Tiêu tiền là một loại KIẾN THỨC cũng là một sự ĐẦU TƯ bài bản: Người thông minh tiêu tiền như thế nào?
Tiêu tiền là một loại KIẾN THỨC cũng là một sự ĐẦU TƯ bài bản: Người thông minh tiêu tiền như thế nào?
Bạn đã bao giờ mua "Thực phẩm sắp hết hạn" chưa?
Gần đây, thực phẩm hết hạn đang dần trở nên phổ biến và trở thành một phân khúc thị trường mới trong ngành bán lẻ tại Trung Quốc.
Thực phẩm sắp hết hạn là thực phẩm vẫn còn trong hạn sử dụng, thuộc phạm vi thực phẩm an toàn nhưng do hạn sử dụng sắp hết nên giá tương đối thấp.
Ông Wang Qiaoling, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Trùng Khánh, Trung Quốc, cho biết từ năm 2020, thực phẩm sắp hết hạn sử dụng dần dần được giới trẻ nước này ưa chuộng.
Bỏ ra một số tiền ít hơn, mua cùng một loại thực phẩm, theo đuổi hiệu suất chi phí cao, tất cả những điều này đang phản ánh quan niệm tiêu dùng ngày càng hợp lý của giới trẻ.
Còn bạn, trong hóa đơn tiêu dùng của bạn, có bao nhiêu là số tiền lãng phí được chi tiêu một cách tùy tiện, và bao nhiêu là giá trị gia tăng của cái gọi là "tiêu tiền nghĩa là đang kiếm tiền"?
Tiêu tiền một cách thông minh cũng khó như kiếm được nó".
Tiêu tiền là một loại kiến thức, nhưng cũng là một sự khôn ngoan.
Tác giả của cuốn sách nước ngoài có tên "Học cách tiêu tiền" đã từng làm việc cho nhiều ngân hàng, bà đề xuất rằng mọi người đều nên chia tiền của mình vào ba ví: tiêu dùng, đầu tư và đầu cơ.
Để chi tiêu khôn ngoan hơn, chúng ta phải nhận thức được sự khác biệt giữa ba loại tiền này và có cách tiêu tiền cho phù hợp.
Bạn có nhớ lần đầu tiên bạn mua một thứ gì đó bằng tiền của chính mình không?
Có thể đó là một cái kẹo, có thể là một cây kem, nhưng ngày hôm đó, có lẽ lần đầu tiên, bạn thực sự cảm thấy rằng chỉ cần bạn bỏ tiền ra, bạn sẽ có thể có được thứ gì đó mà thích, và rằng, thì ra, đây chính là hạnh phúc.
Càng lớn lên, bạn ngày càng mua nhiều thứ đắt tiền hơn và ngày càng tiêu nhiều tiền hơn.
Từ đồ ăn vặt, bánh kẹo, sách vở, văn phòng phẩm, quần áo hàng ngày, đến xe đạp, xe hơi, nhà cửa...
Sau khi kiếm được tiền, chúng ta không chỉ mua những thứ chúng ta muốn và những thứ chúng ta cần, mà còn có thể tiết kiệm tiền cho tương lai và đầu tư vào các sản phẩm tài chính để thu được nhiều lợi nhuận hơn.
Giá trị của tiền là gì?
Thời xa xưa, người ta bắt được con mồi ngày nào thì ngày đó phải tiêu thụ hết. Nhưng sau khi tiền xuất hiện, người ta có thể bán con mồi chưa ăn được của mình cho người khác và tích trữ tiền để mua thức ăn khi đói.
Có thể nói, tiền bạc khiến con người ta nhận thức được sự không chắc chắn của tương lai, đồng thời cũng cải thiện khả năng đối phó với sự bất trắc của con người.
Với tiền bạc, chúng ta đã phát triển từ logic "cố gắng sống tốt ngày hôm nay" thành "làm thế nào để sống cho tương lai và làm cho cuộc sống của chúng ta ổn định hơn và hạnh phúc hơn".
Chúng ta tiết kiệm tiền, trả lương hưu và mua bảo hiểm nhân thọ để đối phó với bất trắc.
Những người tận dụng tốt tiền sẽ không chỉ làm cho số tiền tương tự phát huy ra hiệu quả tốt nhất, mà còn không ngừng đầu tư vào bản thân và cho phép bản thân phát triển.
Trong thế giới tài chính, ví tiền được chia thành ba loại: tiêu dùng, đầu tư và đầu cơ.
Một phụ nữ đi làm ở độ tuổi 30 ghi lại các hóa đơn cuối tuần của cô ấy:
"Tôi đã quá mệt mỏi khi phải đi làm trong năm ngày liên tục. Tôi thức dậy lúc mười giờ vào cuối tuần và hơi đói. Tôi gọi một bữa sáng và cà phê trị giá 100 ngàn và thưởng thức nó một cách nhàn nhã; sau đó tôi đi học vào buổi chiều và học chăm chỉ trong hai giờ. Sau khi tan học, tôi ăn một bữa ăn 89 ngàn, trên đường về, chợt nhìn thấy quầy bán vé số ở vỉa hè, không nhịn được bỏ ra 60 ngàn mua vé số."
Vào ngày này, tài khoản tiền mặt của cô ấy giảm đi 249 ngàn, nhưng mỗi lần cô ấy tiêu tiền, giá trị đồng tiền mà cô ấy nắm giữ có giảm không?
Phân loại ví của cô ấy một chút, chúng ta sẽ thấy rằng tiền ăn trưa và tiền ăn tối là ví tiền tiêu dùng và tài sản được tiêu dùng để thỏa mãn mong muốn thông thường; học phí là ví đầu tư, và việc cải thiện giáo dục có thể giúp cô ấy tìm thấy một công việc được trả lương cao hơn; xổ số là một ví đầu cơ, nó có thể thu được lợi nhuận lớn hoặc có thể bị mất.
Thứ bạn mua bằng ví tiêu dùng có xứng đáng với số tiền bỏ ra hay không phụ thuộc vào mức độ hài lòng mà nó mang lại cho bạn;
Số tiền trong ví đầu tư có đáng để chi tiêu hay không phụ thuộc vào khả năng tạo ra nhiều giá trị tiền mặt hơn trong tương lai;
Việc sử dụng ví đầu cơ có đúng cách hay không còn phụ thuộc vào sự khan hiếm của những thứ đó.
Mỗi đồng tiền bạn chi tiêu hàng ngày, cho dù nó được sử dụng để tiêu dùng, đầu tư hay đầu cơ, đều xác định giá trị mà nó tạo ra.
Cùng là trả học phí cho các lớp học, nếu là để giết thời gian hoặc vì sở thích thì nên để nó trong ví tiêu dùng; nếu đó là nhu cầu nghề nghiệp, có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công việc, thì nên để vào ví đầu tư.
Một bà nội trợ thấy giá gốc của một chiếc áo là 200 ngàn nhưng nó được giảm chỉ còn 100 ngàn trong một khoảng thời gian giới hạn, cô ấy ngay lập tức bỏ nó vào giỏ mua sắm; Warren Buffett đã mua 1,02 tỷ đô la cổ phiếu Coca-Cola khi mỗi cổ phiếu trị giá 5,22 đô la.
Ví dụ đầu là dành cho ví tiêu dùng, ví dụ sau là dành cho ví đầu tư.
Mặc dù số tiền họ tiêu là khác nhau, nhưng họ đều cảm thấy rằng mình tiêu tiền nhưng được lợi, quá trình ra quyết định đằng sau cũng là như nhau, tức là họ cũng tin rằng giá trị của sản phẩm cao hơn số tiền họ phải vì vậy nó đáng để mua.
Tiền bạc là kết quả mà chúng ta đánh đổi thời gian, sức lực, kinh nghiệm và nỗ lực không ngừng để đổi lấy. Cùng là một đồng tiền, những lựa chọn khác nhau, cũng sẽ mang lại những mức độ hạnh phúc khác nhau.
Elizabeth Dunn, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Columbia, đã từng thực hiện một cuộc khảo sát và phát hiện ra rằng 57% người tin rằng có "cảm giác trải nghiệm" hạnh phúc hơn là mua một món đồ vật chất.
Trái ngược với những gì hầu hết suy nghĩ của mọi người, cho dù bản thân trải nghiệm có thú vị hay không, độ dài của trải nghiệm ra sao, nó cũng không ảnh hưởng đến mức độ hạnh phúc của trải nghiệm.
Ví dụ, bạn cùng gia đình đi du lịch, gặp thời tiết xấu và tắc đường, lúc này bạn sẽ cảm thấy rất hối hận, nghĩ rằng đáng lẽ bạn nên ở nhà và lướt điện thoại di động, ăn một cái gì đó ngon, bạn nghĩ rằng mình bỏ tiền ra mua cái khổ vào người.
Nhưng hãy kéo thời gian về một phạm vi xa hơn, một năm, ba năm, thậm chí mười năm sau, cảm giác than thở và tiếc nuối này sẽ được thay thế bằng những kỷ niệm đẹp.
Những trải nghiệm tưởng chừng không thú vị đó rồi cũng sẽ trở thành những kỷ niệm độc nhất vô nhị.
Tôi từng đọc qua một bài viết với tiêu đề là: Số tiền đáng nhất bạn đã tiêu trong năm qua là gì?
Có người đã bỏ ra gần 4 triệu để mua một chiếc máy tạo độ ẩm, có thể chứa 4L nước, tốc độ tạo ẩm nhanh, độ ẩm trong phòng đã tăng lên 50. Mỗi ngày tỉnh dậy cổ họng không bị khô và da cũng đẹp hơn, cô ấy nói mình hối hận vì đã không mua nó sớm hơn.
Có người bỏ ra số tiền rất lớn để mua đồ tập thể dục, với tâm lý bỏ tiền ra rồi thì phải dùng, anh ấy kiên trì sử dụng và tập luyện mỗi ngày. Vài tháng trôi qua, anh ấy đã giảm hơn 5kg...
Cho dù là đồ vật hay trải nghiệm, tiêu dùng, đầu tư hay đầu cơ, thì số tiền đáng bỏ ra nhất phải là thứ khiến bạn trở nên tốt hơn.
Khoản đầu tư đáng giá nhất luôn là khoản đầu tư vào chính bản thân.
Giá trị của đồng tiền nằm ở việc duy trì sức khỏe tốt, nâng cao năng lực cá nhân, giúp bản thân có khả năng tạo ra dòng tiền và tận hưởng cuộc sống lâu dài hơn.