tre rỗng toàn bộ, xung quanh có đục lỗ để thông gió, tạo cảm giác mát mẻ khi sử dụng.

Sở dĩ người xưa đặt cho nó cái tên tao nhã là Trúc phu nhân có lẽ bởi nó giống như quý cô khi đi kèm với chăn ga gối đệm, đồng thời nó cũng tôn thêm chiếc ấm nước nóng sử dụng trong mùa đông.

Không có quạt điện, người xưa có quạt tròn. Quạt hương bồ là loại của quạt tròn, là một trong những kiểu quạt địa phương sớm nhất của Trung Quốc với lịch sử hàng nghìn năm. Chúng bắt nguồn từ thời Tiên Tần - Hán, phổ biến vào thời Đường - Tống, hầu hết chúng đều có dạng hình tròn nên được gọi là quạt tròn.

Ngoài ra quạt hương bồ còn có hình lục giác, bát giác, hình trống, hình lá chuối và các kiểu khác. Người dân thường sử dụng cành lá hương bồ hoặc sợi tre mỏng, cỏ măng tây để dệt, vừa rẻ lại vừa thiết thực.


Minh Hoa (t/h)

Chia sẻ Facebook