Tiết kiệm hơn 170 triệu đồng sau 4 năm đại học chỉ ăn cơm ký túc, mặc đồ si, không mua sắm
Ý thức được tầm quan trọng của tiết kiệm và biết cách để tiết kiệm cũng là một tài năng tuyệt vời!
Khi thấy chủ đề tiết kiệm, tôi không khỏi nghĩ đến một người bạn cùng phòng đại học đã nhiều năm không liên lạc, tạm gọi cô ấy là Y. Y là người tiết kiệm nhất mà tôi từng thấy, và rất có thể cũng là người tiết kiệm nhất mà tôi sẽ gặp trong đời.
Thực lòng mà nói, tôi nghĩ việc tiết kiệm tiền của thế hệ lớn tuổi như ông bà, thậm chí bố mẹ là điều bình thường, họ đều trải qua thời đại khan hiếm vật chất và đều xuất thân từ nghèo khó. Nhưng sự tiết kiệm của người bạn cùng phòng này đã thực sự làm mới nhận thức của tôi, và tôi ngưỡng mộ cô ấy với tất cả trái tim mình. Có người vì hoàn cảnh gia đình khó khăn mà phải tiết kiệm, nhưng Y lại tiết kiệm vì đam mê, hoài bão bởi gia đình cô ấy vẫn chu cấp đầy đủ tiền sinh hoạt phí một cách đều đặn.
Chúng tôi học đại học hơn mười năm trước. Vào thời điểm đó, sinh hoạt phí trung bình hàng tháng của các bạn cùng lớp xung quanh tôi là 400 - 1000 tệ (khoảng 1.3 - 3.4 triệu). Gia đình Y luôn gửi cho cô ấy 500 tệ (khoảng 1.7 triệu) mỗi tháng. Cô ấy cũng có người yêu, anh ta đã đi làm và thường xuyên gửi cho cô ấy 500 tệ làm tiền tiêu vặt mỗi tháng. Cô ấy cũng học rất giỏi, trong 4 năm học, cô ấy liên tục xin được học bổng với mức khoảng 3000 tệ/ năm (khoảng 10 triệu). Tính ra, mỗi tháng cô ấy có khoảng 1.000 tệ/ tháng để làm chi phí sinh hoạt.
Vậy, Y đã tiết kiệm như thế nào?
Đầu tiên là khoản mua vật dụng sinh hoạt trong cuộc sống đại học bình thường. Khi mới chuyển vào ký túc xá của trường đại học, chúng tôi đều sẽ mua một bộ đồ dùng cần thiết hàng ngày bao gồm bộ chiếu, đệm, ga, gối, quạt, chậu nhựa, bát, đũa, thìa, cốc…. Con gái mà, hầu hết chúng tôi đều lựa chọn những món có hoạ tiết, hình dáng đáng yêu cho nên giá cả sẽ hơi mắc hơn bình thường một chút. Năm sau lại sắm nhiều hơn năm cũ một chút. Tóm lại, trong 4 năm ở ký túc xá đại học, chúng tôi thường đổi mới vật dụng cá nhân của mình mỗi khi nhìn thấy giá cả hợp lý.
Nhưng trong 4 năm đại học, ngoại trừ một chiếc đèn bàn có giá 20 tệ (khoảng 20 ngàn) và một chiếc gương tròn nhỏ có giá 2 tệ (khoảng 7 ngàn), tôi không thấy Y mua thêm một món gì khác. Khi chúng tôi hỏi tại sao không đổi ga trải giường, vỏ gối hay những vật dụng khác như đũa, thìa… thì cô ấy liền trả lời rằng: “Đằng nào hết đại học cũng chẳng dùng lại nữa, nên không muốn tốn nhiều tiền cho những thứ chắc chắn sẽ vứt đi.“
Nếu trên giường của chúng tôi đầy rẫy những con búp bê, gấu ôm hay đồ ăn vặt thì trên giường Y ngoại trừ chiếc gối nhỏ, một cái chăn mỏng thì toàn sách là sách. Đồ dưỡng da, mỹ phẩm gì cũng chả có, Y thậm chí còn không dùng sữa rửa mặt. Cô ấy chỉ mua dầu gội và dùng một miếng bánh xà phòng để dùng cho toàn thân.
“Hàng second hand thôi"
"Bất cứ khi nào tôi cảm thấy mình không có quần áo để mặc, tôi tự hỏi bản thân mình, tôi đã mặc gì vào thời điểm này năm ngoái? Tôi chưa bao giờ vứt bỏ quần áo của mình. Tôi đã mặc chúng vào năm ngoái, nó cũng chẳng hư hại gì. Vậy thì mặc tiếp thôi!”
Thứ ba, về cách ăn uống. Cô ấy ăn uống rất đều đặn. Bữa sáng luôn là hai cái bánh bao, trưa thì Y thường ăn ở ký túc xá. Đến bữa tối, nếu như bận quá thì cô ấy sẽ về phòng nấu hai gói mì tôm. Tiền ăn ở căng tin hàng tháng là 50 tệ (khoảng 170 ngàn) đối với nữ sinh và 70 tệ (khoảng 240 ngàn) đối với nam sinh. Ngoại trừ các món đắt tiền được chế biến từ thịt bò hoặc sườn heo, thì còn lại đều sẽ có giá dao động từ 1 - 4 tệ (khoảng 3 - 14 ngàn). Tính ra tiền ăn của cô ấy cũng chỉ khoảng 80 tệ/ tháng (khoảng 270 ngàn) mà thôi.
Cộng hết tất cả các khoản như ăn uống, đi lại, tiền điện nước… thì tiền sinh hoạt phí của Y hàng tháng sẽ giao động khoảng 200 tệ (khoảng 700 ngàn). Bởi có lần, tôi đã nghe cô ấy thốt lên với bạn trai: “Trời ơi, tháng này em tiêu hơn 200 rồi!”
Chi phí sinh hoạt mỗi tháng cô ấy được chu cấp là khoảng 1000 tệ, cô ấy chỉ tiêu khoảng 200 tệ. Bạn có thể tự hỏi cô ấy đã làm gì với số tiền còn lại? Cô ấy đã tiết kiệm! Cô ấy còn cho tôi xem cuốn sổ ghi lại những mục đã chi, dự định số tiền tiết kiệm sẽ có thể làm gì. Tôi đoán rằng vào thời điểm cô ấy tốt nghiệp đại học, cô ấy đã tiết kiệm được ít nhất 50.000 tệ (khoảng 170 triệu), điều này thực sự đáng kinh ngạc!